Uống trà đen để cải thiện xương khớp
Estrogen giúp cơ thể của bạn xây dựng mật độ xương, nhưng với phụ nữ có tuổi thì estrogen bị mất đi nhiều. Flavanoids trong trà có thể giống với các tác động của estrogen phần nào.
Trà thảo dược nói chung chứa flavanoids (hợp chất có nhiều tác dụng sinh học và có khả năng chống oxy hóa), đem lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau. Trà đen, trà trắng và trà xanh lá cây tất cả đều có nguồn gốc từ các loại thực vật tương tự nhau cùng có tên là Camellia sinensis, nhưng lá cây màu khác nhau thì sẽ tạo ra loại trà khác nhau.
Chè đen chứa hợp chất flavanoids khác hơn so với các loại trà xanh và trắng và có lượng caffeine cao hơn so với 2 loại trà còn lại. Nước trà đen có thể dùng để uống như uống trà bình thường hoặc pha nóng pha lạnh để uống giải khát tùy ý.
Chất dinh dưỡng trong trà đen
Flavanoids trong trà đen bao gồm theaflavins, thearubigens và myricitin flavanols, kaempferol và quercetin. Một số bằng chứng trong nghiên cứu trên động vật cho thấy các flavanoids này có thể giúp ngăn ngừa bệnh. Trà đen cũng chứa một lượng nhỏ fluoride, có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa sâu răng.
Trà đen rất tốt cho xương khớp. (Ảnh minh họa)
Trà đen và mật độ xương
Một nghiên cứu năm 2003 với hơn 91.000 phụ nữ có tên Sáng kiến sức khỏe phụ nữ đã cho thấy những người uống 4 hoặc nhiều hơn 4 tách trà mỗi ngày có một mật độ xương tổng thể cao hơn, trong khi những người uống ít nhất 3 tách trà một ngày có mật độ xương cột sống cao hơn những người không uống trà. Những người phụ nữ đã được khảo sát về tiêu thụ trà và sức khỏe của xương được đo bằng cách xem xét các kết quả kiểm tra mật độ xương và tỷ lệ gãy xương ở phụ nữ.
Video đang HOT
Tác động của trà trên xương
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu năm 2003 đưa ra giả thuyết rằng uống trà có thể làm tăng mật độ xương do tác dụng của flavanoids trong trà lên estrogen. Estrogen giúp cơ thể của bạn xây dựng mật độ xương, nhưng với phụ nữ có tuổi thì estrogen bị mất đi nhiều. Flavanoids trong trà có thể giống với các tác động của estrogen phần nào, do đó có thể giúp ngăn ngừa mất xương, loãng xương. Fluoride trong trà cũng giúp bổ sung canxi cho xương và có thể giúp tăng sức mạnh của xương.
Tầm quan trọng
Trong năm 2007 các nhà nghiên cứu báo cáo trong Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng châu Âu rằng, một cuộc khảo sát của nghiên cứu trước đây về tiêu thụ chè đen cho thấy một mối tương quan tích cực giữa uống trà đen và mật độ xương. Nhưng các nhà nghiên cứu đã tìm thấy thí nghiệm quá ít bằng chứng để kết nối tác dụng của trà đen tới việc hình thành mật độ xương. Nhưng từ nghiên cứu năm 2003, có vẻ như mối liên quan đã rõ ràng hơn và bạn nên uống nhiều trà đen hàng ngày để có lợi cho sức khỏe.
Theo PNVN
Những chị em không nên uống thuốc tránh thai
Hooc-môn tránh thai chủ yếu là đường uống. Thông thường, chỉ cần phụ nữ mạnh khỏe, đã kết hôn sinh con thì đều có thể sử dụng thuốc tránh thai. Tuy nhiên, một số trường hợp sau đây không thích hợp uống thuốc tránh thai.
Phụ nữ đang cho con bú
Thuốc tránh thai có thể làm giảm bài tiết sữa và làm giảm chất lượng sữa.
Ngoài ra, thuốc tránh thai còn "ngấm" vào sữa, gây ảnh hưởng không tốt cho trẻ.
Kinh nguyệt từng rất ít
Những người có triệu chứng này tốt nhất không dùng. Uống thuốc tránh thai trong thời gian dài có thể làm cho nội mạc tử cung ở trong trạng thái thu co lại khiến lượng kinh nguyệt càng giảm.
Đau đầu mãn tính
Đặc biệt là phụ nữ hay đau nửa đầu và đau đầu do bệnh tim mạch thì càng không thích hợp để dùng thuốc tránh thai. Nếu sử dụng có thể sẽ làm cho bệnh tình càng thêm nặng.
Từng hoặc đang mắc bệnh tắc mạch máu
Những phụ nữ mắc bệnh tắc nghẽn cơ tim, viêm tắc mạch máu ... đều không thể sử dụng thuốc tránh thai.
Estrogen ở trong thuốc tránh thai có thể làm tăng mức độ ngưng tụ của máu, làm bệnh tim mạch thêm nặng.
Chức năng tuyến giáp trạng không tốt
Phụ nữ có chức năng tuyến giáp trạng không tốt, nếu chưa chữa trị khỏi bệnh này thì tốt nhất không nên uống thuốc tránh thai.
Khối u lành tính ở ngực
Phụ nữ có khối u lành tính ở ngực, u cơ tử cung và các loại khối u ác tính khác đều không thích hợp uống thuốc tránh thai vì có thể làm cho khối u phát triển nhanh hơn.
Bị bệnh tiểu đường và cao huyết áp
Người bị bệnh tiểu đường sau khi uống thuốc tránh thai có thể sẽ làm cho đường máu tăng nhẹ, làm bộc phát bệnh tiểu đường cấp tính, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra một số người bị cao huyết áp sau khi uống thuốc tránh thai sẽ làm cho huyết áp tăng cao.
Người bị bệnh tim
Phụ nữ bị bệnh tim hoặc chức năng tim không tốt không nên uống. Estrogen trong thuốc tránh thai sẽ làm cho các chất Natri, nước trong cơ thể mất đi, làm tăng thêm gánh nặng cho tim.
Người bị viêm gan và viêm thận
Phụ nữ bị viêm gan và viêm thận sau khi uống thuốc tránh thai vào trong cơ thể, thuốc tránh thai sẽ được tiến hành trao đổi và lọc ở trong gan, sau đó đi qua thận để bài tiết ra ngoài. Phụ nữ mắc bệnh viêm gan viêm thận cấp mãn tính khi sử dụng sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho gan thận, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Theo Dân Trí
Hocmôn ảnh hưởng đến tính cách Nhà nhân chủng học Mỹ, Helena Fischer đã chứng minh được rằng không chỉ tình yêu mà cá tính của một người đàn ông chẳng qua cũng là sự tổng hợp 4 loại hocmôn là dopamin, serotonin, testosteron và estrogen. Theo những số liệu của Fischer, nếu trong cơ thể của một người hàm lượng dopamin vượt trội lên, thì anh ta sẽ...