Uống thuốc tăng chiều cao ‘như ăn cơm’, con vẫn thấp lùn
Để con có thể cao được như bạn bè, nhiều phụ huynh không tiếc tiền, vung tay chi hàng chục triệu đồng mua các loại thuốc tăng chiều cao được quảng cáo trên mạng.
Lên 10 tuổi, bé D. nặng 23kg và chỉ cao 1m1. Cậu bé luôn trong tình trạng tự ti, mặc cảm với bạn bè vì thường xuyên bị các bạn xoa đầu, chê lùn.
Thấy con trai quá thấp bé so với các bạn cùng trang lứa, tìm hiểu các quảng cáo trên mạng, mẹ cậu bé đã bỏ cả chục triệu đồng mỗi tháng để mua canxi và các loại thực phẩm chức năng tăng chiều cao cho con uống.
Uống thuốc như ăn cơm suốt một năm mà cậu bé vẫn không cao lên được bao nhiêu, đã vậy nhiều lúc còn rất mệt mỏi. Đưa con đi khám ở Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM), bé được chẩn đoán thiếu hormone tăng trưởng, thấp hơn chuẩn chiều cao trung bình 15cm.
Tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao cho trẻ ở Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Ảnh: V.Thư
Bác sĩ cho biết, với tình trạng này, việc cho bé uống canxi hay các loại thực phẩm chức năng tăng chiều cao gần như không có tác dụng, thậm chí còn có hại, nếu lạm dụng có thể gây tổn thương thận, gan, cứng xương, cường giáp, các bệnh tim mạch…
Sau khi được bác sĩ chỉ định tiêm hormone tăng trưởng và theo dõi, điều chỉnh liều lượng tiêm trong một năm, bé D. đã cao thêm 12cm.
BSCK1 Trần Thị Ngọc Anh – khoa Nội tiết Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, những trẻ cao ít hơn 4cm/năm, nhất là trong giai đoạn từ 5-8 tuổi, là dấu hiệu cho thấy trẻ bị thiếu hormone tăng trưởng.
Hầu hết trẻ không có biểu hiện gì đặc biệt, ngoài việc không cao lên hoặc cao rất chậm. Tuy nhiên, trẻ thiếu hormone tăng trưởng nặng có thể có những dấu hiệu như giảm sản vùng mặt giữa (tạo nên gương mặt giống búp bê), tay chân nhỏ, bộ phận sinh dục nam nhỏ, có thể thường xuyên mệt mỏi…
Video đang HOT
Chính vì việc khó nhận biết hoặc lơ là của phụ huynh mà nhiều trẻ qua tuổi dậy thì mới phát hiện bị chậm tăng trưởng chiều cao.
Thanh Hoa (20 tuổi) khá xinh nhưng chỉ cao 1m45, không đủ điều kiện để vào ngành hàng không như mơ ước. Cô quyết định nghe theo “ bác sĩ mạng” mua một loại thuốc được quảng cáo “sẽ cao thêm 4-10cm trong 10 tuần” với giá gần 1 triệu đồng, bất chấp loại thuốc này có được kiểm nghiệm hay không.
Uống hết đợt thuốc, chiều cao của cô không tăng mà còn thường xuyên thấy mệt mỏi, nhức đầu.
Với những trường hợp như Thanh Hoa, bác sĩ Ngọc Anh cho biết, mặc dù xác định thấp còi do thiếu hormone tăng trưởng nhưng phát hiện quá muộn, quá tuổi dậy thì nên việc điều trị bằng thuốc sẽ không có tác dụng.
Theo BSCK2 Võ Đức Chiến – Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, việc tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao nhằm phát hiện kịp thời những trẻ đang gặp vấn đề thiếu hormone. Trong 8 năm thực hiện tầm soát miễn phí cho hơn 2.400 trẻ, bệnh viện đã chẩn đoán được hơn 200 bé thiếu hormone tăng trưởng.
Thông thường, những trẻ này có thể được chỉ định tiêm hormone. Trong quá trình điều trị, trẻ sẽ được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa để đánh giá mức độ hiệu quả của việc tiêm và có thể điều chỉnh liều lượng khi cần thiết.
Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh không nên tự ý bổ sung hormone tăng trưởng cho con khi không có chỉ định của bác sĩ, bởi sẽ có nhiều hệ lụy như thừa hormone có thể dẫn đến u tuyến yên, to đầu chi, tăng tần suất bị đái tháo đường, tim mạch, u ác tính đường tiêu hóa hoặc có thể gây ra khối u giả trong não.
Sữa tốt đấy, nhưng đừng uống quá nhiều!
Sữa có nguồn gốc từ động vật, nhất là sữa bò, được xem là thức uống giàu dinh dưỡng.
Việc lạm dụng các hormone tăng trưởng trong quá trình chăn nuôi khiến sữa không còn an toàn.
Uống quá nhiều sữa trong một ngày có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Ảnh: AIA.
Không phải tìm đâu xa để biết cách bổ sung sữa vào chế độ ăn một cách dinh dưỡng và hợp lý, tôi chỉ cần lắng nghe câu chuyện từ cha mẹ mình. Hàng nghìn năm trước, tổ tiên của tôi tại Ấn Độ sở hữu một con bò cùng chia sẻ với mọi người trong làng.
Theo thuyền thống của người Ấn, bò sẽ cho bê con uống sữa trước và phần còn lại con người có thể sử dụng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc con người có rất ít sữa để dùng cho nấu ăn trong suốt cả tuần (và sữa cũng không đựng trong những lon vài lít để có thể giữ tươi suốt mấy tuần liền).
Từ con bò duy nhất đó, tổ tiên tôi đã làm sữa chua, phô mai và các chế phẩm từ sữa khác. Nhưng họ chỉ dùng những thực phẩm đó như một gia vị dùng kèm trong bữa chính và ăn cực kỳ ít.
Tuy nhiên, họ vẫn tiêu thụ một lượng sữa nhỏ mỗi ngày. Điều này hoàn toàn không gây hậu quả tiêu cực tới sức khỏe, bởi đây là sữa tươi nguyên chất, không nhiễm độc từ thuốc trừ sâu, hóa chất của cây trồng biến đổi gen, kháng sinh, hormone tăng trưởng, hoặc những chất độc hại từ trại chăn nuôi, nơi gia súc được người ta vỗ béo trước khi bị đưa vào lò mổ.
Sữa không hề khử trùng và hoàn toàn không trải qua quá trình gia công hóa học, biến nó trở thành một thức uống bổ sung dinh dưỡng lành mạnh cho một chế độ ăn chay nghiêm ngặt.
Ngược lại, trong các trang trại phổ biến ở nước Mỹ, bê con bị giết thịt ngay sau khi sinh để lấy thịt. Điều này gây ra rất nhiều đau đớn, khổ sở cho bò mẹ, khiến nó tiết một lượng lớn độc tố do căng thẳng vào trong sữa.
Những chất độc này sau đó lại đi vào cơ thể chúng ta, cùng những chất kháng sinh, hormone tăng trưởng và các hóa chất công nghiệp không rõ khác được sử dụng trong quá trình sản xuất sữa. Việc này chẳng hề xảy ra tại Ấn Độ, nơi cha mẹ tôi sinh ra, bởi bò ở đây rất được kính sợ và đa số người dân không ăn thịt bò.
Sữa bò được thanh trùng để kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên, quá trình thanh trùng cũng vô tình phá hủy nhiều vitamin trong sữa nguyên chất. Một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên Journal of Food Protection (tạm dịch: Tạp chí Bảo vệ Thực phẩm ) cho biết, thanh trùng làm giảm vitamin E, một số vitamin B, bao gồm B1, B2, B12... và folate.
Nhiệt độ cao cũng phá hủy những enzyme cần thiết cho quá trình tiêu hóa của cơ thể. Một trong số đó là phosphatase. Không có enzyme này, canxi sẽ tồn tại lâu quá mức trong mạch máu và có thể tích tụ ở động mạch của cơ thể. Hậu quả là động mạch sẽ bị cứng và khó có thể tiến hành bơm máu. Động mạch cứng còn khiến tăng huyết áp (huyết áp cao), đau ngực và suy tim.
Canxi cũng có thể tích tụ trong mảng bám, những chiếc túi chứa đầy cholesterol nằm bên trong động mạch. Quá trình này khiến động mạch co thắt và có khả năng làm tắc nghẽn đường cung cấp máu tới tim và các cơ quan quan trọng khác. Nếu mảng bám bị vỡ, bạn sẽ có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.
Thanh trùng là lý do Mỹ nằm trong những quốc gia hàng đầu mắc các bệnh liên quan đến xương, mặc dù là một trong ba quốc gia tiêu thụ sữa nhiều nhất trên thế giới, cũng là nguyên nhân tỷ lệ mắc bệnh tim tiếp tục tăng cao.
Uống sữa bò cũng góp phần dẫn đến nhiều căn bệnh ung thư khác. Điều này là do những lít sữa bò bị bơm đầy các hormone tổng hợp sẽ được đổ đầy vào ly sữa bạn đang cầm. Hãy xem một vài bằng chứng dưới đây:
Ung thư tuyến tiền liệt: Năm 2012, một bài viết của các nhà nghiên cứu trên tạp chí Nutrition & Metabolism (tạm dịch: Dinh dưỡng & Trao đổi chất) đã lưu ý rằng, ung thư tuyến tiền liệt là "bệnh ung thư do sữa phổ biến nhất ở nam giới các nước phương Tây".
Ung thư vú: Một bài viết của các nhà nghiên cứu trên tạp chí Medical Hypotheses (tạm dịch: Giả thuyết Y học) năm 1997 đã lưu ý: "Các sản phẩm từ sữa chứa cả hormone và các yếu tố tăng trưởng, ngoài ra còn có chất béo và nhiều chất ô nhiễm hóa học, liên quan đến sự gia tăng tế bào ung thư vú trong cơ thể người".
Các bệnh ung thư khác. Người ta thường xuyên tiêm cho bê con một loại hormone mang tên IGF-1, loại protein mà như tôi đã đề cập trước đó, nếu dùng liều lượng lớn có thể thúc đẩy quá trình lão hóa và phát triển khối u. Nó được sử dụng để đẩy nhanh quá trình trưởng thành của động vật.
Từ một nghiên cứu năm 2011 trên Proceedings of the Nutrition Society (tạm dịch: Kỷ yếu của Hội Dinh dưỡng), các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng "ngay cả trong những công dân được nuôi dưỡng tốt thuộc các nước phương Tây, nam giới và phụ nữ có lượng protein hấp thụ từ các sản phẩm sữa tương đối cao đều sở hữu nồng độ IGF-1 trong máu cao hơn.
Những quan sát này dẫn đến giả thuyết rằng hấp thụ nhiều protein từ các sản phẩm sữa có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư thông qua tăng sản xuất IGF-1 nội sinh". IGF-1 còn có khả năng kháng thanh trùng.
Phong tục Ấn Độ minh họa cách chúng ta nên sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa ngày nay: Ăn hạn chế và dùng như một loại gia vị. Đó cũng là những gì tôi làm.
Trẻ em Việt Nam và thế giới có xu hướng thức khuya hơn trước, ngủ ít sẽ dễ cáu gắt, uể oải hơn Giấc ngủ rất quan trọng trong sự phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Trẻ thức quá khuya, ngủ không đủ giấc dễ bị uể oải, khó tập trung, khó kiểm soát hành vi... Về lâu dài làm giảm cơ hội phát triển chiều cao, nhận thức. Phụ huynh đưa con đến Trường tiểu học Sông Lô, quận Phú Nhuận,...