Uống rượu bia điều khiển ô tô sẽ bị phạt đến 15 triệu đồng
Mức phạt tăng nặng này cao gấp 2,5 lần so với trước kia, áp dụng đối với hành vi điều khiển ô tô khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá giới hạn cho phép quy định tại Nghị định số 34/2010/NĐ-CP sửa đổi vừa được Chính phủ ban hành.
Theo đó, người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 – 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 – 0,4 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị phạt tiền từ 8-10 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với mức phạt hiện nay từ 2-3 triệu đồng vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng (mức phạt hiện nay từ 4-6 triệu đồng).
Hành vi này đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy thì bị phạt từ 500.000 – 1.000.000 đồng (mức phạt hiện nay từ 200.000 – 400.000 đồng). Còn đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng (thay cho mức phạt hiện nay là từ 500.000-1.000.000 đồng).
Tăng nặng nhiều mức tiền xử phạt vi phạm giao thông
Nghị định mới sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP cũng quy định phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng (thay cho mức phạt hiện nay 300.000 – 500.00 đồng) đối với người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 5 km/h đến dưới 10 km/h.
Trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10-20 km/h sẽ bị phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng (mức phạt hiện nay là từ 800.000 – 1.200.000 đồng). Phạt tiền từ 8 – 10 triệu đồng (hiện nay 4 – 6 triệu đồng) đối với người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h, ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 60 ngày.
Video đang HOT
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chạy quá tốc độ quy định từ 10 -20 km/h (hiện nay trên 20km/h) sẽ bị phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng. Trường hợp người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h sẽ bị phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng (mức hiện nay là 500.000 – 1.000.000 đồng).
Với hành vi chở khách, chở người vượt quá quy định, theo Nghị định mới sẽ bị phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng (hiện nay mức phạt là từ 200.000-300.000 đồng) trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện Người điều khiển ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) vi phạm hành vi chở quá từ 2 người trở lên trên xe đến 9 chỗ ngồi, chở quá từ 3 người trở lên trên xe 10-15 chỗ ngồi, chở quá từ 4 người trở lên trên xe 16-30 chỗ ngồi, chở quá từ 5 người trở lên trên xe trên 30 chỗ ngồi.
Đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách chạy tuyến có cự ly hơn 300 km, sẽ bị phạt từ 800.000 – 1.000.000 đồng (hiện nay từ 300.000-500.000 đồng) trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nếu chở quá từ 2 người trở lên trên xe đến 9 chỗ ngồi, chở quá từ 3 người trở lên trên xe 10-15 chỗ ngồi, chở quá từ 4 người trở lên trên xe 16-30 chỗ ngồi, chở quá từ 5 người trở lên trên xe trên 30 chỗ ngồi.
Ngoài ra, Nghị định sửa đổi này cũng quy định nâng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự vi phạm một số hành vi áp dụng riêng trong khu vực nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương, mức phạt thấp nhất là 100.000 đồng và cao nhất là 800.000 đồng/lần vi phạm.
Quy định cũng áp dụng xử phạt cụ thể đối với người điều khiển, người ngồi trên xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe thô sơ vi phạm một số một số hành vi áp dụng riêng trong khu vực nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương… từ 100.000 – 200.000 đồng/lần vi phạm đối với người đi bộ xử phạt hành chính ở mức từ 60.000 – 120.000 đồng/lần vi phạm.
Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ chính thức có hiệu lực từ 0h ngày 20/5/2010, tuy nhiên sau 1 thời gian dài áp dụng xử lý vi phạm giao thông đường bộ cho thấy mức phạt hành chính của Nghị định này chưa đủ sức nặng, vì vậy đã có rất nhiều kiến nghị tăng nặng tiền phạt nhằm tăng sức răn đe, thay đổi nhận thức và hành vi của người tham gia giao thông. Trong Nghị định mới sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP đã nâng cao nhiều mức xử phạt hành chính áp dụng với các hành vi cụ thể vi phạm Luật giao thông đường bộ.
Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10/11 tới.
Theo Dantri
Những cách bảo vệ tim đơn giản
Giảm stress
Stress quá nhiều có thể góp phần dẫn đến bệnh mạch vành. Khi bị stress, chúng ta dễ sa đà vào những hành vi có hại cho sức khỏe như ăn uống và hút thuốc lá vô độ - những tác nhân rủi ro gây ra bệnh tim. Do đó, bạn cần tìm cách giảm stress nếu đối mặt với những triệu chứng như: lo lắng quá mức, khóc, cảm thấy khó đương đầu với những vấn đề thực tế của cuộc sống, bỗng dưng trở nên thiếu quyết đoán, ăn uống kém ngon, khó tập trung và mất ngủ.
Học cách thư giãn
Bạn hãy thử thả lỏng toàn thân theo các bước sau: ngả lưng xuống sàn nhà trong tư thế thoải mái nhất rồi hít thở thật sâu vài lần. Tiếp theo, bạn duỗi căng các ngón chân, đếm chậm từ 1 đến 3, sau đó thả lỏng. Tiếp đến bạn vận động các nhóm cơ rồi từ từ buông lỏng chúng. Trong lúc thực hành, bạn nên hít thở chậm và đều. Cuối bài tập, bạn nhắm mắt lại, hít một hơi thật sâu trước khi chuyển sang tư thế ngồi.
Tiêu thụ carbohydrate phức hợp
Carbohydrate được tìm thấy trong rau củ, trái cây và ngũ cốc, vốn là những thành phần thiết yếu của chế độ ăn uống khỏe mạnh. Có hai loại carbohydrate chủ yếu là carbohydrate phức hợp, có lợi cho sức khỏe, và carbohydrate đơn giản vốn có xu hướng gây hại nhiều hơn. Carbohydrate phức hợp giải phóng năng lượng chậm nên khiến cơ thể no lâu hơn. Chúng thường có trong bánh mì làm từ bột chưa rây, ngũ cốc, gạo lức, bột kiều mạch, khoai tây.... Còn những nguồn carbohydrate đơn giản như bánh ngọt, mứt, bánh mì có đường...
Giảm stress, thư giãn hợp lý... là những cách bảo vệ tim hiệu quả - Ảnh minh họa.
Không xem thường cơn đau dạ dày
Suy tim được gây ra bởi tình trạng thiếu máu tuần hoàn trong cơ thể và nó xuất hiện khi cơ tim yếu, bị tổn thương hoặc dày bất thường, vì thế không bơm đủ lượng máu cần thiết đến các bộ phận và cơ khác. Suy tim có thể bộc lộ qua các triệu chứng như đau dạ dày, khó tiêu hoặc sưng phù. Dù những triệu chứng này thường được xem như tiến triển của bệnh, chúng có thể là biểu hiện của bệnh tim ở thanh thiếu niên và trẻ nhỏ.
Tròn trịa nhưng khỏe mạnh
Tập thể dục thường xuyên được cho có thể hạn chế nguy cơ bệnh tim mạch. Ví dụ, người mập mạp có thói quen chạy bộ 3-5 km/lần, 3 lần/tuần thì nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm đáng kể, dù thể trọng có thể không giảm.
Thận trọng khi dùng bia, rượu
Uống rượu bia vừa phải có thể giúp phòng ngừa bệnh tim mạch, nhưng nếu uống nhiều, nguy cơ mắc bệnh tim sẽ tăng lên. Đó là do thức uống này làm tăng huyết áp và khiến tim hoạt động kém hiệu quả do chất cồn có thể gây tổn thương trực tiếp cơ tim, làm các ngăn tim giãn ra và suy yếu. Nó cũng có thể làm rối loạn nhịp tim, nguyên nhân chủ yếu gây rung tâm nhĩ.
Theo SKDS
Uống rượu bia bao nhiêu là vừa? Nhiều công trình nghiên cứu y học đã khẳng định nếu uống rượu bia mức độ vừa phải, không lạm dụng, sẽ có lợi nhờ các thành phần sẵn có trong rượu bia giúp tiêu hóa tốt, phòng ngừa các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nếu uống quá mức trung bình sẽ có hại cho sức khỏe. Vì vậy, cần hiểu rõ số...