USD tăng bằng Euro: 15 năm có 1, điều đáng sợ phía trước
Với những biến động chưa từng có, bất ngờ nối tiếp bất ngờ, thị trường tài chính thế giới năm 2016 ghi nhận cơ hội lịch sử để đồng USD của Mỹ tăng giá bứt phá lên mức ngang bằng với đồng euro. Tuy nhiên, xu hướng này tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Lịch sử sắp lặp lại.
Hàng loạt diễn biến bất ngờ cùng với những chính sách tiền tệ trái chiều giữa Mỹ và châu Âu đang mở ra cơ hội chưa từng có để đồng USD ngang giá với đồng Euro.
Cơ hội lịch sử
Giữa tháng 12/2016, lần đầu tiên trong xu hướng tăng giá 8 năm vừa qua, đồng USD đã có cơ hội tiến sát tới ngưỡng kỳ vọng từ lâu: Ngang giá với euro. Người du lịch Mỹ sắp có thể sang châu Âu và đổi tiền với tỷ lệ 1 USD đổi 1 euro, thay vì 1 euro đổi 1,4 USD đầu 2014, hay 1 euro đổi 1,6 USD hồi giữa 2008.
Cơ hội trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết khi mà tỷ giá USD/Euro vượt qua được đỉnh cách đây 2 năm, xác lập một đợt tăng giá mới với đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ và đỉnh cao mới có thể còn được xác lập trong năm 2017 với giá trị đồng USD ở mức cao hơn so với Euro. Và nếu đúng như vậy, đây sẽ là lần thứ hai kể năm 2002, đồng USD có được một sức mạnh như vậy.
USD tăng mạnh so với Euro.
Xu hướng tăng giá của đồng USD được xác lập từ giữa năm 2008, khi mà cả thế giới chìm trong cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ nhưng nền kinh tế Mỹ sau đó đã trụ vững và hồi phục sớm nhất.
Từ mức đáy 1 USD chỉ đổi được 0,6254 Euro (1 Euro đổi 1,6 USD) hồi giữa 2008, đồng bạc xanh đã ghi nhận đợt hồi phục thứ nhất lên mức 1 USD đổi 0,8 Euro vào cuối năm 2008. Đợt sóng thứ 2 giữa 2010 kéo USD lên mức đổi được 0,84 Euro. Con sóng thứ 3 hồi đầu 2015 giúp USD lên gần 0,95 Euro.
Và lần này, cơn bão nước Anh chọn rời EU ( Brexit), khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại Italia, và đặc biệt chiến thắng của ông Donald Trump, đã kéo đồng USD vượt đỉnh cũ ghi nhận hồi đầu 2015 và vượt lên trên mức 1 Euro đổi 0,96 USD.
Người dân Mỹ được cho là đối tượng hưởng lợi. Họ có thể sang du lịch châu Âu với mức chi phí rẻ nhất trong 14 năm, trong khi giá trị cổ phiếu của người Mỹ không ngừng gia tăng với các chỉ số chứng khoán liên tục lập đỉnh cao mọi thời đại và dòng tiền đang ồ ạt chảy về Mỹ.
Video đang HOT
Hàng loạt dự báo cho thấy, việc USD ngang giá với Euro chỉ còn là “vấn đề thời gian” và điều này sẽ xảy ra trong vòng 12 tháng tới. Dòng tiền ồ ạt chảy ra khỏi châu Âu với mức độ “chưa từng có”, lãi suất Mỹ vẫn trong lộ trình tăng và chương trình nới lỏng tiền tệ kéo dài của EU,… sẽ đẩy Euro xuống ngang bằng với USD.
Theo lý thuyết, đồng USD mạnh lên sẽ khiến hàng hóa Âu Á rẻ hơn với người Mỹ, xuất khẩu các nước sang Mỹ sẽ tăng lên. Tuy nhiên, đây là điều mà nhiều chuyên gia nghi ngờ khi mà ông Donald Trump cầm quyền. Bên cạnh đó, hàng loạt những rủi ro đang đặt ra đối với các nước, trong đó có Việt Nam.
Đồng USD có thể sắp ngang giá với Euro.
2017: Thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất ổn
Không chỉ Euro, phần lớn các đồng tiền trên thế giới giảm mạnh so với USD. Nếu đồng Euro giảm tới 9% so USD kể từ khi ông Trump đắc cử, thì rổ 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) cũng đã giảm khoảng 5% so với đồng bạc xanh.
Trong khi USD lên mức cao nhất 13-14 năm so Euro thì USD cũng lên mức cao nhất 8 năm so với đồng NDT của Trung Quốc. Đồng rupee của Ấn Độ cũng tụt giảm và xuống mức thấp trong nhiều năm. Tiền Venezuela mất giá phi mã và nước này phải đổi tiền. Đồng ringgit của Malaysia cũng đã xuống mức thấp nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998,….
Với châu Âu, điều mà các quan chức khu vực này lo ngại là xuất khẩu của EU sẽ không thu được nhiều lợi ích khi Euro suy giảm trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, trong khi đó dòng vốn đang tháo chạy ở mức cao kỷ lục. Kinh tế khu vực vốn hồi phục chậm chạp sẽ trở nên tăm tối hơn, nhất là sau sự kiện Brexit và sự tháo chạy của dòng vốn ngoại. Hơn thế, nhiều nước EU có ngân sách vẫn nằm trong vùng nguy hiểm và khu vực này đang cần một cuộc cải tổ lớn.
Nếu nền kinh tế châu Âu già nua chậm chạp thì các nền kinh tế mới nổi cũng phải đối mặt với những cú sốc lớn sau một thời gian tăng trưởng nóng và tác động tiêu cực của một đồng USD mạnh.
Thêm một lần nữa, cả thế giới lại nín thở chờ xem các giải pháp quản lý tiền tệ của Trung Quốc năm 2017.
Nhiều nước có khối nợ lớn bằng đồng USD.
Năm 2016, Trung Quốc đã chứng kiến dự trữ ngoại hối tụt giảm kỷ lục, xuống mức thấp nhất kể từ giữa 2011.
Bất chấp nỗ lực của Bắc Kinh, dòng vốn đang chảy ra khỏi Trung Quốc với giá trị chưa từng có. Thâm hụt cán cân thanh toán hết quý 3 lên tới hàng trăm tỷ USD. Để chặn đà suy giảm tăng trưởng, việc kiềm chế NDT lao dốc là điều buộc phải làm nhưng vô cùng khó khăn.
Đồng USD được dự báo có thể còn tăng giá nhờ vào chính sách “bình thường hóa” lãi suất của Mỹ với khả năng 3 lần tăng nữa trong 2017 và 2 lần trong năm 2018.
Với vị thế trung tâm của hệ thống tài chính thế giới, một đồng USD mạnh lên tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn cho thế giới. Khối nợ khổng lồ bằng đồng USD (vốn tăng vọt sau một thời kỳ USD lãi suất thấp kéo dài chục năm qua) của nhiều nước cũng sẽ phình ra và là gánh nặng đối với nhiều chính phủ. Chi phí vay bằng đồng USD cũng sẽ tăng lên.
Theo Societe Genegale, tổng dư nợ bằng đồng USD đối với các đối tượng phi ngân hàng ngoài Mỹ đã tăng gấp hơn 2 lần trong vòng 10 năm qua, lên gần 10 ngàn tỷ USD. Lãi suất tăng lên và đồng USD mạnh hơn sẽ khiến cho khả năng trả nợ thấp đi.
Trong nước, tỷ giá USD/VND ổn định trong phần lớn thời gian, chỉ bất ngờ tăng nhanh trên thị trường tự do hồi cuối tháng 8 với giá chợ đen ngày 25/8 lên tới 22.950 đồng/USD. Kể từ giữa tháng 11, sau khi ông Trump thắng cử, USD cũng đã tăng nhanh, tỷ giá ngân hàng cũng lên tới 22.770 đồng/USD. Năm 2015, vật vã vì USD, dân Việt đã lãnh cú sốc thế giới phẳng. Năm 2016, tình hình ổn định hơn nhưng tỷ giá vẫn chịu áp lực từ một đồng USD trên thế giới mạnh.
Theo_VietNamNet
Có nên thiết lập lại chính sách USD?
Một trong những mục tiêu giảm lãi suất huy động ngoại tệ về 0% của NHNN nhằm hạn chế tiền gửi bằng ngoại tệ, giảm đô la hóa nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tế lại xuất hiện một nghịch lý hệ thống các NHTM tại TPHCM nửa đầu năm 2016 huy động bằng ngoại tệ vẫn tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.
Không lãi suất huy động ngoại tệ vẫn tăng
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, huy động vốn cả nước của các TCTD tăng 8,23% trong 6 tháng đầu năm, cao hơn mức 4,58% của cùng kỳ năm trước. Đáng lưu ý, huy động ngoại tệ ở các thành phố lớn vẫn duy trì đà tăng trưởng khả quan. Cụ thể, vốn huy động của các NHTMCP tại TPHCM chiếm 54,8% tổng vốn huy động, tăng 18,1% so cùng kỳ; Trong đó vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 13,7% và tăng 9,1% so cùng kỳ. Mặc dù chính sách lãi suất 0% áp dụng cho các khoản gửi USD của tổ chức và cá nhân được áp dụng từ cuối năm 2015, nhưng người dân và doanh nghiệp vẫn tích cực gửi USD vào NH. Điều này cho thấy tâm lý người dân vẫn e ngại rủi ro tỷ giá và họ chấp nhận giữ lại ngoại tệ không lãi suất.
Chính sách lãi suất huy động USD bằng 0% hiện nay đang đặt ra 2 vấn đề. Thứ nhất, Thông tư 07 của NHNN cho phép các NH cho vay ngoại tệ trở lại, theo đó NH có thể lấy lời với lãi suất trên 2%/năm, trong khi tổ chức và cá nhân gửi vào lại không được trả đồng lãi suất nào là điều không hợp lý. Bên cạnh đó, nếu tăng cho vay USD cũng phải tăng huy động. Do đó NHNN phải xem xét thiết lập lại chính sách lãi suất cho USD. Thứ hai, trong khi cho vay phải có kỳ hạn, còn tiền gửi 0% được xem như vãng lai, không kỳ hạn. Như vậy điều này có thể tạo ra rủi ro về kỳ hạn cho các NH. TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính NH
Trong khi huy động ngoại tệ tăng, dư nợ cho vay bằng ngoại tệ lại giảm mạnh. Cụ thể tính đến cuối tháng 6, dư nợ bằng ngoại tệ đạt 127,9 ngàn tỷ đồng, chiếm 9,8% tổng dư nợ, giảm 23% so với cùng kỳ. Hoạt động cho vay ngoại tệ sụt giảm trong nửa đầu năm có thể chịu ảnh hưởng bởi Thông tư 24 về việc siết lại hoạt động cho vay ngoại tệ nhằm giảm tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, đồng thời bớt áp lực tỷ giá trong trung hạn. Tuy nhiên, Thông tư 07 mới đây đã cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu được trở lại vay vốn bằng ngoại tệ và quy định này được thực hiện đến hết ngày 31-12-2016. Với việc mở lại cho vay USD, dự báo dư nợ ngoại tệ những tháng tới có thể tăng mạnh.
Để chuẩn bị cho xu hướng này, các NH đã tăng cho vay ngoại tệ, chẳng hạn Sacombank cho vay đa ngoại tệ ngoài USD như EUR, AUD, bảng Anh (GBP), frank Thụy Sĩ (CHF), yen Nhật (JPY), đô la Singapore (SGD), đô la Canada (CAD), baht Thái (THB)... Sacombank cho rằng đa dạng ngoại tệ cho vay giúp doanh nghiệp có thêm nhiều lựa chọn nhằm bổ sung vốn kinh doanh cho hoạt động xuất nhập khẩu, qua đó giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro biến động tỷ giá, tiết giảm chi phí trong thanh toán và chủ động chọn đồng tiền thanh toán có lợi khi ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu.
Theo TS. Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch HĐQT LienVietPostbank, khi mở lại cho vay ngoại tệ, tín dụng ngoại tệ tăng nên các NHTM và cả NHNN sẽ phải chú ý nguồn đầu vào là vốn huy động ngoại tệ. Hiện nay, trần lãi suất huy động USD áp 0%/năm, khiến các khoản tiền gửi ngoại tệ được chuyển về dạng không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán. Vì lý do đó, việc đưa lãi suất lên khỏi mức 0% cần được xem xét. Theo ông Hưởng, NHNN cần xem xét mở lại các kỳ hạn tiền gửi ngoại tệ, áp các mức trần linh hoạt hơn như 0,25%, 0,5%/năm... Ưu tiên nguồn huy động trung, dài hạn để ổn định cơ cấu nguồn.
NH hưởng lợi
Nếu như lãi suất huy động USD vẫn duy trì mức trần 0%, tính đến cuối tháng 5-2016 lãi suất huy động bình quân tiền đồng tăng nhẹ 0,01% từ 6,06% trong tháng 4-2016 lên 6,07%/năm. Như vậy lãi suất huy động VNĐ đã tăng 0,18% so với đầu năm và cao hơn 0,38% so với đáy 5,69%/năm thiết lập vào tháng 5-2015 .Hiện tại, đa số doanh nghiệp sẽ vay NH với mức lãi suất khoảng 9,27%/năm. Đây được cho là mức thấp nhất trong năm và chỉ thấp hơn 0,3% so với đầu năm. Theo nhận định Công ty Chứng khoán TPHCM (HSC), lãi suất cho vay bình quân USD là 4,44%/năm; giảm mạnh từ mức 4,93% ở tháng 4-2016. Với mức này, lãi suất cho vay USD giảm 0,5% so với đầu năm và là mức thấp nhất kể từ năm 2012. Lãi suất cho vay thông thường dao động từ 2-7,5%/năm.
Bản tin về hoạt động NH của NHNN vừa công bố cho biết lãi suất bằng USD cho vay của NHTMCP có vốn nhà nước đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông thường ngắn hạn 2,8-4,5%/năm, dài hạn 5,1-6,2%/năm, thấp hơn lãi suất tiền đồng 3-4%. Đối với NHTMCP, lãi suất cho vay cao hơn 0,5-2% đối với VNĐ và USD. Như vậy, nhìn chung mức chênh lệch lãi suất thường giữa USD và VNĐ trung bình khoảng 4%. Đây cũng chính là mức kỳ vọng tiền đồng có thể mất giá trong 1 năm. Tuy nhiên, nhìn lại thực tế từ đầu năm đến nay, tỷ giá VNĐ/USD gần như không đổi, do vậy việc vay ngoại tệ sẽ được hưởng lợi khá lớn so với vay VNĐ. Dù vậy, tỷ giá giữa VNĐ và các ngoại tệ khác lại biến động rất mạnh. Nguyên nhân do cơ chế tỷ giá hiện nay của NHNN neo VNĐ vào USD, NHNN chỉ kiểm soát tỷ giá giữa VNĐ và USD, còn giữa VNĐ và các ngoại tệ khác sẽ biến động tùy thuộc vào biến động USD và ngoại tệ đó trên thị trường quốc tế.
Để cân đo giữa vay VNĐ hay USD hoặc ngoại tệ khác để có lợi hơn, một chuyên gia tài chính cho rằng tùy vào điều kiện từng doanh nghiệp, nhưng nhìn chung vay ngoại tệ không được "bảo hiểm" tỷ giá là một rủi ro lớn. Hiện hầu hết các hợp đồng xuất nhập khẩu đều được ký dựa trên đồng USD. Do vậy, nếu vay ngoại tệ khác ngoài USD sẽ rất rủi ro, đặc biệt việc vay để đầu tư. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp ký hợp đồng xuất khẩu bằng đồng tiền khác như JPY hoặc EUR, họ vẫn có thể vay ngoại tệ này để mua hàng chế biến xuất khẩu.
Theo Sai Gon đâu tư
Brexit có thể gây "sóng" tỷ giá! Sau khi cử tri Anh chọn "dứt tình" với Liên minh châu Âu, một số tổ chức nghiên cứu tài chính nhận định rằng nếu đồng Euro giảm giá và khả năng Trung Quốc phá giá sâu đồng Nhân dân tệ sẽ gây sức ép tăng tỷ giá USD/VND trong thời gian tới. Mở cửa thị trường đầu tuần, Ngân hàng Nhà nước...