Uống thuốc nam chữa đau cột sống, bệnh nhân thủng dạ dày thức ăn tràn vào ổ bụng
Uống thuốc nam dài ngày điều trị đau cột sống thắt lưng, người bệnh bị tình trạng viêm dạ dày và biến chứng thủng dạ dạy, thức ăn tràn vào ổ bụng qua lỗ thủng phải đi viện cấp cứu.
Thủng dạ dày đe doạ đến tính mạng (ảnh minh hoạ)
Vừa qua, TTYT Thanh Thuỷ, Phú Thọ đã cấp cứu thành công ca thủng dạ dày do uống thuốc nam điều trị đau cột sống dài ngày.
Trường hợp được nhắc tới là người bệnh T.V.T nhập viện ngày 26/2 trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng thượng vị, đau liên tục kèm theo chướng hơi đầy bụng. Qua điều tra tiểu sử được biết, người bệnh đã uống thuốc nam dài ngày điều trị đau cột sống thắt lưng, dẫn đến tình trạng viêm dạ dày biến chứng thủng dạ dạy.
Hình ảnh trên chụp CT-Scanner người bệnh hiện rõ có khí tự do ổ bụng (theo dõi thủng tạng rỗng đoạn hành tá tàng). Sau thống nhất chẩn đoán thủng hành tá tràng do biến chứng dùng thuốc nam điều trị bệnh đau cột sống, người bệnh được tiến hành phẫu thuật cấp cứu mổ nội soi bơm rửa sạch ổ bụng, khâu lỗ thủng tá tràng, dẫn lưu ổ bụng.
Bác sĩ CKII Nguyễn Bá Trình Phó giám đốc TT, trưởng kíp phẫu thuật cho người bệnh nhận định: Đây là ca cấp cứu ngoại bụng nặng. Người bệnh bị viêm phúc mạc ổ bụng toàn thể do có nhiều dịch tiêu hóa và thức ăn tràn vào ổ bụng qua lỗ thủng.
Đến nay, sau mổ 2 ngày người bệnh tỉnh táo, không đau, bụng không chướng, ăn uống sinh hoạt, đi lại bình thường.
Đáng báo động, trong thời gian gần đây, Trung tâm Y tế Thanh Thủy tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân vào viện mổ cấp cứu vì thủng dạ dày, tá tràng do biến chứng của việc sử dụng thuốc nam để điều trị bệnh lý xương khớp tại nhà.
Điều này rất nguy hiểm do người bệnh không được chẩn đoán đúng và điều trị bệnh không đúng cách, không đúng phác đồ thuốc có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày tá tràng và có thể nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, nhiều bệnh nhân bị viêm loét dạ dày mạn tính tuy nhiên họ có thể không xuất hiện các triệu chứng như đau bụng hoặc triệu chứng đau rất mơ hồ. Nguyên nhân là do nhiều bệnh khác có thể gây đau vùng thượng vị như viêm ruột thừa, viêm tụy, viêm cột sống…
Nhưng những trường hợp đột nhiên bị thủng dạ dày mà không được kịp thời cấp cứu thì có thể nhanh chóng dẫn tới viêm phúc mạc và rất dễ tử vong.
Nếu không điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày sớm hoặc điều trị không dứt điểm có thể gây thủng dạ dày. Biểu hiện của thủng dạ dày thường rất dữ dội. Theo đó, người bệnh sẽ xuất hiện các cơn đau ở vùng thượng vị, dạ dày rất mạnh, cảm giác như có dao đâm vào bụng, dù làm thế nào cũng không thể làm dịu được cơn đau.
Lúc này, bụng của người bệnh bị thủng dạ dày thường gồng cứng, chỉ cần thở mạnh cũng gây đau hơn. Cơn đau xuất hiện từ vùng thượng vị dạ dày, sau đó sẽ lan ra khắp ổ bụng, lên đến ngực, vai và lưng.
Người bệnh sẽ cảm giác không còn sức lực, mệt mỏi, mặt tái, tay chân lạnh, toát mồ hôi, có thể tụt huyết áp. Khi người bị viêm loét dạ dày có những biểu hiện trên thì có thể khẳng định 90% là bệnh đã biến chứng thủng dạ dày, cần đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu và phẫu thuật ngay lập tức. Để càng lâu sẽ càng nguy hiểm đến tính mạng.
Các bác sĩ cũng chỉ ra người bị viêm loét dạ dày mạn tính sẽ nguy hiểm hơn và có thể gây biến chứng thủng dạ dày đối với các nhóm người như: Người thường xuyên hút thuốc, người thường xuyên sử dụng thuốc chống viêm, người có tiền sử viêm loét dạ dày, người trên 50 tuổi, người sử dụngc ác chất kích thích như rượu, bia hay người thiếu máu…
Vì vậy, bác sĩ Nguyễn Bá Trình khuyến cáo, trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh lý xương khớp phải được đi khám và chỉ định dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Các bệnh nhân bị bệnh lý dạ dày, tá tràng phải được thăm định kỳ, điều trị kịp thời nếu không sẽ dẫn đến nguy cơ bị viêm phúc mạc toàn thể dẫn đến bị sốc nhiễm trùng và nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong.
Trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ bị thủng dạ dày, các bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh cần khẩn trương đến viện để được thăm khám, xử lý kịp thời. Tránh gắng sức chịu đựng hoặc tự ý sử dụng thuốc sẽ để lại những hậu quả đáng tiếc về sau.
4 loại thực phẩm làm giảm vi khuẩn HP trong dạ dày
Nếu trong dạ dày có quá nhiều vi khuẩn HP dễ gây viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, tăng sản bạch huyết, viêm dạ dày cấp và mãn tính... ăn thường xuyên những loại thực phẩm này trong bữa trưa để tránh hàng loạt bệnh
Nếu trong dạ dày có quá nhiều vi khuẩn HP dễ gây viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, tăng sản bạch huyết, viêm dạ dày cấp và mãn tính... ăn thường xuyên những loại thực phẩm này trong bữa trưa để tránh hàng loạt bệnh về đường ruột và tiêu hóa
Dạ dày trong cơ thể con người chúng ta chịu trách nhiệm chính trong việc tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể, giúp duy trì hoạt động bình thường. Vì vậy, chúng ta phải chú ý đến việc bảo vệ ruột và dạ dày.
Tuy nhiên, ước tính, trên thế giới hiện nay có khoảng 50% dân số nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori). Nguyên nhân xuất phát từ thói quen thích ăn một số đồ ăn sống, lạnh, cay và kích thích của nhiều người. Những đồ ăn này rất có hại cho dạ dày, dễ sinh vi khuẩn trong dạ dày, gây đầy hơi, axit dạ dày, nôn mửa, buồn nôn và các triệu chứng bất lợi khác, và rất có thể sinh ra một số lượng lớn vi khuẩn HP.
Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn có thể sống trong dạ dày của con người, có hình dạng xoắn ốc. Khi có quá nhiều vi khuẩn Helicobacter pylori trong dạ dày, nó sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường niêm mạc dạ dày của chúng ta, có thể phát triển thành viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, tăng sản bạch huyết...
Chúng ta có thể ức chế vi khuẩn HP trong dạ dày thông qua chế độ ăn uống, thường xuyên ăn 4 món này vào buổi trưa sẽ giúp bồi bổ đường ruột, dạ dày và tốt cho sức khỏe.
1. Tỏi
Tỏi gần như là nguyên liệu bắt buộc phải có trong mỗi gia đình. Nó là loại cây tự nhiên chứa rất nhiều kháng sinh, khả năng khử trùng của tỏi ngang ngửa với penicillin, có thể ức chế hoạt động của vi khuẩn Helicobacter pylori rất tốt, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn rất rõ rệt.
Khi allicin trong tỏi vào cơ thể người, nó cũng sẽ loại bỏ vi khuẩn HP. Tuy nhiên, chúng ta nên lưu ý không nên ăn tỏi khi bụng đói vì như vậy sẽ dễ gây kích ứng dạ dày.
2. Bông cải xanh
Bông cải xanh không chỉ giàu chất dinh dưỡng và vitamin, mà nó còn có một chất gọi là isothiocyanate. Vi khuẩn HP trong dạ dày của chúng ta sợ nhất chất này. Điều này là do isothiocyanate có thể đạt được 100% hiệu quả tiêu diệt HP trong thành dạ dày.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên ăn bông cải xanh được đun chín mềm để có kết quả tốt nhất.
3. Mật ong
Mật ong cũng là thực phẩm cần có của mọi gia đình, mật ong không chỉ chứa protein, gluxit và dinh dưỡng phong phú, vitamin cần thiết cho cơ thể con người mà điều quan trọng nhất chính là độ nhuyễn của mật ong.
Mật ong có thể ức chế gần như toàn bộ vi khuẩn Helicobacter pylori, và chỉ cần một ít mật ong có thể ức chế HP trong thành dạ dày, tiêu diệt hoạt động của vi khuẩn, giúp thành dạ dày phục hồi sức khỏe của niêm mạc dạ dày. Vì vậy, hãy thường xuyên ăn một chút mật ong vào bữa trưa để bồi bổ đường ruột và dạ dày.
4. Bắp cải
Bắp cải chứa nhiều chất dinh dưỡng thực vật, vitamin và khoáng chất. Ăn bắp cải thường xuyên không chỉ giúp dưỡng ẩm đường ruột, thanh nhiệt mà còn có tác dụng giải độc. Điều này là do trong bắp cải có chứa nhiều chất kháng sinh, có thể chống lại hoạt động của Helicobacter pylori và làm chết HP.
Ngoài ra, trong bắp cải còn có xeton sẽ làm tăng độ dẻo dai của niêm mạc dạ dày, giúp phục hồi niêm mạc dạ dày.
Bé gái 9 tuổi bị viêm loét dạ dày Bệnh nhi bị đau bụng, khó thở, nặng ngực và có kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn HP. Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội), bệnh nhi là Đ.B.P. (nữ, 9 tuổi) trú tại Ba Đình, Hà Nội. Trong khoảng một tháng trước khi đi khám, bé P. thỉnh thoảng đau bụng quanh vùng rốn kèm...