Uống trà bưởi mật ong mỗi ngày có tác dụng gì?
Trà bưởi mật ong không chỉ là thức uống ngon miệng mà còn là ‘bí quyết làm đẹp’ được nhiều phụ nữ yêu thích.
Uống trà bưởi mật ong mỗi ngày có tác dụng gì?
Được biết đến với hương vị tinh tế và sự kết hợp độc đáo giữa vị chua của bưởi và vị ngọt của mật ong, thức uống này không chỉ thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc. Dưới đây là 6 tác dụng tuyệt vời của việc uống trà bưởi mật ong mỗi ngày:
1. Làm đẹp và xóa tàn nhang
Bưởi là nguồn cung cấp vitamin C phong phú, giúp ngăn chặn sự hình thành sắc tố melanin gây nám da. Việc uống trà bưởi mật ong thường xuyên có thể cải thiện làn da đen sạm, xóa đi các vết nám và tàn nhang, để lại làn da mịn màng và không tỳ vết. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những phụ nữ làm việc trong môi trường văn phòng lâu dài.
2. Thải độc
Mật ong giúp làm ẩm ruột, giảm triệu chứng táo bón. Bưởi, với hàm lượng chất xơ cao, kích thích nhu động ruột và cải thiện chức năng đường tiêu hóa. Thường xuyên uống trà bưởi mật ong là lựa chọn tốt cho những người có vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là táo bón.
Trong mùa thu đông, khi cơ thể chúng ta dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp, việc uống thường xuyên trà bưởi mật ong giúp làm ấm cơ thể, giảm ho, giải đờm và giảm hen suyễn. Đây cũng là lựa chọn tốt cho những người có cổ họng khô và ngứa.
Vitamin C trong trà bưởi mật ong giúp phòng ngừa cảm cúm. Thêm vào đó, trà bưởi có tác dụng thanh tâm khử hỏa, làm dịu cổ họng và giảm đờm. Đối với những người dễ bị cảm cúm, việc bổ sung vitamin C và uống trà bưởi mật ong là một giải pháp tự nhiên và hiệu quả.
5. Bổ sung vitamin cho cơ thể
Trà bưởi mật ong chứa nhiều loại vitamin như A, B, C, P cùng với các khoáng chất như sắt, canxi, đồng, mangan, kali và phốt pho. Hàm lượng vitamin C cao giúp tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể duy trì sức khỏe tốt.
6. Hỗ trợ giảm cân
Bưởi có tính thanh mát và chứa nhiều axit, giúp tiêu hóa tốt và phân giải chất béo dư thừa. Uống trà bưởi mật ong thường xuyên có thể hỗ trợ quá trình giảm cân. Chuyên gia khuyến cáo kiên trì uống trà bưởi mật ong trong khoảng 3 tháng có thể đạt được hiệu quả thay đổi vóc dáng và làm đẹp.
Video đang HOT
Lưu ý khi uống trà bưởi mật ong
Trà bưởi mật ong có tính giải nhiệt, không nên uống nhiều đối với người có cơ thể lạnh, tỳ vị hư nhược, hoặc tiêu chảy.
Người mắc hội chứng chuyển hóa như tiểu đường không nên uống nhiều trà bưởi mật ong bởi loại trà này có hàm lượng đường cao.,
Không nên uống trà bưởi mật ong khi đói.
Cách làm trà bưởi mật ong đơn giản
Nguyên liệu: 1 quả bưởi; 150ml mật ong; muối; 200g đường phèn.
Thực hiện: rửa sạch bưởi, chà xát muối để loại bỏ vị đắng từ vỏ bưởi. Tách riêng phần vỏ bưởi và thịt bưởi
Lọc bỏ phần cùi trắng bên trong, chỉ để lại phần vỏ bưởi cứng màu vàng bên ngoài, cắt vỏ bưởi thành dạng sợi mỏng và ngâm trong nước muối.
Đun sôi vỏ bưởi trong nước để tạo ra tinh dầu từ vỏ bưởi.
Trút phần vỏ bưởi vào nồi, đổ nước và đun sôi để vỏ bưởi chín.
Thịt bưởi ép lấy nước, xắt nhỏ phần bã bưởi và thêm vào nồi.
Đổ nước ép bưởi vào nồi và đun sôi, sau đó thêm đường và khuấy đều.
Đun cho đến khi nước có màu vàng nhạt, hỗn hợp nước đường, bưởi keo lại, sau đó tắt lửa.
Chờ hỗn hợp nguội, thêm mật ong, khuấy đều và đổ vào bình hoặc lọ.
Bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng khi cần.
Mỗi lần dùng, hòa 1-2 thìa nước bưởi với nước và mật ong, thêm đá để có một đồ uống thơm ngon và mát lạnh.
Những tác dụng phụ nguy hiểm cha mẹ lại ít để ý khi dùng thuốc trị ho cho con
Ho là một trong những lý do phổ biến nhất mà trẻ được đưa đi khám. Khi trẻ ho các bậc cha mẹ thường rất lo lắng và thường tìm mọi cách để cắt cơn ho.
Tuy nhiên, nếu dùng thuốc không đúng, tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc trị ho...
1. Một số thuốc ho không kê đơn thường dùng cho trẻ
Thuốc ho là một lựa chọn đầu tiên khi cha mẹ thấy trẻ bị ho. Tuy nhiên, ho là phản ứng tự vệ của cơ thể thường xuất hiện đột ngột và lặp đi lặp lại. Đây là phản xạ có điều kiện để loại bỏ đờm, dị vật khỏi đường hô hấp. Do đó việc lựa chọn dùng thuốc ho cho trẻ ở một số trường hợp là không cần thiết.
Một đợt ho có thể kéo dài 7-14 ngày và có thể tự ổn định, không nên lạm dụng thuốc để giảm ho cho trẻ. Nếu ho nhiều đến mức ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của trẻ như: Ho liên tục, mệt mỏi vì ho, mất ngủ vì ho, nôn trớ nhiều vì ho... thì có thể sẽ cần dùng thuốc ho để giảm sự khó chịu cho trẻ.
Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm tống xuất dị vật ra khỏi đường thở.
Một số thuốc ho không kê thường dùng :
- Thuốc giảm ho: Thuốc thường dùng là dextromethorphan trong những trường hợp bị ho khan do kích ứng.
- Thuốc long đờm: Thuốc guaifenesin giúp tác dụng làm loãng, long đờm và dịch nhầy trong cổ họng giúp tống xuất đờm ra ngoài dễ dàng hơn, có thể cân nhắc dùng thuốc này nếu trẻ ho có đờm.
- Thuốc kháng histamin: Bao gồm thuốc clemastine, chlorpheniramine và dùng kèm theo thuốc thông mũi pseudoephedrine. Những thuốc này giúp giảm kích thích của cơ thể với các tác nhân gây bệnh, từ đó giảm ho.
- Các thuốc kết hợp: Hiện nay có các loại thuốc chứa các thành phần được kết hợp từ nhiều loại thuốc ho khác nhau, phổ biến nhất là dextromethorphan và guaifenesin. Những thuốc này làm dịu cổ họng và giảm thiểu các cơn ho.
Ngoài ra cũng có thể dùng dầu khuynh diệp, long não và tinh dầu bạc hà để làm dịu các cơn ho.
2. Tác dụng phụ phổ biến của thuốc trị ho cha mẹ thường ít quan tâm
Lạm dụng thuốc ho trẻ có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Việc sử dụng thuốc ho không rút ngắn thời gian bệnh, chỉ cải thiện tần xuất cơn ho, nên việc lạm dụng thuốc giảm ho có thể làm ứ trệ đờm rãi, tăng nguy cơ biến chứng cho trẻ. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc trị ho (dùng khi không cần thiết, dùng không đúng độ tuổi, dùng quá liều... ), có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc trị ho.
- Có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương: Dextromethorphan có tác dụng ức chế trung tâm hô hấp nên cần thận trọng dùng cho trẻ, không dùng cho trẻ sơ sinh. Chỉ dùng cho trẻ trên 6 tuổi. Thuốc có khả năng gây nghiện.
- Gây kích ứng dạ dày: Thuốc long đờm có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Thuốc long đờm không nên dùng trị ho cho trẻ dưới 2 tuổi.
- Gây khô miệng, chán ăn: Các thuốc kháng histamin có thể gây khô miệng, chán ăn và táo bón cho trẻ. Do đó, cần tuân thủ liều lượng, thời gian và các dùng thuốc.
- Gây tăng huyết áp: Một số thuốc kết hợp giữa thuốc cảm và thuốc ho chứa chất thông mũi pseudoephedrin có thể gây tăng huyết áp, do đó không dùng loại thuốc này cho trẻ bị bệnh tim.
- Tăng nguy cơ suy hô hấp: Một số chất trong thuốc kháng histamin làm tăng nguy cơ suy hô hấp hoặc viêm phổi ở trẻ.
Việc sử dụng các thuốc ho cho trẻ chỉ an toàn hơn khi trẻ được 6 tuổi trở lên, lứa tuổi nhỏ hơn cần được bác sĩ cân nhắc kỹ trước khi sử dụng. Các nghiên cứu cho thấy, rủi ro khi sử dụng những loại thuốc này nhiều hơn lợi ích mà thuốc mang lại trong việc giảm các triệu chứng ho, cảm lạnh. Thuốc có nguồn gốc từ " thảo dược" ít tác dụng phụ hơn, có thể sử dụng nhưng không nên quá kỳ vọng mà cần phải kết hợp với biện pháp giảm ho an toàn khác.
3. Khi nào nên đưa trẻ đi khám?
Cần đưa trẻ đi khám trong các trường hợp sau:
- Trẻ nhỏ dưới 3 tháng.
- Trẻ mệt hoặc tình trạng ho nặng lên.
- Trẻ ho có rất nhiều đờm đặc, xanh vàng hoặc ho kéo dài hơn 1 tuần.
- Ho kèm sốt trên 38.5 độ C.
- Ho kèm khò khè hoặc khó thở, tím tái.
- Ho ra máu hoặc đau ngực.
- Ho nhiều, liên tục làm ảnh hưởng đến ăn ngủ của bé trẻ...
Cảm lạnh: Dùng thuốc thế nào cho đúng?
Loại cỏ này thường mọc ở ven đường, không chỉ chống khuẩn và chống viêm, nó còn có 3 lợi ích này, nhiều người tiếc là không biết sớm Cây mã đề là một loại cỏ dại rất phổ biến trong đời sống, có khả năng thích nghi mạnh, chịu lạnh, chịu hạn được, có thể sinh trưởng tốt trên đất cát màu mỡ ấm, ẩm, nhiều nắng, thường mọc ở đồng cỏ, bãi sông, bờ mương, ven đường, đồng cỏ, bờ ruộng và ven đường phân bố hầu hết trên khắp...