UPCoM: Nơi có “viên ngọc” ẩn giấu
Với sự xuất hiện của nhiều hàng hóa hơn, sàn UPCoM là nơi các nhà đầu tư nhỏ lẻ lẫn tổ chức đầu tư âm thầm tìm kiếm các “viên ngọc quý” còn đang bị ẩn giấu.
Những nhà đầu tư chuyên nghiệp với khả năng phân tích nhạy bén, kết hợp với việc lựa chọn thời điểm ra vào hợp lý, có thể đạt được mức sinh lợi rất tốt như trường hợp của cổ phiếu VIB với mức sinh lợi tối đa lên đến 87%. ây là điểm hấp dẫn của UPCoM.
Tính đến 24/6/2019, sàn UPCoM đã ra đời và hoạt động được 10 năm với vai trò và sứ mệnh là phát triển thị trường giao dịch tập trung cổ phiếu của các doanh nghiệp đại chúng chưa niêm yết. ây đồng thời là “trạm trung chuyển” cho các doanh nghiệp từ thị trường giao dịch phi tập trung sang hai sàn giao dịch lớn là HSX & HNX.
Với vai trò như vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi sàn UPCoM nhanh chóng bùng nổ về số lượng cổ phiếu niêm yết và thậm chí còn vượt cả hai sàn giao dịch chính. Nhiều DN lớn đã lên sàn UPCoM, sau đó mới chuyển niêm yết như Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV); Mía đường Quảng Ngãi (QNS); Việt Nam Airlines (HVN); Vinatex (VGT); FPT Telecom (FOX); Thủy sản Minh Phú (MPC); Ngân hàng VIB (VIB)…
Video đang HOT
Ông ào Tuấn Trung, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, CTCK Vietinbank.
Theo quy định hiện hành, sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp sẽ buộc phải đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM. Trong tương lai, khi công tác cổ phần hóa được thực hiện rốt ráo, thị trường UPCoM sẽ có cơ hội tiếp tục phát triển nhanh về quy mô và chất lượng. Ưu thế của sàn UPCoM là sàn dành cho công ty đại chúng, nên các quy định liên quan đến việc công bố thông tin, chất lượng doanh nghiệp không khắt khe bằng. Tuy nhiên, ưu thế cũng đồng thời chính là những điểm hạn chế của sàn giao dịch UPCoM.
Với việc các quy định về chất lượng doanh nghiệp và yêu cầu về công bố thông tin còn lỏng lẻo, không khó để nhà đầu tư rơi vào tình cảnh không biết nên chọn cổ phiếu nào giữa một rừng cổ phiếu “thượng vàng hạ cám”, hoặc muốn tìm hiểu về một cổ phiếu nhất định nào đó nhưng lại bị hạn chế về phương thức tiếp cận thông tin. Chính vì những lý do như vậy, rất khó để nhà đầu tư yên tâm giải ngân lâu dài và doanh nghiệp cần huy động vốn thực sự lại không thể tiếp cận được dòng vốn nếu không sớm có biện pháp cải tổ cần thiết.
Chúng tôi cho rằng, để thị trường UPCoM phát triển ổn định và làm tốt vai trò của mình, cần phải có hành động quyết liệt hơn nữa từ nhiều phía. Trước hết, phía doanh nghiệp cần phải chủ động hơn nữa trong việc công bố thông tin, thể hiện sự minh bạch tương đương các DN trên sàn niêm yết.
Thứ đến là hành động của các cơ quan quản lý, cần phải có những biện pháp rà soát chặt chẽ hơn nữa về chất lượng doanh nghiệp lên sàn, để chặn cổ phiếu rác lên sàn, hoặc phát hiện sớm những bất thường, những rủi ro tiềm ẩn để cảnh báo, bảo vệ lợi ích nhà đầu tư cũng như sự minh bạch trên TTCK Việt Nam.
Ông ào Tuấn Trung,Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, CTCK Vietinbank
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Đón 8 "tân binh", vốn hóa sàn UpCom vượt ngưỡng 750.000 tỷ đồng
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa công bố báo cáo tổng hợp về thị trường sàn UpCom trong tháng 11.
Tính chung cả tháng 11, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng hơn 207 tỷ đồng trên sàn UpCom
Theo đó, thị trường sàn UpCom tháng vừa qua diễn biến theo chiều hướng tăng giảm đan xem. Tại thời điểm đóng cửa ngày 30/11, phiên giao dịch cuối cùng tháng, chỉ số UpCom-Index dừng ở mức 52,29 điểm, giảm 1% so với thời điểm cuối tháng trước.
Bên cạnh việc chỉ số giảm thì thanh khoản trên thị trường cũng giảm nhẹ so với tháng trước. Toàn thị trường có hơn 273 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, tương ứng với giá trị giao dịch đạt hơn 5.500 tỷ đồng.
Nếu tính bình quân, khối lượng giao dịch đạt 12,4 triệu cổ phiếu/phiên (giảm 40% so với tháng trước), giá trị giao dịch đạt hơn 251 tỷ đồng/phiên (giảm 33,8% so với tháng trước).
Với 8 doanh nghiệp đăng ký giao dịch cổ phiếu mới và 1 doanh nghiệp hủy đăng ký giao dịch thì tổng số doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên UpCom hiện đang là 800 doanh nghiệp, tổng khối lượng đăng ký đạt 32 tỷ cổ phiếu, tương ứng giá trị đăng ký giao dịch hơn 319 nghìn tỷ đồng. Vốn hóa thị trường tại thời điểm cuối tháng đạt hơn 750.000 tỷ đồng, tăng 2,7% so với tháng 10.
Trong tháng, nhà đầu tư nước ngoài đã giao dịch tổng cộng 42,6 triệu cổ phiếu, tương ứng 1.141 tỷ đồng, trong đó giá trị mua vào đạt hơn 674 tỷ đồng, giá trị bán ra đạt hơn 467 tỷ đồng.
VEA dẫn đầu danh sách được nhà đầu tư nước ngoài mua nhiều nhất với hơn 8 triệu đơn vị. Tiếp sau là OIL và POW với khối lượng lần lượt là 3,6 triệu đơn vị và 3,2 triệu đơn vị.
Ở chiều ngược lại, BSR bị nhà đầu tư nước ngoài bán gần 5,3 triệu đơn vị. Các mã khác cũng bị khối ngoại bán nhiều gồm VEA với 5,2 triệu đơn vị, OIL với 3,6 triệu đơn vị, POW với 2,2 triệu đơn vị...
Tính chung cả tháng 11, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng hơn 207 tỷ đồng trên thị trường UpCom.
Đào Vũ
Theo vneconomy.vn
Thị trường UPCoM ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư Với quy mô thị trường và chất lượng cổ phiếu gia tăng nhanh chóng, thị trường UPCoM (thị trường công ty đại chúng chưa niêm yết) đang ngày càng hấp dẫn cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Số lượng cổ phiếu tham gia sàn UPCoM tăng mạnh Trong bối cảnh thị trường giao dịch cổ phiếu tự do có quá...