“Ưu ái” người nhà trong GPMB, nhiều cán bộ bị truy tố hình sự
Mới đây, VKSND TP Hà Nội đã hoàn tất cáo trạng truy tố 8 bị can có sai phạm trong quá trình thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng ( GPMB) tại dự án Tây Hồ Tây (Hà Nội). Tổng thiệt hại được xác định trong vụ án là gần 27 tỷ đồng, mới chỉ thu hồi được 576 triệu đồng.
Truy tố 8 cán bộ vì “ưu ái” người nhà
Cáo trạng của VKSND TP Hà Nội xác định, 3 bị can: Nguyễn Hữu Khiêm (SN 1967, nguyên Chủ tịch UBND xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm – nay là quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Nguyễn Thị Xuân Hương (SN 1979, nguyên cán bộ địa chính UBND xã Xuân Đỉnh), Nguyễn Thị Gấm (SN 1962, nguyên Chủ nhiệm Hợp tác xã Xuân Đỉnh) bị Viện Kiểm sát truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại Khoản 3, Điều 281 – BLHS năm 1999.
Đối với các bị can còn lại gồm: Nguyễn Minh Công (SN 1959, nguyên cán bộ Phòng TN&MT huyện Từ Liêm), Lục Văn Cường (SN 1963, nguyên Phó Trưởng phòng GPMB, Trung tâm phát triển quỹ đất TP. Hà Nội), Nguyễn Tuấn Anh (SN 1978, nguyên cán bộ Phòng GPMB, Trung tâm phát triển quỹ đất TP. Hà Nội), Hoàng Minh Đức (SN 1980, nguyên cán bộ Ban bồi thường GPMB huyện Từ Liêm), Vũ Quý Dương (SN 1967, nguyên Phó Trưởng phòng TN&MT huyện Từ Liêm), bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định định tại Khoản 2, Điều 285 -BLHS năm 1999.
Theo cáo trạng, trong quá trình thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư, GPMB dự án Tây Hồ Tây, bị can Nguyễn Hữu Khiêm, Nguyễn Thị Xuân Hương và Nguyễn Thị Gấm dù biết UBND TP Hà Nội đã có quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án Tây Hồ Tây nhưng vẫn thực hiện điều chuyển đất nông nghiệp cho 29 hộ trên địa bàn để được nhận tiền bồi thường.
Đền bù sai đối tượng, thiệt hại gần 27 tỷ đồng tại dự án Tây Hồ Tây.
Cụ thể, từ tháng 6.2010 đến tháng 11.2010, có 29 hộ nằm trong dự án có diện tích đất thừa (theo tiêu chuẩn mỗi khẩu được 525m2) đến Tổ công tác xã Xuân Đỉnh để kê khai diện tích đất bị thu hồi.
Tại đây, khi được các cán bộ giải thích với số diện tích đất thừa nếu kê khai sẽ không được bồi thường hỗ trợ mà phải trả lại cho UBND xã hoặc điều chuyển cho hộ thiếu đất, 29 hộ này đã tự điều chuyển cho 29 hộ thiếu đất (hộ nhận đất), tổng diện tích điều chuyển là 5.344m2.
Video đang HOT
Sau đó, đơn xin điều chuyển đất và lập bảng kê khai chi tiết là đất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64/CP bị thu hồi để được bồi thường hỗ trợ của 29 hộ thiếu đất được Khiêm, Hương, Gấm ký xác nhận.
Ngoài ra, phiếu xác nhận nguồn gốc đất và xác nhận về nhân hộ khẩu của 29 hộ nhận đất cũng được cán bộ xã Xuân Đỉnh hoàn thiện nốt mà không cần xác minh.
Đáng chú ý, trong số 29 hộ nhận đất được Khiêm ký xác nhận về nhân hộ khẩu có đất thuộc phạm vi xây dựng dự án, cáo trạng nêu rõ có 2 hộ là người nhà của Khiêm, 2 hộ là người nhà của Gấm và 1 hộ là người nhà của Hương.
Cũng tại thời điểm trên, có 11 hộ gia đình kê khai 4.929 m2 đất mương, đường giao thông do UBND xã Xuân Đỉnh quản lý là đất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64/CP để được bồi thường hỗ trợ.
Dù biết 11 hộ gia đình này (trong đó có 1 hộ là mẹ vợ Khiêm) kê khai như vậy để được nhận bồi thường hỗ trợ là trái pháp luật nhưng Khiêm vẫn chỉ đạo và cùng Hương, Gấm ký xác nhận vào Biên bản điều tra xác minh.
Đồng thời, Khiêm, Hương ký xác nhận vào Phiếu xác nhận nguồn gốc đất của 11 hộ kê khai đất mương, đường giao thông là đất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64/CP, nằm trong chỉ giới thu hồi để thực hiện dự án Tây Hồ Tây.
Gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng
Tại cáo trạng, cơ quan công tố xác định, Hoàng Minh Đức, Nguyễn Công Minh, Lục Văn Cường, Nguyễn Tuấn Anh, Vũ Quý Dương là các cán bộ có liên quan trong công tác thực hiện bồi thường GPMB, hỗ trợ đền bù cho các hộ dân nằm trong dự án Tây Hồ Tây nhưng không đi thực địa để kiểm tra, xác minh nguồn gốc đất.
Cụ thể, đối với việc xác định nguồn gốc đất của 29 hộ nhận đất để lập phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư, 5 bị can này đã không đến thực địa để xác minh hiện trạng đất nhưng vẫn ký vào biên bản điều tra, xác minh và các tài liệu liên quan.
Hậu quả, 29 hộ nhận đất đã được nhận tiền bồi thường hỗ trợ sai quy định gần 21 tỷ đồng, mới thu hồi được hơn 576 triệu đồng, số tiền gây thiệt hại cho Nhà nước là 20,4 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Hoàng Minh Đức, Nguyễn Công Minh, Lục Văn Cường, Nguyễn Tuấn Anh, Vũ Quý Dương cũng không đi thực địa để xác minh hiện trạng đất nhưng vẫn ký vào Biên bản điều tra, xác minh và các tài liệu liên quan đến việc xác định nguồn gốc đất của 11 hộ kê khai 4.929 m2 đất mương, đường giao thông do UBND xã Xuân Đỉnh quản lý là đất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64/CP để lập phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư.
Hành vi này của các bị can đã gây hậu quả bồi thường hỗ trợ sai quy định cho 11 hộ gia đình nêu trên, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 6 tỷ đồng.
VKSND TP. Hà Nội xác định, tổng thiệt hại trong vụ án là gần 27 tỷ đồng. Hiện, Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP Hà Nội mới chỉ thu hồi được hơn 576 triệu đồng, số tiền hiện chưa còn thu hồi được là 26,3 tỷ đồng.
Theo Danviet
Truy tố nhóm bị can nổ súng ở một khách sạn tại Hà Nội
Cách đây gần 2 năm, nhóm này gây ra vụ nổ súng ở khách sạn tại Hà Nội làm 1 người tử vong.
Nguyễn Vinh Long bị bắt vào tháng 11.2016. Ảnh ANTĐ
VKSND TP Hà Nội đã hoàn tất cáo trạng truy tố Nguyễn Vinh Long (tức Long ma, 39 tuổi, trú quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và 8 bị can về các tội: Giết người; Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng; Chống người thi hành công vụ; Tàng trữ trái phép chất ma túy; Không tố giác tội phạm và Che giấu tội phạm.
Gần 2 năm trước, Long cùng nhóm bị can trên, trong đó có Nguyễn Xuân Trường (30 tuổi, trú huyện Thường Tín) và Nguyễn Văn Thắng (36 tuổi, ở quận Đống Đa) gây ra vụ nổ súng AK tại khách sạn Nam Cường (quận Cầu Giấy) khiến một nhân viên lễ tân tử vong.
Theo đó, khoảng 0 giờ ngày 20.10.2016, Trường bảo Vũ Đình Duy (SN 1997, trú tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) ra đường Trần Duy Hưng (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) để mua xôi. Tại đây, Duy bị Phạm Văn Dương (SN 1994, trú tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội) cùng một đối tượng khác xông vào đánh vì cho rằng Duy nhìn đểu. Một mình không thể đánh lại, Duy bỏ chạy và gọi điện cho Trường đến "ứng cứu".
Thấy vậy, nhóm của Dương cũng gọi đồng bọn đến hỗ trợ. Trường xông vào đánh nhau với nhóm của Dương. Song, do yếu thế, Trường phải bỏ chạy.
Sau khi sự việc xảy ra, Trường kể lại việc bị nhóm của Dương đánh cho nhóm bạn trong đó có Nguyễn Vinh Long (tức Long "ma") biết và rủ đi giải quyết mâu thuẫn.
Nghi ngờ nhóm của Dương đến tìm mình để thanh toán, Trường rủ Long "ma" cùng bạn hẹn nhóm Dương giải quyết mâu thuẫn. Long "ma" gọi điện cho đồng bọn bảo mang theo "đồ" gồm hai khẩu súng AK47, súng ngắn, dao kiếm... đến phố Nguyễn Thị Định.
Tại đây, nhóm người này thấy anh Vũ Văn Hải đang dừng xe chờ bạn tại đầu ngõ. Do tưởng anh Hải là người của nhóm Dương nên Long "ma" giơ súng AK lên bắn nhiều phát đạn về phía anh Hải đang đứng. Anh Hải sợ nên phóng xe máy bỏ chạy.
Tiếp tục đuổi theo vào cửa Khách sạn Nam Cường 2 (tại ngõ 23 phố Nguyễn Thị Định), Long "ma" dùng súng AK bắn 4 - 5 viên đạn vào trong quầy lễ tân, làm anh Lường Văn Luyện (nhân viên lễ tân khách sạn) trúng đạn tử vong ngay tại chỗ. Ngoài ra, một người dân ở gần hiện trường cũng bị mảnh đạn văng vào người bị thương tích tổn hại sức khỏe 13%.
Theo cáo trạng, trước đó Long "ma" còn có hành vi sử dụng khẩu súng ngắn loại K54 đánh nhân viên an ninh quán Bar Ultra Musik (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Chưa dừng lại, đối tượng này còn rút súng bắn liên tiếp xuống đường để đe dọa cán bộ Công an phường Cửa Nam.
Khám xét nơi ở của băng giang hồ này, cảnh sát thu giữ súng ngắn, 2 súng AK, một súng bắn tên, 2 mìn tự tạo, 6 viên đạn các loại, gần 2 gam ma túy đá, 6 viên "thuốc lắc".
CAO NGUYÊN
Theo LAODONG
Hà Nội: Nổ súng giữa nhà vợ, ra tòa nhất định chui gầm bàn Nổ súng bắn cả nhà vợ, ra đến tòa, Nguyễn Anh Tuấn có những hành động vô cùng kỳ quặc... Ngày 30/5, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Anh Tuấn (SN 1978, ở Thanh Xuân, Hà Nội) ra xét xử tội Giết người . Theo cáo trạng, Tuấn và vợ là chị Lê Thị H. (SN 1978) kết hôn năm 2001...