Uống nước trước khi đi ngủ có lợi ích và hạn chế gì cho sức khỏe?
Nhiều người có thói quen uống một cốc nước trước khi ngủ nhưng có những người không dám uống nước vì sợ đi tiểu đêm.
Vậy, việc uống nước trước khi ngủ có cần thiết không?
Cảm giác khát, muốn uống nước trước khi đi ngủ không phải là hiếm. Trên thực tế, một nghiên cứu trên chuột cho thấy xu hướng uống nhiều hơn vào buổi tối có thể là một phần tự nhiên của chu kỳ ngủ – thức, nhằm ngăn ngừa tình trạng mất nước qua đêm.
Tuy nhiên, các chuyên gia thường khuyên, nên ngừng uống nhiều nước trong vòng hai giờ trước khi đi ngủ. Bằng cách này, sẽ không làm cơ thể chứa nhiều nước vì có thể khiến phải đi tiểu nhiều vào nửa đêm. Nếu cảm thấy miệng và cổ họng khô rát hay cần phải uống thuốc hàng đêm thì nên uống một lượng ít nước.
Theo chuyên gia về rối loạn giấc ngủ – Tiến sĩ Vensel Rundo, theo nguyên tắc chung, hãy uống ít hơn một cốc nước trong hai giờ cuối cùng trước khi đi ngủ nếu bạn phải uống. Và hãy uống từng ngụm nhỏ. Điều này cũng áp dụng cho những bữa ăn khuya khác. Cố gắng tránh các chất lỏng như rượu, nước trái cây và trà trong vòng hai giờ trước khi đi ngủ.
2. Nước liên quan đến chu kỳ giấc ngủ bị gián đoạn
Uống nước trước khi ngủ dễ gây gián đoạn giấc ngủ.
Mặc dù giữ đủ nước là điều quan trọng nhưng một giấc ngủ ngon vào ban đêm cũng quan trọng không kém. Nếu giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn, có thể đã đến lúc cần phải thay đổi thói quen uống nước vào ban đêm vì khi gián đoạn giấc ngủ sẽ khiến khó ngủ lại.
Nếu giấc ngủ liên tục bị gián đoạn đêm này qua đêm khác, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng thiếu ngủ và làm chất lượng giấc ngủ trở nên tồi tệ hơn. Hệ thống miễn dịch không hoạt động hiệu quả sau khi trải qua bất kỳ hình thức thiếu ngủ nào.
Mặc dù việc dậy đi tiểu đôi khi không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng điều quan trọng cần lưu ý là giấc ngủ bị gián đoạn liên tục có thể dẫn đến nhiều vấn đề. Giấc ngủ liên quan đến mọi thứ, từ hệ thống miễn dịch đến sức khỏe tâm thần. Tình trạng thiếu ngủ liên tục đã được chứng minh là có liên quan đến:
Mất trí nhớ
Cũng cần biết liệu có mắc phải bất kỳ bệnh lý nào có thể gây đi tiểu đêm thường xuyên hay không. Nếu vậy, có thể cần phải cắt giảm lượng nước uống ngay cả trước khi đi ngủ.
Video đang HOT
Lượng nước tiểu giảm vào ban đêm, cho phép ngủ từ sáu đến tám giờ mà không bị gián đoạn. Uống một hoặc hai ly nước trước khi đi ngủ có thể thay đổi chu kỳ này.
Theo một nghiên cứu năm 2019, những người trưởng thành ngủ ít hơn sáu giờ vào ban đêm có nguy cơ bị đột quỵ hoặc đau tim cao hơn.
Tuổi tác cũng có thể đóng một vai trò trong giấc ngủ và chu kỳ tiết niệu. Càng lớn tuổi, càng có nhiều khả năng bàng quang hoạt động quá mức. Điều này có thể liên quan đến các tình trạng bệnh lý làm ảnh hưởng đến chức năng bàng quang tiết niệu, chẳng hạn như suy giảm chức năng nhận thức do chứng mất trí nhớ hoặc đột quỵ khiến não khó truyền tín hiệu đến bàng quang. Đái tháo đường và phì đại tuyến tiền liệt lành tính cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng bàng quang tiết niệu.
3. Lợi ích của việc uống nước trước khi đi ngủ
Uống nước đúng cách có lợi cho sức khỏe.
Nếu bạn sống ở nơi có khí hậu ấm, bạn có nhiều khả năng đổ mồ hôi vào ban đêm, điều này dễ dẫn đến mất nước. Uống nước trước khi đi ngủ có thể giúp tránh tình trạng mất nước khi ngủ và điều này cũng có thể giúp bạn đạt được mức giảm nhiệt độ cơ thể giúp gây buồn ngủ.
Có một số trường hợp khác mà việc uống nước trước khi đi ngủ có thể hữu ích. Đối với một số người, nước nóng có thể trở thành một phần của thói quen thư giãn trước khi đi ngủ. Nếu bạn bị cảm lạnh hoặc cúm, một cốc nước nóng có thể giúp giảm triệu chứng. Thở bằng miệng khiến bạn mất nhiều nước hơn thở bằng mũi, vì vậy những người bị nghẹt mũi có thể uống nước để bổ sung lượng chất lỏng đã mất.
Với lượng vừa phải, uống nước vào buổi tối vẫn có thể có lợi. Nước là một chất dinh dưỡng thiết yếu giúp giữ cho cơ thể đủ nước, các khớp được bôi trơn, phân hủy chất thải và một số lợi ích như:
Tâm trạng được cải thiện:
Theo một nghiên cứu năm 2014, thiếu nước có thể tác động tiêu cực đến tâm trạng, điều này có thể ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ – thức tổng thể.
Nghiên cứu đã kiểm tra tổng cộng 52 đối tượng uống lượng chất lỏng cao (22) và thấp (30). Những người thường uống nhiều nước sẽ không bình tĩnh và không có nhiều cảm xúc tích cực khi họ không thể uống nhiều như bình thường.
Những người uống ít nước cho thấy cảm xúc tích cực, sự hài lòng và bình tĩnh tăng lên khi họ tăng lượng nước uống.
Uống nước – đặc biệt là nước nóng hoặc ấm – là một cách tự nhiên giúp giải độc cơ thể và cải thiện tiêu hóa.
Nước ấm làm tăng lưu thông máu, giúp cơ thể bạn có khả năng phân hủy chất thải và tăng lượng mồ hôi. Đổ mồ hôi sẽ khiến bạn mất một ít chất lỏng suốt đêm nhưng nó cũng sẽ loại bỏ lượng muối hoặc chất độc dư thừa và làm sạch tế bào da.
Uống nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp đủ nước suốt đêm và có thể giúp cơ thể loại bỏ các độc tố, giảm đau hoặc chuột rút ở dạ dày.
Nếu uống nước có cảm giác quá nhạt do cảm lạnh, hãy cân nhắc thêm chanh vào nước trước khi đi ngủ. Điều này có thể mang lại hương vị cho nước và chanh cũng chứa vitamin C, một lợi ích bổ sung có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
4. Thời điểm nào uống nước tốt nhất?
Uống nước trước khi đi ngủ có một số lợi ích nhưng uống quá gần giờ đi ngủ có thể làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ và tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch.
Phải uống đủ nước trong ngày để tránh mất nước và tránh uống quá nhiều nước vào ban đêm. Một dấu hiệu mất nước là nước tiểu sẫm màu. Nếu uống đủ nước, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt hoặc trong.
Uống tám ly nước mỗi ngày là một mục tiêu hữu ích nhưng con số đó có thể khác nhau tùy theo từng người. Có thể cần uống nhiều nước hơn tùy thuộc vào mức độ hoạt động, thời tiết hoặc nếu đang mang thai.
Một số phương pháp tốt nhất để giữ nước bao gồm:
Tăng lượng rau và trái cây của bạn vì chúng chứa nhiều nước.
Uống nước trước và sau khi tập thể dục.
Uống nước khi đói vì khát đôi khi bị nhầm là đói.
Điều quan trọng là phải uống đủ nước trong ngày, tuy nhiên, điều này có thể gây khó chịu nếu bạn uống trực tiếp trước khi đi ngủ. Tránh uống nước hoặc bất kỳ chất lỏng nào khác khoảng hai giờ trước khi ngủ để tránh thức dậy vào ban đêm.
Nếu uống nước trước khi đi ngủ khiến gặp phải các triệu chứng bất thường, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Họ có thể giúp bạn xác định lượng nước tốt nhất cho chế độ ăn uống và sức khỏe tổng thể.
Vì sao người già hay mắc chứng tiểu đêm, cách khắc phục?
Tiểu đêm là hội chứng phổ biến ở người già. Do phải thức dậy nhiều lần giữa đêm làm gián đoạn giấc ngủ, gây mệt mỏi và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Vì sao người già hay mắc chứng tiểu đêm, làm cách nào để hạn chế?
Tiểu đêm là gì?
Giấc ngủ ban đêm có vai trò rất lớn đối với sức khỏe. Chu kỳ ngủ ban đêm nhằm phục hồi sức khỏe và cân bằng hệ nội tiết của con người.
Thông thường, một người khỏe mạnh sẽ đi tiểu khoảng 8 lần/ngày, trong đó có 7 lần vào ban ngày và 1 lần vào ban đêm với lượng nước tiểu mỗi lần tương đương 300 ml. Nếu phải đi tiểu nhiều lần vào ban đêm gây gián đoạn giấc ngủ thì được gọi là hội chứng tiểu đêm.
Tiểu đêm làm gián đoạn giấc ngủ, gây mệt mỏi và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ảnh minh họa.
Nguyên nhân gây tiểu đêm ở người già
- Đa niệu đêm (chiếm 70%): do não vừa giảm sản sinh ADH vừa giảm chất lượng ADH, đồng thời thận cũng kém nhạy cảm với ADH làm cho thận tăng thải nước tiểu xuống bàng quang, bàng quang nhanh chóng bị căng đầy buộc bệnh nhân phải thức dậy để đi tiểu.
- Các bệnh lý tiết niệu: phì đại tuyến tiền liệt, xơ hẹp cổ bàng quang, các nguyên nhân gây ra chứng bàng quang tăng hoạt.
- Các bệnh lý khác: suy tim, do sử dụng thuốc lợi tiểu, chứng ngừng thở khi ngủ...
- Các thói quen xấu: uống nước, ăn canh nhiều ban đêm, sử dụng các thức uống lợi tiểu ban đêm như rượu, bia, nước chè, cà phê...
Tiểu đêm ở người già ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
- Mất ngủ: mất ngủ kéo dài từ ngày này qua ngày khác nhanh chóng bào mòn sức khỏe người bệnh, làm giảm sức đề kháng, nhiều người bệnh bị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, thậm chí gây rối loạn tâm thần.
- Tăng 1,5 lần tỷ lệ tử vong do đột quỵ: tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, ngã chấn thương, gãy cổ xương đùi. Nguyên nhân là do khi thức dậy ban đêm, các cơ quan bộ phận đều giảm hoạt động, các giác quan đều kém tinh tế, do thay đổi đột ngột nhiệt độ trên giường và bên ngoài, do mất thân nhiệt qua việc đi tiểu...
- Gây mất ngủ cho người thân do việc thức dậy đi tiểu.
Khắc phục chứng tiểu đêm ở người già bằng cách nào?
Khi mắc chứng tiểu đêm, người bệnh cần xác định nguyên nhân bệnh tiểu đêm do nguyên nhân gì mới có thể cải thiện được tình trạng này. Đối với nhóm nguyên nhân tiểu đêm thực thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ chữa trị bệnh lý để làm giảm triệu chứng tiểu đêm. Trong trường hợp tiểu đêm là do suy giảm chức năng, bệnh nhân nên chủ động điều chỉnh thói quen sinh hoạt như:
- Bỏ thói quen uống nhiều nước, rượu bia, cà phê hoặc trà vào buổi tối;
- Tăng cường rau xanh và chất xơ, giảm ăn các loại canh có thành phần lợi tiểu như rau cải, mướp, bầu... vào bữa cơm chiều
- Không ăn quá nhiều thịt hoặc ăn quá mặn
- Hạn chế ăn trái cây chứa nhiều nước như dưa hấu, bưởi, cam... trước khi đi ngủ.
- Tránh lo lắng, căng thẳng quá mức dẫn tới mất ngủ
- Tạo thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ và đúng giờ trong ngày.
Nếu mắc chứng tiểu đêm, người già cần lưu ý khi thức dậy đi tiểu cần ngồi dậy từ từ, đợi đến khi tỉnh táo mới bước ra khỏi giường để tránh tai biến mạch máu não. Trong trường hợp không có nhà vệ sinh khép kín, người già nên chuẩn bị sẵn bô trong nhà, tránh đi tiểu ngoài trời vào ban đêm, đặc biệt khi trời lạnh.
Loại cây mệnh danh 'nhân sâm của người nghèo', những người này chớ dại uống Trong y học cổ truyền, đây là loại cây thuốc quý. Nước lá cây này được ưa chuộng hơn cả vì mang lại nhiều lợi ích đặc biệt, tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng. Theo Đông y, lá đinh lăng có tính mát, vị hơi đắng, và có tác dụng giải độc, chống dị ứng, cũng như chữa táo...