“Uống thuốc hại gan”: Những nhận thức chưa đúng và đủ
Gan là cơ quan đặc biệt, đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng và phức tạp. Chức năng quan trọng của gan là giải độc, trong đó có chuyển hóa thuốc thành chất không độc.
Do thường xuyên xử lý chất độc nên gan có thể bị nhiễm độc, nhu mô gan bị tổn thương và được gọi là viêm gan.
Viêm gan là tình trạng tế bào gan bị viêm, bị hư hoại và chết đi. Khi tế bào gan bị viêm, tổn thương, các men gan như ALT (SGPT)) và AST (SGOT) từ gan phóng thích vào máu nhiều hơn so với bình thường. Vì vậy, khi xét nghiệm thấy men gan ALT và AST tăng lên thì đó là dấu hiệu cho biết có tình trạng viêm, tổn thương tế bào gan.
Trong thời gian điều trị viêm gan hoặc gan tự hồi phục, các men gan trước tăng sau giảm xuống đến mức bình thường thì xem như tình trạng viêm được cải thiện.
Do có liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể, nên khi gan bắt đầu bị tổn thương, người bệnh có thể có nhiều triệu chứng khác nhau như loạn bài tiết mật với nước tiểu sậm màu (đây là rối loạn thường kèm hay không kèm với tổn thương tế bào gan), mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, khó chịu ở hạ sườn phải; thậm chí bị phù chân, trí não lú lẫn, hôn mê (gọi là bệnh não do gan hay hôn mê gan).
Một số thuốc có thể gây ra một kiểu tổn thương gan nhất định. Dựa vào đó, người ta phân loại ra từng nhóm cho dễ nhận biết. Dưới đây là các thuốc có thể gây độc cho gan:
Các thuốc có nguy cơ gây tổn thương tế bào gan (làm tăng men AST, ALT): Bao gồm các kháng sinh kháng khuẩn (tetracycline, ciprofloxacin, metronidazol…), kháng sinh kháng nấm (ketoconazol), thuốc chống lao (isoniazid, rifampicin, pyrazinamid), thuốc trị tăng huyết áp (lisinopril, losartan), thuốc chống tiết acid trị viêm loét dạ dày (omeprazol), thuốc chống trầm cảm (fluoxetin, proxetin, sertralin), thuốc trị mỡ máu (các statin), vitamin (vitamin A liều cao, niacin tức vitamin PP). Đặc biệt là thuốc giảm đau chống viêm (như các thuốc kháng viêm không steroid: NSAID). Riêng paracetamol thường được xem là an toàn, lại là thuốc có thể gây hoại tử tế bào gan nặng nề, nếu lạm dụng.
Các thuốc có nguy cơ làm tắc mật (tăng alkalin phosphatase tăng bilirubim toàn phần): Gồm các thuốc kháng sinh kháng khuẩn (amoxicilin acid clavulanic: augmentin, erythromycin), kháng sinh kháng nấm (terbinafin), thuốc trị rối loạn tâm thần (chlopromazin, mirtarazin), thuốc kháng histamine trị dị ứng (promethazin), thuốc trị tăng huyết áp (irbesartan), thuốc là hormone sinh dục nữ (estrogen), thuốc là hormone sinh dục nam (testoterone)…
Video đang HOT
Lời khuyên của thầy thuốc
Nếu được bác sỹ khám ghi đơn thuốc, phải dùng đúng, dùng đủ (không dư không thiếu) các thuốc ghi trong đơn và thực hiện tốt các lời chỉ dẫn. Khi dùng thuốc mà có biểu hiện như chán ăn, sợ mỡ, nước tiểu sẫm màu, đau tức vùng gan thì cần trở lại tái khám ở bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra, phát hiện và điều trị kịp thời, nếu thuốc có làm hại gan.
Sử dụng một số thuốc có thể làm tăng men gan (như dùng thuốc trị rối loạn mỡ trong máu là thuốc thuộc nhóm fibrat hay thuốc statin), nếu ngưng thuốc sẽ làm men gan trở lại bình thường. Vì vậy, khi đang dùng thuốc mà xét nghiệm bị tăng men gan phải báo cho bác sỹ điều trị để có hướng xử trí thích hợp.
Các thuốc có nguy cơ vừa làm tổn thương tế bào gan vừa làm tắc mật (cùng lúc làm tăng AST, ALT và tăng alkalin phophatase): Các thuốc kháng sinh kháng khuẩn (clindamycin, bactrim, sulfonamid, nitrofurantoin), thuốc chống động kinh (phenobarbital, phenytoin, carbamazepin), thuốc trị tăng huyết áp (catopril, enalapril, verapamil), thuốc chống trầm cảm (amitriphtylin, trazodon), thuốc kháng hitamin trị dị ứng (cyproheptadin)…
Lưu ý, “thuốc có nguy cơ hại gan” có nghĩa là thuốc đó có thể gây hại có thể không, chứ không nhất thiết luôn gây hại gan.
Thông tin về một thuốc có nguy cơ gây hại cho gan thì đó là thông tin để tham khảo và cảnh giác. Người đang dùng thuốc đó hoàn toàn không nên quá lo lắng tìm cách ngưng dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ trực tiếp điều trị chỉ định dùng.
Trong quá trình dùng thuốc, nếu xét nghiệm thấy tăng men gan thì việc tăng men gan chưa hẳn là biểu hiện đã chuyển thành tổn thương gan. Vì vậy, khi mới chỉ có men gan tăng, không nhất thiết phải ngừng thuốc mà cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ.
Khi có các biểu hiện lâm sàng như vàng da, suy gan cấp, thì phải ngừng thuốc ngay để tránh các diễn biến nghiêm trọng. Đối với một thuốc đã gây độc cho gan thì nhất thiết không được thử dùng lặp lại. Nếu không gan sẽ tổn thương nặng nề hơn.
Có thông tin: “Khi bị viêm gan có thể dẫn đến xơ gan rồi tiến triển thành ung thư gan”. Viêm gan dẫn đến ung thư gan nêu ở đây là viêm gan do siêu vi, đặc biệt do nhiễm siêu vi viêm gan B và C.
Tuy nhiên viêm gan do thuốc, đặc biệt đến giai đoạn viêm gan mãn tính, vẫn là yếu tố hỗ trợ để dẫn đến ung thư gan. Nghiên cứu dưới cấp độ sinh học phân tử, các nhà khoa học thấy rằng các tế bào gan bị hủy hoại trong giai đoạn viêm gan mạn tính và xơ gan sẽ một lần nữa kích hoạt tế bào Kupffer tiết ra các chất gây viêm như Interleukin, TNF-, TGF-… dễ dẫn đến nguy cơ đột biến tự phát cũng là một trong những nguyên nhân gây ung thư gan.
- Thông tin về một thuốc có nguy cơ gây hại cho gan thì đó là thông tin để tham khảo và cảnh giác. Người đang dùng thuốc đó hoàn toàn không nên quá lo lắng tìm cách ngưng dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ trực tiếp điều trị chỉ định dùng.
- Khi dùng thuốc, nếu xét nghiệm thấy tăng men gan thì việc tăng men gan chưa hẳn là biểu hiện đã chuyển thành tổn thương gan. Vì vậy, khi mới chỉ có men gan tăng, không nhất thiết phải ngừng thuốc mà cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ.
Nội soi mật tụy ngược dòng thành công cho cụ ông 91 tuổi
Các bác sĩ khoa Nội gan mật, Bệnh viện E vừa can thiệp nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) thành công cho một bệnh nhân (91 tuổi, ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh) bị nhiễm trùng đường mật nặng do sỏi ống mật chủ.
Bệnh nhân vào viện trong tình trạng sốt, đau âm ỉ, liên tục vùng hạ sườn phải và thượng vị, tiểu sẫm màu, mệt mỏi, chán ăn... Ngay lập tức, các bác sĩ ở khoa Nội tiêu hóa đã tiến hành thăm khám và cho bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết.
Kết quả xét nghiệm máu, siêu âm, chụp CT ổ bụng cho thấy, bệnh nhân có tình trạng sốc nhiễm khuẩn đường mật, túi mật căng, giãn đường mật... Các bác sĩ đã hội chẩn và thống nhất chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm trùng đường mật - theo dõi tắc mật do sỏi OMC. Bệnh nhân được chỉ định nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) cấp cứu để can thiệp lấy sỏi ống mật chủ.
Trước đó ThS.BS Lê Văn Cơ, Khoa Nội tiêu hóa trong lần đi khám sàng lọc cuối tháng 12/2020, tại huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã khám lâm sàng và siêu âm ổ bụng cho bệnh nhân và kết quả cho thấy, có sỏi trong ống mật chủ cần phải phẫu thuật sớm.
Bệnh nhân cũng được các bác sĩ tuyến dưới chỉ định phẫu thuật lấy sỏi túi mật. Tuy nhiên, vì bệnh nhân cao tuổi lại mắc nhiều bệnh lý nền mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường... nên nguy cơ biến chứng là rất cao.
Do đó, ThS.BS Cơ đã tư vấn và giải thích kỹ cho bệnh nhân về tình trạng bệnh, sự cần thiết thực hiện ERCP và những nguy cơ khi thực hiện ERCP, đặc biệt là bệnh nhân này đã 91 tuổi.
Phương pháp lấy sỏi mật ngược dòng qua nội soi đường tiêu hoá trên - xâm lấn tối thiểu dần dần thay thế phương pháp phẫu thuật và thể hiện tính ưu việt như ít ảnh hưởng tới sức khỏe và thẩm mỹ, thời gian nằm viện ngắn, ít biến chứng, chi phí thấp, thời gian phục hồi sức khỏe nhanh và bệnh nhân tránh được cuộc phẫu thuật lớn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai biến như ra máu, nhiễm trùng vết mổ..., tiết kiệm chi phí nằm viện.
Các bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân.
ThS.BS Nguyễn Ngọc Đại Lâm là bác sĩ điều trị và trực tiếp làm ERCP trên bệnh nhân cho biết: Bệnh nhân này cao tuổi (91 tuổi) nên nếu mổ mở cổ điển có thể bệnh nhân sẽ không qua khỏi. Trong những trường hợp bệnh nhân tắc mật, nhiễm trùng đường mật nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn tới tình trạng sốc nhiễm trùng nặng đe dọa đến tính mạng. Do đó để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, các bác sĩ quyết định làm ERCP để lấy sỏi đường mật cho bệnh nhân.
Viên sỏi nằm trong ống mật chủ có đường kính tương đối lớn khoảng 10 mm gây nên giãn to ống mật chủ. Đây là trường hợp thứ 2 bệnh nhân cao tuổi được các bác sĩ Bệnh viện E thực hiện kỹ thuật ERCP thành công trong năm qua. Trước đó cũng có bệnh nhân nam, gần 100 tuổi được các bác sĩ khoa Nội gan mật tiến hành ERCP lấy sỏi trong ống mật chủ.
ThS.BS Lâm đánh giá: Đây là một kỹ thuật có độ khó cao, đòi hỏi đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, tay nghề tốt, thực hành và rèn luyện một cách thành thạo các kỹ năng nội soi tiêu hóa nói chung trước khi thực hiện kỹ thuật ERCP. Kỹ thuật này chủ yếu được thực hiện ở một số bệnh viện lớn tuyến trung ương, trong đó có Bệnh viện E.
ThS Lâm khuyến cáo: Người dân nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Trường hợp đã phát hiện có sỏi đường mật thì nên tái khám mỗi 6 tháng và khi có biến chứng thì cần đến ngay các BV có thực hiện kỹ thuật nội soi mật tụy ngược dòng để can thiệp sớm.
Về phương pháp điều trị sỏi đường mật người dân nên thực hiện can thiệp sớm và chủ động, vì khi biến chứng xảy ra thì sẽ nguy hiểm hơn. Đặc biệt, đối với bệnh nhân có sỏi túi mật thì có thể phẫu thuật cắt túi mật nội soi.
Đối với bệnh nhân có sỏi ống mật chủ thì có thể làm ERCP (cắt cơ vòng Oddi lấy sỏi ống mật chủ). Đối với bệnh nhân có cả sỏi túi mật và sỏi ống mật chủ thì tại Bệnh viện E là bệnh viện đa khoa có sự kết hợp của nhiều chuyên khoa như Nội gan mật, Ngoại tổng hợp, Nội tiêu hóa, Gây mê hồi sức... có thể thực hiện được cả phẫu thuật cắt túi mật nội soi và ERCP trong cùng 1 lần phẫu thuật. Sau khi can thiệp bệnh nhân nên tái khám mỗi 3 đến 6 tháng vì sỏi có thể tái phát.
Ngoài ra, ThS Lâm cũng khuyến cáo thêm, hiện nay trên thị trường vẫn quảng cáo nhiều loại thuốc có thể uống để làm tan sỏi túi mật, tuy nhiên, đây không phải là phương pháp điều trị phổ biến, vì vậy, người dân nên biết đến các phương pháp điều trị mới theo kỹ thuật can thiệp nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) để sự lựa chọn phù hợp.
Đau bụng, nước tiểu sẫm màu: Cẩn trọng với ung thư gan Tỷ lệ tử vong của ung thư gan rất cao do có tới 80-90% bệnh nhân đến viện quá muộn, ở giai đoạn cuối, lúc này các biện pháp can thiệp, điều trị rất hạn chế. Tại Việt Nam, gần 20 năm qua, ung thư gan cũng gia tăng rất nhanh. Năm 2000, chỉ có 5.700 ca ung thư mới mắc, tăng lên...