‘Uống thuốc hại gan’, hiểu sao cho đúng?
‘Uống thuốc hại gan’, ‘bị viêm gan là dẫn đến ung thư gan’. Hiểu như vậy có đúng không? Làm sao phòng tránh ung thư gan – căn bệnh ung thư phổ biến nhất Việt Nam hiện nay?
Một bệnh nhân phải đi cấp cứu sau khi uống cùng lúc 60 viên thuốc hạ huyết áp amlodipin dẫn tới ngộ độc nặng – Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Gan là cơ quan đặc biệt đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng và phức tạp. Một chức năng quan trọng của gan là giải độc, trong đó có chuyển hóa thuốc thành chất không độc. Do thường xuyên xử lý chất độc nên gan có thể bị nhiễm độc thể hiện ở chỗ nhu mô gan bị tổn thương và được gọi là viêm gan.
Viêm gan là tình trạng tế bào gan bị viêm, bị hư hoại và chết đi. Khi tế bào gan bị viêm, bị tổn thương, các men gan như ALT (còn được ghi SGPT)) và AST (SGOT) từ gan phóng thích vào máu nhiều hơn so với bình thường. Vì vậy, khi xét nghiệm thấy men gan ALT và AST tăng lên thì đó là dấu hiệu cho biết có tình trạng viêm, tổn thương tế bào gan.
Trong thời gian điều trị viêm gan hoặc gan tự hồi phục, các men gan trước tăng sau giảm xuống đến mức bình thường thì xem như tình trạng viêm được cải thiện.
Do có liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể nên khi gan bắt đầu bị tổn thương thì người bệnh có thể có nhiều triệu chứng khác nhau như loạn bài tiết mật với nước tiểu sậm màu (đây là rối loạn thường kèm hay không kèm với tổn thương tế bào gan), mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, khó chịu ở hạ sườn phải, thậm chí bị phù chân, trí não lú lẫn, hôn mê (gọi là bệnh não do gan hay hôn mê gan).
Một số thuốc có thể gây ra một kiểu tổn thương gan nhất định. Dựa vào đó, người ta phân loại ra từng nhóm cho dễ nhận biết. Dưới đây là các thuốc có thể gây độc cho gan:
Các thuốc có nguy cơ gây tổn thương tế bào gan (làm tăng men AST, ALT): bao gồm các kháng sinh kháng khuẩn (tetracycline, ciprofloxacin, metronidazol…), kháng sinh kháng nấm (ketoconazol), thuốc chống lao (isoniazid, rifampicin, pyrazinamid), thuốc trị tăng huyết áp (lisinopril, losartan), thuốc chống tiết acid trị viêm loét dạ dày (omeprazol), thuốc chống trầm cảm (fluoxetin, proxetin, sertralin), thuốc trị mỡ máu (các statin), vitamin (vitamin A liều cao, niacin tức vitamin PP), đặc biệt là thuốc giảm đau chống viêm (như các thuốc kháng viêm không steroid: NSAID), riêng paracetamol thường được xem là an toàn lại là thuốc có thể gây hoại tử tế bào gan rất nặng nề nếu dùng bừa bãi.
Các thuốc có nguy cơ làm tắc mật (tăng alkalin phophatase tăng bilirubim toàn phần), bao gồm các thuốc kháng sinh kháng khuẩn (amoxicilin acid clavulanic: augmentin, erythromycin), kháng sinh kháng nấm (terbinafin), thuốc trị rối loạn tâm thần (chlopromazin, mirtarazin), thuốc kháng histamine trị dị ứng (promethazin), thuốc trị tăng huyết áp (irbesartan), thuốc là hormone sinh dục nữ (estrogen), thuốc là hormone sinh dục nam (testoterone)…
Các thuốc có nguy cơ vừa làm tổn thương tế bào gan vừa làm tắc mật (cùng lúc làm tăng AST, ALT và tăng alkalin phophatase), bao gồm các thuốc kháng sinh kháng khuẩn (clindamycin, bactrim, sulfonamid, nitrofurantoin), thuốc chống động kinh (phenobarbital, phenytoin, carbamazepin), thuốc trị tăng huyết áp (catopril, enalapril, verapamil), thuốc chống trầm cảm (amitriphtylin, trazodon), thuốc kháng hitamin trị dị ứng (cyproheptadin)…
Lưu ý, “thuốc có nguy cơ hại gan” có nghĩa là thuốc đó có thể gây hại có thể không, chứ không nhất thiết luôn gây hại gan.
Khi đọc thông tin về một thuốc có nguy cơ gây hại cho gan thì đó là thông tin để tham khảo và cảnh giác chứ người đang dùng thuốc đó hoàn toàn không nên quá lo lắng tìm cách ngưng dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ trực tiếp điều trị chỉ định dùng.
Người bệnh nên lưu ý khi đang dùng thuốc, nếu xét nghiệm thấy tăng men gan thì việc tăng men gan chưa hẳn là biểu hiện đã chuyển thành tổn thương gan. Vì vậy, khi mới chỉ có men gan tăng, không nhất thiết phải ngừng thuốc mà cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ.
Khi có các biểu hiện lâm sàng: vàng da, suy gan cấp, thì phải ngừng thuốc ngay để tránh các diễn biến nghiêm trọng. Đối với một thuốc đã gây độc cho gan thì nhất thiết không được thử dùng lặp lại. Dùng lặp lại sẽ tổn thương gan nặng nề hơn.
Đối với người được phát hiện có men gan tăng cao hoặc khi có sự nghi ngờ vì đang dùng một thuốc có nguy cơ gây hại gan, xin lưu ý mấy điểm như sau:
Đừng nghe lời mách bảo của người không thuộc giới chuyên môn mà dùng thuốc nào đó kéo dài từ tháng này sang tháng kia.
Nếu được bác sĩ khám ghi đơn thuốc, phải dùng đúng, dùng đủ (không dư không thiếu) các thuốc ghi trong đơn và thực hiện tốt các lời chỉ dẫn. Khi dùng thuốc mà có biểu hiện như chán ăn, sợ mỡ, nước tiểu sẫm màu, đau tức vùng gan thì cần trở lại tái khám ở bác sĩ hoặc đến ngay một cơ sở y tế để được kiểm tra, phát hiện và điều trị kịp thời nếu thuốc có làm hại gan.
Nên lưu ý khi sử dụng một số thuốc có thể làm tăng men gan (như dùng thuốc trị rối loạn mỡ trong máu là thuốc thuộc nhóm fibrat hay thuốc statin), nếu ngưng thuốc sẽ làm men gan trở lại bình thường. Vì vậy, khi đang dùng thuốc mà xét nghiệm bị tăng men gan phải báo cho bác sĩ điều trị biết để có hướng xử trí thích hợp.
Có thông tin: “Khi bị viêm gan có thể dẫn đến xơ gan rồi tiến triển thành ung thư gan”. Viêm gan dẫn đến ung thư gan nêu ở đây là viêm gan do siêu vi, đặc biệt do nhiễm siêu vi viêm gan B và C.
Tuy nhiên viêm gan do thuốc, đặc biệt đến giai đoạn viêm gan mãn tính, vẫn là yếu tố hỗ trợ để dẫn đến ung thư gan. Nghiên cứu dưới cấp độ sinh học phân tử, các nhà khoa học thấy rằng các tế bào gan bị hủy hoại trong giai đoạn viêm gan mạn tính và xơ gan sẽ một lần nữa kích hoạt tế bào Kupffer tiết ra các chất gây viêm như Interleukin, TNF-, TGF-… dễ dẫn đến nguy cơ đột biến tự phát cũng là một trong những nguyên nhân gây ung thư gan.
Viêm gan B mạn tính có thể điều trị khỏi hoàn toàn, tạo được kháng thể
Phác đồ điều trị viêm gan B mạn tính thành công, tạo được kháng thể Anti HBs được PGS Thành chia sẻ tại một buổi hội thảo về bệnh gan do Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc tổ chức mới đây.
Trong gần 10 năm qua, nhiều bệnh nhân đã được áp dụng phác đồ đặc hiệu tại Bệnh viện Thu Cúc và tạo được kháng thể, khỏi bệnh hoàn toàn. PGS.TS Nguyễn Xuân Thành đã thuyết trình chi tiết về phác đồ này, với "minh chứng sống" là sự góp mặt của một số bệnh nhân đã được chữa khỏi hoàn toàn viêm gan B mạn tính.
PGS, TS Nguyễn Xuân Thành thuyết trình về bệnh viêm gan B mạn tính.
PV: Được biết, bệnh viện Thu Cúc đã điều trị thành công cho nhiều ca viêm gan B mạn tính có biến chứng bằng phác đồ đặc hiệu. Vậy phác đồ này có gì đặc biệt?
PGS Thành: Điều trị viêm gan cũng giống như một cuộc đánh trận, khi kẻ địch đông thì chúng ta phải dùng vũ khí để đánh cho địch bớt đi. Đó là điều thứ nhất. Thứ 2, chúng ta cần phải có quân đội. Thứ 3 là có nhà cửa, cơ sở vật chất, virus phá hủy thì mình phải giữ. Nó giống như việc kháng virus là dùng thuốc để đưa virus xuống ngưỡng thấp, không đủ sức phá hoại. Rồi phải kích thích và điều biến miễn dịch để tạo nên một lượng kháng thể tương đối. Và sau đó là bảo vệ tế bào gan. Như vậy, khi điều trị bệnh gan tại Thu Cúc, chúng tôi áp dụng 3 yếu tố luôn phải đi cùng: kháng virus, tăng cường miễn dịch và bảo vệ tế bào. Làm được 3 việc đó cùng lúc thì kết quả sẽ cao hơn. Nếu ta chỉ dùng thuốc không thì ức chế được virus nhưng quân đội không có, khi ta dừng thuốc thì virus lại tấn công tiếp. Đó là một điểm rất khó trong điều trị.
Nhưng mục đích cuối cùng đó là phải tạo được kháng thể. Trong cơ thể chúng ta có 2 loại kháng thể là anti HBe và anti HBs được ví như 2 đội quân. Anti HBe là đội quân là du kích, chỉ bắn tỉa chứ không đủ sức chiến đấu. Còn anti HBs là đội quân chủ lực, có nó thì coi như quét sạch virus. Mong muốn của chúng ta là tạo được anti HBs, tạo ra được anti HBs là chúng ta đã điều trị thành công. Tôi rất vui vì đã điều trị cho nhiều người bệnh thành công, tạo được kháng thể anti HBs.
PV: Nhiều năm nghiên cứu và điều trị viêm gan virus B, ông thấy bệnh này nguy hiểm như thế nào, thưa PGS?
PGS Thành: Bệnh viêm gan B rất phổ biến. Bệnh xuất hiện và diễn biến âm thầm, khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Khi bệnh mạn tính rất dễ dẫn đến xơ gan và ung thư gan. 80% ca ung thư gan ở Việt Nam có nhiễm virus viêm gan B.
Ung thư gan là loại bệnh ung thư nguy hiểm hàng đầu, với tỷ lệ mắc mới cao nhất và gia tăng nhanh chóng nhất ở Việt Nam hiện nay. Việt Nam đứng thứ 4 về tỷ lệ người dân mắc ung thư gan trên thế giới. Tỷ lệ tử vong do ung thư gan rất cao, thậm chí gần bằng số ca mắc mới. Người ta hay gọi ung thư gan là "sát thủ thầm lặng" bởi căn bệnh này hình thành và tiến triển lặng lẽ, đến khi phát hiện thường đã nặng. Khi đó rất khó, thậm chí không thể cứu chữa. Thời gian sống của người bệnh chỉ còn vài năm tùy theo mức độ bệnh.
PV: Trực tiếp khám chữa cho bệnh nhân, PGS thấy nhận thức của mọi người về bệnh viêm gan B thế nào?
PGS Thành: Trước đây do thiếu thông tin, y học chưa phát triển mạnh, thiết bị chẩn đoán cũng chưa nhiều và hiện đại như bây giờ, cộng với thói quen thấy rõ bệnh rồi mới chữa, nên việc phát hiện bệnh thường muộn, rất đáng tiếc. Nhiều ca viêm gan B mạn tính kéo dài cả chục năm kéo theo biến chứng xơ gan tàn phá sức khỏe, nguy cơ ung thư cao. Nhưng càng ngày, người dân càng có ý thức và hiểu biết hơn để đẩy lùi căn bệnh viêm gan B. Vừa rồi, rất đông người đã đến tham dự buổi hội thảo do tôi chủ trì và thuyết trình. Họ thực sự quan tâm và muốn nắm bắt các thông tin mới hữu ích về các phương pháp và máy móc chẩn đoán, điều trị hiện đại ngày nay.
PV: Nhiều người coi viêm gan B mạn tính là không thể chữa khỏi. Vậy với phác đồ và thiết bị hiện đại, có thể đẩy lùi bệnh hay không?
PGS Thành: Đúng là nhiều người cho rằng viêm gan B mạn tính không thể chữa khỏi, phải uống thuốc và theo dõi cả đời. Do đó, khi mắc bệnh họ hoang mang và dễ bị nản, thậm chí buông xuôi không chữa trị. Cho đến khi phải nhập viện vì suy gan, hôn mê gan hay ung thư gan! Tuy nhiên, vẫn còn hy vọng cho bệnh nhân viêm gan B mạn tính để không phải điều trị thuốc cả đời, đặc biệt là với những bệnh nhân trẻ. Đó là tạo được kháng thể chống lại virus sau quá trình điều trị. Như vậy, họ đã thực sự khỏi bệnh. Việc cần nhất là bệnh nhân phải chủ động thăm khám để phát hiện bệnh, tuyệt đối tuân thủ phác đồ.
Hiện nay, với máy móc, công nghệ hiện đại trong khám tầm soát bệnh gan, người bệnh sẽ được chẩn đoán chính xác ngay từ giai đoạn sớm, giúp đưa ra phác đồ phù hợp nhất.
Công nghệ thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán, điều trị hiệu quả bệnh gan.
PV: Khả năng tạo thành công kháng thể có cao không, thưa PGS?
PGS Thành: Hiện tỷ lệ tạo được kháng thể là khoảng 30% trên tổng số bệnh nhân tại Thu Cúc. Đây là một con số rất đáng mừng. Có bệnh nhân đã có tuổi cũng tạo được kháng thể. Tuy nhiên, phác đồ này đặc biệt có lợi cho các bệnh nhân trẻ, bởi sức khỏe của họ còn tốt, nhờ vậy nếu kiên trì điều trị thì khả năng tạo được kháng thể sẽ cao hơn.
PV: Trong sự nghiệp của mình, có ca bệnh nào đặc biệt khiến PGS nhớ nhất?
PGS Thành: Có rất nhiều ca bệnh mà tôi vẫn nhớ. Có thể kể đến trường hợp anh Nguyễn Duy Hưởng quê ở Bắc Ninh cũng là một bệnh nhân đã kiên trì điều trị và tạo được kháng thể, khỏi hẳn viêm gan B mạn tính. Bạn ấy rất tuân thủ phác đồ cũng như chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp.
Một bệnh nhân khác, anh Bùi Văn Bắc (sống ở Bắc Giang) cũng bị viêm gan B mạn tính nhiều năm, đã điều trị với tôi đến năm 2015 và giờ đã tạo được kháng thể, xét nghiệm âm tính, không còn dấu hiệu virus, bệnh khỏi hoàn toàn. Anh ấy khoe với tôi, gia đình đã mở tiệc rất to để ăn mừng.
Hay một thai phụ 33 tuổi ở Cầu Giấy, Hà Nội phát hiện nhiễm viêm gan B khi khám thai con đầu lòng. Chị ấy rất mong đợi đứa con này, nên rất sốc và lo lắng. Được tôi thăm khám và hướng dẫn, bệnh nhân đã thực hiện chăm sóc sức khỏe đúng cách để hạn chế bệnh tăng nặng, chờ thời điểm thích hợp điều trị theo phác đồ. Khi thai kỳ bước sang tháng thứ 7 là thời điểm thai nhi đủ điều kiện cần thiết, tôi quyết định áp dụng phác đồ đặc hiệu cho bệnh nhân. Sau hơn 3 năm chữa trị thì tải lượng virus chỉ còn không đáng kể, sức khỏe bệnh nhân tốt lên trông thấy.
Còn trường hợp anh Việt (36 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội) bị viêm gan B mạn tính tới 15 năm, đến lúc tới khám ở BV Thu Cúc thì bệnh đã nghiêm trọng. Bệnh nhân cho biết thường xuyên không ăn không ngủ được. Đi chữa nhiều nơi không đỡ, cậu ấy từng có ý định đi Nhật chữa bệnh. Được người thân giới thiệu, bệnh nhân đã đến điều trị với tôi. Qua thăm khám bằng kỹ thuật siêu âm đo đàn hồi mô gan hiện đại thì thấy gan đã xơ hóa khá nặng. Sau gần 2 năm điều trị với phác đồ đặc hiệu, các nhu mô gan đã dần đều trở lại, điều này nằm ngoài sức tưởng tượng của nhiều người.
PV: Muốn khỏi viêm gan B mạn tính người bệnh cần làm gì?
PGS Thành: Điều quan trọng nhất đối với bệnh nhân là lòng kiên trì và tuân thủ đúng phác đồ đưa ra. Để điều trị thành công, nghĩa là giảm tải lượng virus xuống dưới ngưỡng an toàn thì có thể mất 1-3 năm. Nhưng để có thể khỏi bệnh hoàn toàn, tức là tạo được kháng thể chống virus HBV thì thường mất khá nhiều thời gian, có người nhanh nhất là hơn 2 năm, những cũng có người 10 năm hoặc hơn. Bên cạnh điều trị, bệnh nhân còn cần có chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp, có lợi. Kết hợp những yếu tố đó mới có thể tiêu diệt tận gốc viêm gan B.
Bệnh nhân hôn mê gan được cứu sống nhờ thay huyết tương Nhờ được thay huyết tương kịp thời, hai bệnh nhân viêm gan B thoát khỏi tình trạng hôn mê gan, ổn định sức khỏe. Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây (Hà Nội) tiếp nhận bệnh nhân nam 64 tuổi, có tiền sử viêm gan B, điều trị thuốc kháng virus thường xuyên một năm nay. Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn...