Uống thuốc sao cho khoẻ?
Khi thuốc đến tay người dùng, nó đã được sản xuất ở một dạng thích hợp là viên uống, xirô, thuốc tiêm,… và sử dụng đòi hỏi tuân thủ một số điều kiện, sử dụng sai rất hại sức khỏe.
Chọn loại nước uống phù hợp
Nước lã đun sôi để nguội hoặc nước lọc hợp vệ sinh là loại nước tốt nhất dùng để uống thuốc. Đối với thuốc là viên nang (viên nhộng), một số người hay uống khan, không uống chung với nước (nhất là người cao tuổi do rối loạn tiểu tiện thường đi tiểu lắt nhắt nên ngại uống nước), uống kiểu này có thể làm thuốc dính lại ở thực quản, gây viêm loét thực quản. Vì vậy, uống thuốc với lượng nước đủ là cần thiết, thậm chí có một số thuốc đòi hỏi phải uống nước thật nhiều như thuốc chứa dược chất sulfamid. Có thể dùng nước đóng chai để uống thuốc nhưng phải là nước tinh khiết chứ không nên dùng nước chứa các chất khoáng (nước suối) bởi chất khoáng như: canxi, natri… trong nước có thể tương kỵ gây ảnh hưởng đến thuốc.
Uống thuốc với sữa: trong sữa có canxi, có thể kết hợp với một số kháng sinh như tetracyclin tạo thành phức hợp không tan, làm kháng sinh không hấp thu được vào máu để cho tác dụng. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp thuốc nên uống chung với sữa như dùng thuốc gây bào bọt dạ dày (aspirin), hay dễ nôn ói (thuốc ngừa thai phải uống hàng ngày), hay cần chất béo để thuốc dễ hấp thu (vitamin A, vitamin D) thì cần uống chung với sữa.
Uống thuốc với cà phê, trà, nước giải khát có gas: trong các loại nước này, đặc biệt nước ngọt, nước tăng lực đều có chứa caffein (là chất kích thích giúp tỉnh táo) sẽ kết hợp với thuốc bổ chứa sắt, tạo thành chất kết tủa không hấp thu được. Ngoài ra, caffein còn làm giảm tác dụng các thuốc được dùng nhằm an thần gây ngủ nếu uống cùng lúc.
Video đang HOT
Uống thuốc với nước ép trái cây: nước cam, nước táo dùng uống thuốc có thể làm giảm sự hấp thu một số thuốc. Nghiêm trọng nhất là nước bưởi, khi uống chung với một số thuốc (như thuốc statin trị rối loạn lipid huyết, thuốc atenolol trị tăng huyết áp…) nước bưởi sẽ làm tăng độc tính của thuốc, tăng nồng độ thuốc quá đáng ở trong máu.
Uống lúc bụng đói hay no tuỳ thuốc Dưới tác dụng của thức ăn, sự hấp thu thuốc có thể bị thay đổi. Mỡ làm giảm sự tiết dịch vị dạ dày, làm cho quá trình tiêu hoá thức ăn chậm đi, điều đó có nghĩa sau khi ăn, thuốc sẽ được hấp thu chậm hơn. Dịch tiêu hoá có ảnh hưởng mạnh đến quá trình biến đổi thuốc trong cơ thể. Khi đói, độ axit của dịch dạ dày thấp, cần uống những loại thuốc như glicozid chữa tim, cũng như những loại thuốc không kích thích niêm mạc dạ dày. Các thuốc uống khi đói được hấp thu nhanh hơn. Trong thời gian ăn, độ axit của dịch dạ dày rất cao, do đó ảnh hưởng đáng kể đến độ ổn định của thuốc và sự hấp thu chúng vào máu. Khi chữa bệnh bằng aspirin, thức ăn cần có ít đạm, mỡ và các chất đường bột, nếu không sự hấp thu thuốc giảm đi nhiều…
Uống thuốc với bia rượu: đây là loại thức uống không nên uống chung với thuốc. Nếu uống chung với rượu bia sẽ gây phản ứng antabuse gây vật vã, hạ huyết áp rất khó chịu làm người dùng thuốc cứ tưởng sắp chết đến nơi.
Để uống thuốc an toàn
Tốt nhất khi uống thuốc nên hỏi kỹ bác sĩ, dược sĩ cách dùng thuốc theo đúng chỉ định về số viên, số lần dùng trong ngày, số ngày trong đợt điều trị. Nếu có bảng hướng dẫn nên đọc kỹ trước khi dùng để biết thuốc nhai hay ngậm; có nên lắc lọ thuốc trước khi uống; có được hoà viên thuốc trong nước cho tan; nên uống thuốc trước, sau, cách xa bữa ăn bao lâu; tác dụng phụ là gì… Khi uống thuốc nên chọn tư thế ngồi hay đứng, nếu nằm uống thuốc có thể bị dính lại ở thực quản. Dùng tay sạch và khô cầm thuốc.
Không nhai hoặc ngậm thuốc nếu không được bác sĩ, dược sĩ hướng dẫn làm như vậy. Không bẻ nhỏ viên thuốc (thuốc có thể bẻ sẽ có khắc rãnh trên viên thuốc), không cà nhuyễn, không mở viên nang, nếu cần làm việc này nên hỏi dược sĩ ở nhà thuốc. Không nên ngưng, bỏ thuốc hoặc uống thêm thuốc khác khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ. Không lấy thuốc viên nén dành cho người lớn bẻ nhỏ ra để phân liều và sau đó cà nhuyễn hoặc dùng dụng cụ nghiền thuốc để làm thành bột cho trẻ uống. Đối với trẻ, dạng thuốc uống lỏng là thích hợp hơn cả. Đó là xirô, hỗn dịch, thuốc uống nhỏ giọt hoặc cũng có thể dùng dạng thuốc bột đóng gói, viên sủi bọt (hoà vào nước cho tan trước khi uống).
Theo VNE
Bảo vệ cổ họng để khỏi phải uống thuốc
Cổ họng rất dễ bị tổn thương và cũng dễ bị nhiễm khuẩn rất là khi trời lạnh. Để không phải "đụng đến thuốc", các nhà khoa học có một số lời khuyên cho bạn.
Khi bạn tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bặm, uống nước đá, cổ họng sẽ dễ bị ngứa và khó chịu, đồng thời có thể dẫn tới chứng viêm amidan và gây ho. Hậu quả, người bệnh phải uống kháng sinh để điều trị.
Để không phải "đụng đến thuốc", tốt nhất là thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo vệ cổ họng, giúp ngăn ngừa nguy cơ bị viêm và nhiễm khuẩn.
Qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra một số phương thuốc giúp ngăn ngừa các "vấn đề" ở cổ họng:
- Nguồn nhiễm khuẩn tiềm tàng đầu tiên là bàn chải đánh răng. Vì khi để qua đêm, bàn chải có thể trở thành nguồn lây nhiễm vi khuẩn và tạo nên những vấn đề ở cổ họng, miệng. Các nhà khoa học khuyến cáo, mỗi sáng, trước khi đánh răng, bạn hãy nhúng bàn chải vào một ly nước muối nóng, nhằm giúp tẩy sạch các loại vi khuẩn bám trên bàn chải.
- Lá đinh hương là chất khử trùng tự nhiên và rất có ích trong việc chữa trị viêm họng. Chỉ cần nhai một lá đinh hương vào mỗi buổi sáng là đã có thể bảo vệ cổ họng trước các loại vi khuẩn.
- Nếu không thích mùi vị của lá đinh hương, bạn có thể thay thế bằng cách nhai từ năm - sáu lá húng quế vào mỗi buổi sáng. Húng quế cũng được biết đến về hiệu quả tuyệt vời trong việc bảo vệ cổ họng.
- Một phương thuốc rất đơn giản là trộn khoảng 3g - 4g nước ép củ gừng tươi với 5ml mật ong và uống vào mỗi buổi sáng, sau khi đánh răng. Bài thuốc này giúp bảo vệ cổ họng cả ngày.
- Một loại thảo dược có thể giúp bảo vệ cổ họng là nghệ. Củ nghệ có đặc tính chống dị ứng, giúp bảo vệ cổ họng chống lại các nguồn lây bệnh do dị ứng. Để đạt hiệu quả, bạn hãy uống nửa tách nước nóng hòa với 5g muối và một nhúm bột nghệ. Sử dụng bài thuốc này vào mỗi tối, đặc biệt trong những mùa dễ bị dị ứng, để bảo vệ cổ họng.
- Tập thói quen súc miệng bằng nước muối ấm vào mỗi tối, trước khi đi ngủ và sau khi đánh răng. Thói quen này rất tốt, giúp tẩy sạch cổ họng và miệng, đồng thời giúp bảo vệ cổ họng trước nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
- Nhiều người thường bị những vấn đề về cổ họng và ống cuống phổi do không khí ô nhiễm. Trường hợp này, chỉ cần nhai một miếng đường thốt nốt nhỏ, sẽ mang lại lợi ích đáng kể. Đường thốt nốt giúp tẩy sạch bụi bặm, các chất kích thích khác trong cổ họng và trong các ống cuống phổi.
Theo VNE
Thêm bệnh do... uống thuốc Có hàng trăm tên biệt dược có paracetamol đơn độc hoặc phối hợp với nhiều dược chất khác dễ nhầm lẫn dẫn đến sử dụng quá liều gây hoại tử gan không hồi phục rồi tử vong. Tại bệnh viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia (Hà Nội) vào tháng 9-10/2009, bệnh nhân suy gan ở các nơi chuyển đến,...