Uống thuốc ngừa thai lâu dài có hại không?
Hiện tôi đã uống thuốc ngừa thai loại 28 viên (do trạm y tế phường phát). Xin bác sĩ cho biết uống thuốc nhiều có hại gì không?
Tôi sinh năm 1977, đã lập gia đình và có 2 con. Hiện tôi đã uống thuốc ngừa thai loại 28 viên (do trạm y tế phường phát). Xin bác sĩ cho biết uống thuốc nhiều có hại gì không? (Tôi uống đã hơn 2 năm và có 1 hay 2 tháng ngừng không uống) (minhtrang1977)
Trả lời:
Thuốc ngừa thai dạng uống hiện nay được phụ nữ trên thế giới sử dụng khá nhiều nhờ vào những ưu điểm như: hiệu quả ngừa thai cao, chu kỳ kinh đều đặn, kinh ít và không đau, giảm tình trạng viêm nhiễm vùng chậu, giảm khả năng thai ngoài tử cung, giảm nguy cơ ung thư niêm mạc tử cung và ung thư buồng trứng.
Bên cạnh ưu điểm, thuốc ngừa thai cũng có một số nhược điểm: phải uống thuốc đúng và đủ mới có hiệu quả ngừa thai, tăng nguy cơ bệnh tim mạch ở những phụ nữ trên 35 tuổi; đặc biệt là những người có hút thuốc, tăng nguy cơ thuyên tắc tĩnh mạch, thiếu máu cơ tim, bệnh mạch máu não, đột quị, cao huyết áp.
Những nguy cơ này giảm với loại thuốc ngừa thai liều thấp. Những phụ nữ bị ung thư vú, huyết khối tắc mạch, u gan, bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não, nhức nửa đầu, ra huyết âm đạo chưa rõ nguyên nhân hoàn toàn không được sử dụng thuốc ngừa thai dạng uống.
Video đang HOT
Những phụ nữ trên 40 tuổi, có hút thuốc, có bệnh túi mật, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh thận, bệnh lý gan cũng không nên dùng thuốc này.
Trường hợp của bạn, năm nay 33 tuổi, đã dùng thuốc ngừa thai uống hơn 2 năm tại trạm y tế phường và không có khó chịu gì thì vẫn có thể tiếp tục dùng thuốc. Bạn nên dùng thuốc đúng theo sự chỉ dẫn để đạt hiệu quả ngừa thai cao nhất.
Bạn đừng quên khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng: nên kiểm tra tổng quát: chức năng gan, thận, đường huyết, đo điện tim, đo huyết áp; nên khám phụ khoa định kỳ: xét nghiệm tế bào cổ tử cung, siêu âm phụ khoa… trong quá trình dùng thuốc.
(Theo Phụ nữ online)
Nam trung niên thường khó ngủ
Không ít đàn ông từ tuổi 50, càng rõ nét trong giới doanh nhân, đang là nạn nhân của tình trạng tuy không khó ngủ khi lên giường, thậm chí vừa đặt lưng là ngáy o o khiến bà xã lắm lúc nghi ngờ chắc quên "cơm" vì đã ăn "phở" nhưng lại khổ vì tình trạng ngủ chưa đẫy giấc đã thức
Thật ra là oan cho đức ông chồng vì chưa quá canh hai thì đã thức giấc rồi trăn trở đến sáng. Hậu quả là nạn nhân khó tránh khỏi mệt mỏi khi thức dậy để rồi sau đó, buồn ngủ trong giờ làm việc. Tuy có thể lướt tiếp nhưng cách mấy thì ly nước đầy sớm muộn cũng đến lúc tràn chỉ vì vài giọt nước.
Tình trạng ngủ chưa đủ đã thức, theo định nghĩa của thầy thuốc, phải được xem là bệnh lý nếu xảy ra hơn 3 lần trong tuần và nếu cứ thế kéo dài hơn một tháng. Sở dĩ phân biệt rõ ràng như thế để nhanh chân tìm thầy chạy thuốc.
Nên nhớ mất ngủ theo kiểu gãy gánh giữa đường thường là hậu quả của một căn bệnh nào khác nghiêm trọng hơn nhiều nhưng núp bóng rất kỹ (như trầm uất, thiếu máu cơ tim, viêm thận mãn, tiểu đường... và nhất là do stress).
Chuyện gì cũng có ngoại lệ. Trong nhiều trường hợp, mất ngủ không vì bệnh nào hết mà chỉ là hậu quả rất bình thường, dù là với người bệnh thì bất thường, trong một giai đoạn muốn tránh cũng không được của đời người đàn ông. Đó là giai đoạn mãn dục nam càng lúc càng rõ nét khi bước vào tuổi 50.
Dưới ảnh hưởng của tình trạng thiếu hụt nội tiết tố nam tính testosterone, chiếc đồng hồ sinh học trong cơ thể tuy vẫn chạy nhưng trật vuột sao đó khiến bộ não ghi nhận đêm dài chỉ còn có mấy giờ.
Hậu quả là nạn nhân bị đánh thức lúc nửa đêm trên tinh thần trời đã sáng rồi dù gà chưa gáy. Khi đó không dễ dỗ lại giấc ngủ vì trung khu điều hành giấc ngủ rất ngoan cố. Đã nói không là không!
Tất nhiên là đã có thuốc an thần nếu mất ngủ. Nhưng nếu đơn giản như thế thì cuộc đời đâu lắm nỗi truân chuyên? Bên cạnh chuyện lệ thuộc thuốc, nghĩa là càng lúc càng khó tránh phản ứng phụ vì phải dùng liều cao hơn, nhiều công trình nghiên cứu gần đây đã báo động rằng người dùng thuốc ngủ thường xuyên là đối tượng dễ bị nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não.
Chữa chứng mất ngủ giữa đường của đàn ông mà quên vai trò của nội tiết tố thì chẳng khác nào muốn chống kẹt xe mà cứ đào đường thả cửa rồi bỏ đó chờ. Cho nên thay vì chạy đến thầy thuốc ngành thần kinh, nhiều nạn nhân nên gõ cửa nhà điều trị chuyên về nội tiết tố.
Đừng tưởng chỉ có phụ nữ mới khổ vì giai đoạn tiền mãn kinh. Đàn ông cũng vậy. Chỉ khác là sớm hơn và âm thầm hơn mà thôi.
Theo NLĐ
Bệnh phụ khoa - Chớ coi thường Mắc bệnh phụ khoa đang là một thực trạng báo động về nguy cơ sức khỏe hằng ngày, mà đặc biệt là sức khoẻ sinh sản của phụ nữ. Một số trường hợp do điều trị muộn hoặc không đúng cách sẽ khiến bệnh diễn biến mạn tính, để lại di chứng như: viêm dính vòi trứng, gây vô sinh hoặc thai ngoài...