Urenco đề xuất tạm dừng tiếp nhận rác tại bãi Nam Sơn trong 3 ngày
Do ảnh hưởng của mưa bão kéo dài, nhiều hố chôn tại bãi Nam Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã xảy ra sự cố tràn nước rỉ rác ra đường bê tông thuộc nội bộ khu xử lý, nếu tiếp tục tiếp nhận rác có thể dẫn đến nguy cơ vỡ bờ bao các hồ lưu chứa nước rác, tràn nước rác ra môi trường…
Ngày 1/11, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (Urenco) đã có văn bản hỏa tốc số 1416/MTĐT-KTCN gửi Ban Duy tu các Công trình hạ tầng kỹ thuật về việc tạm dừng tiếp nhận rác tại bãi Nam Sơn trong tối thiểu 3 ngày, kể từ ngày 11/8.
Theo đó, bãi Nam Sơn đang tồn đọng khoảng 554.774m3 nước rỉ rác được lưu chứa tại 5 vị trí: hồ sinh học; ô 1.1; ô 1.2; hồ H4 và hồ chứa Tây ô 8. Hiện mực nước rác lưu chứa tại các hồ đều vượt cao độ lưu chứa an toàn.
Nhiều hố chôn lấp rác thải tại bãi rác Nam Sơn (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) đã quá tải. Ảnh: Trung Nguyên/Báo Tin tức
Cụ thể: Hồ sinh học rác nổi bằng mặt bờ bao, có hiện tượng rò rỉ, thẩm thấu nước rác ra ngoài đường bê tông thuộc nội bộ khu xử lý; Hồ 1.1 và 1.2 trong tình trạng bị thẩm thấu nước rác qua thân đê và nước rỉ rác tại ô 6.1 – 6.2 dâng cao gây nguy cơ lớn sạt trượt bờ bao ô này.
Trao đổi với báo chí, đại diện Urenco khẳng định: Đã chủ động khắc phục sự cố như đắp bờ bao bằng bao tải đất, vôi, nắn dòng nước rác về hố tụ; Lắp đặt máy bơm tại các hố tụ bơm hồi lưu nước rác về hồ chứa; Dự phòng đất tại vị trí phía Bắc hồ sinh học; Bơm nước rác tại các ô chứa nước rác phía Tây ô 8 xuống dưới vị trí rò rỉ… Tuy nhiên, đến nay nước rỉ rác phát sinh là không thể kiểm soát được.
Nguyên nhân mà Urenco đưa ra là do ảnh hưởng của mưa bão kéo dài (từ ngày 28/10 đến 8 giờ sáng ngày 1/11), đã xảy ra sự cố nhỏ tràn nước rỉ rác ra đường bê tông thuộc nội bộ khu xử lý, nếu tiếp tục tiếp nhận rác vào các ô chôn lấp thì sẽ xảy ra các sự cố chất thải nguy hiểm vỡ bờ bao các hồ lưu chứa nước rác, rò rỉ, tràn nước rác ra môi trường…
Video đang HOT
Bãi rác Nam Sơn nằm trong khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn (thuộc huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội), được xây dựng từ năm 1999, rộng hơn 157 ha. Đến giữa năm 2019, các ô đều hết chỗ chứa, UBND TP Hà Nội cho phép Urenco cải tạo mở rộng thêm 2 ô và tận dụng khoảng cách giữa các ô cũ để nâng công suất. Khu chôn lấp này phát sinh 3.100 đến 3.500 m3 nước rỉ rác mỗi ngày.
Hiện trung bình một ngày, TP Hà Nội phát sinh 6.500 tấn rác sinh hoạt. Trong đó, 5.000 tấn được vận chuyển lên bãi Nam Sơn để chôn lấp; 1.300 tấn chôn lấp ở bãi Xuân Sơn (Sơn Tây), còn lại được xử lý ở một số lò đốt rác nhỏ.
TP Hà Nội cũng đã đầu tư dự án Nhà máy điện rác Sóc Sơn dự kiến chi phí lên đến 7.000 tỷ đồng. Hiện dự án này cũng đang trong giai đoạn nước rút để sớm đi vào hoạt động.
Sạp rau phát miễn phí 'ấm áp tình người' giữa đại dịch COVID-19 của hai nữ công nhân môi trường Hà Nội
Sạp rau miễn phí sẻ chia của 2 chị công nhân môi trường tại nội đô Hà Nội giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn thêm phần ấm áp tình người.
Những ngày này, nhiều người dân Hà Nội không còn xa lạ với hình ảnh hai chị lao công phát rau miễn phí cho nhiều người vào 5 giờ 30 phút hàng ngày, điều đặc biệt là họ có vị trí công việc kinh tế không hề khá giả nhưng vẫn làm từ thiện, giúp rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, những người dân đang thực hiện giãn cách xã hội gặp khó khăn.
Chị Nguyễn Thị Ngoan (49 tuổi) và chị Nguyễn Thị Lượng (46 tuổi) đều trú tại thôn Tô Khê, xã Phú Thị (huyện Gia Lâm, Hà Nội) là công nhân môi trường của Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội. Hàng ngày, các chị thức dậy từ 3 giờ buổi sáng để sắp xếp, chằng buộc lượng rau thu gom vận chuyển đến nội đô của Hà Nội để phát những bó rau, củ, quả..., cho tất cả mọi người. Những ai gặp khó khăn đều được các chị phát miễn phí, không phân biệt bất kỳ hoàn cảnh nào, ai thấy mình gặp khó khăn cần giúp đỡ đều có thể đến lấy.
Chị Nguyễn Thị Ngoan cho biết: "Tôi và chị Lượng đều là công nhân môi trường của Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội, được phân công nhiệm vụ thu gom rác thải, làm vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Nhận thấy mình có thể làm từ thiện giúp đỡ được nhiều hoàn cảnh khác đang thực hiện giãn cách mà gặp khó khăn, nên chúng tôi đã quyết định phát miễn phí rau cho mọi người".
"Nhà chúng tôi ở huyện Gia Lâm, nên chúng tôi dùng số tiền của các nhà hảo tâm và cá nhân mua rau trong chợ gần nhà. Bên cạnh đó, rau chúng tôi tôi hái rau ở vườn nhà và sự ủng hộ của bà con hàng xóm gom lại chở sang phát miễn phí. Những ai gặp khó khăn đều có thể đến lấy miễn phí", chị Nguyễn Thị Ngoan chia sẻ thêm
Hình ảnh sạp phát rau miễn phí của 2 chị công nhân môi trường:
Từ sáng sớm, chị Nguyễn Thị Ngoan và chị Nguyễn Thị Lượng tập kết rau tại số 2 Lãng Yên (Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng) để phát cho mọi người dân đang bị phong tỏa.
"Chúng tôi đã phải dậy từ 3 giờ sáng vận chuyển đến nơi đã chọn, từ nhà đến khu vực mình phụ trách để dọn vệ sinh vào khoảng 20km. Sau khi phát rau cho bà con xong đến khoảng 7 giờ thì đi làm", chị Nguyễn Thị Ngoan cho hay.
Các chị cắt, tách từng phần để tiện đưa luôn cho người dân, tránh tụ tập đông người.
Hành động của chị được mọi người ủng hộ chung tay giúp đỡ.
Những ai xin chuối xanh, các chị cẩn thận tặng kèm theo hành, tía tô, lá lốt đi kèm.
"Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, khu vực Chương Dương bị phong tỏa nên đi chợ mua rau khó khăn. Được hai chị tặng rau xanh vào lúc này thật là xúc động", bà Nguyễn Thị Hạnh (Lãng Yên) chia sẻ.
Mọi người đến nhận rau xếp hàng trật tự, đảm bảo giãn cách dưới sự hướng dẫn của các hội viên hội phụ nữ, hội chữ thập đỏ của phường Bạch Đằng
Những phần rau gửi đến người dân khu vực thực hiện giãn cách do dịch COVID-19.
Xử lý rác thải khu dân cư cách ly: Không để lây lan, phát tán mầm bệnh ra cộng đồng Theo các chuyên gia, đối với rác thải sinh hoạt tại khu vực có người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 không thể xem là rác thải sinh hoạt thông thường, mà là rác thải có nguy cơ lây nhiễm bệnh cần được thu gom, xử lý đúng quy định. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của vấn đề trên, công tác thu...