Uống nước, nuốt luôn hàm răng giả vào thực quản
Trong lúc uống nước, một nữ bệnh nhân đã nuốt trôi cả hàm răng giả, vướng vào thực quản. Nếu không được lấy dị vật kịp thời, tính mạng người bệnh có thể bị đe dọa.
Chiều 28.7, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cho hay, các bác sĩ khoa Tai Mũi Họng vừa nội soi cấp cứu lấy thành công hàm răng giả cắm ngang trong thực quản người bệnh.
Răng giả có móc sắc nhọn được gắp ra khỏi thực quản bệnh nhân. Ảnh K.N
Trước đó, nữ bệnh nhân V.T.B.L. (37 tuổi, ngụ tỉnh Hậu Giang) được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ trong tình trạng vật vã, nuốt đau, nuốt vướng, huyến áp tăng.
Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân sử dụng hàm răng giả khoảng 5-6 năm. Khoảng nửa năm nay, móc cài hàm răng giả bị gãy, bệnh nhân biết nhưng chưa đi kiểm tra lại. Không may tai nạn xảy ra trong lúc uống nước, hàm răng giả bị trôi, vướng vào đường thực quản. Người bệnh đã cố gắng nôn ói dị vật ra nhưng không thành công. Sau đó, gia đình đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế địa phương khám và chuyển lên Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ điều trị.
Tại đây, bệnh nhân được chỉ định nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng cấp cứu. Quá trình nội soi, các bác sĩ ghi nhận cách cung răng khoảng 15 cm có 1 dị vật hàm răng giả cắm ngang sau nắp thực quản, hạn chế quan sát. Nội soi ban đầu không thành công do bệnh nhân bị kích thích nhiều, vật vã.
Sau đó, bệnh nhân được chỉ định nội soi có gây mê. Các bác sĩ đã dùng ống soi cứng 40 cm soi thực quản, qua miệng thực quản khoảng 1 cm ghi nhận dị vật răng giả vắt ngang thực quản. Sau đó dùng kẹp thẳng kéo một đầu răng về vị trí thực quản, cẩn thận lấy dị vật hàm răng giả ra ngoài. Sau khi gắp thành công dị vật, tình trạng bệnh nhân ổn định được chuyển khoa Nội Tiêu hóa – Huyết học điều trị tiếp.
Sau khi lấy dị vật, tình trạng bệnh nhân đã dần ổn định. Ảnh K.N
Video đang HOT
Theo các bác sĩ, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, trường hợp nuốt răng giả buộc phải nội soi cấp cứu như trên cũng thường gặp. Hầu hết là bởi theo thời gian, răng giả không còn bám chắc vào khung răng nên dễ tuột trong quá trình sinh hoạt như: ăn uống, hắt hơi… hoặc không tháo răng giả khi ngủ. Khi bệnh nhân nuốt phải răng giả, thông thường móc cài của răng giả sẽ bị mắc tại vùng hẹp của thực quản nằm gần ngực. Nguy hiểm là vị trí này có nhiều mạch máu lớn. Nếu không lấy dị vật kịp thời, có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân khi móc sắt chọc trúng mạch máu lớn. Ngoài ra, móc sắt cũng có thể gây tổn thương, nhiễm trùng vùng giữa ngực, có thể gây sốc nhiễm trùng đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi bị răng giả rơi vào đường tiêu hóa, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, đến càng sớm thì việc can thiệp thực hiện lấy dị vật sẽ thuận lợi hơn.
10 dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư mọi người không nên chủ quan
Dưới đây là 10 dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư mà mọi người cần biết để đi thăm khám sớm, tránh chậm trễ.
BSCKI. Dương Ngọc Vân, Bệnh viện Đa Khoa Medlatec cho hay, nếu cơ thể xuất hiện một vài dấu hiệu dưới đây thì bạn hoặc người thân cần chủ động đi kiểm tra sức khỏe.
Sụt cân không rõ nguyên nhân
Nếu chế độ ăn uống, tập luyện của bạn không thay đổi, lịch sinh hoạt và thói quen hàng ngày vẫn như bình thường nhưng lại sụt cân thì đừng chủ quan. Sụt cân từ 5kg trở lên mà không rõ nguyên nhân thường xảy ra với người bị ung thư tụy, dạ dày, thực quản, phổi,...
Mệt mỏi kéo dài
Người bị ung thư sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi và suy nhược. Nguyên nhân là do các khối ung thư vừa "hút" chất dinh dưỡng trong cơ thể, vừa tiết ra những chất làm rối loạn các hoạt động của cơ quan. Ngoài ra, mệt mỏi này cũng xuất phát từ việc người bệnh chán ăn, mất ngủ, thường xuyên bị đau nhức.
Sốt
Sốt không phải là bệnh, mà là một cơ chế của cơ thể để chống lại tình trạng nhiễm trùng. Lúc này, hệ thống miễn dịch sẽ tăng cường sản xuất tế bào bạch cầu, và thân nhiệt cơ thể không ngừng tăng cao.
Nếu bị sốt cao, liên tục trong một thời điểm (chiều, ban đêm...) trong ngày thì cũng có thể dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư. Bạn không nên chủ quan trong trường hợp này mà cần đi khám để tìm nguyên nhân.
Khi các khối u lớn và chèn ép lên thần kinh, cơ quan thì người bệnh cảm thấy đau nhức dai dẳng. (Ảnh minh họa)
Đau
Khi khối u phát triển và lan rộng thì chúng sẽ chèn ép lên mạch máu, dây thần kinh hoặc các cơ quan lân cận. Vì thế, người bệnh sẽ cảm thấy đau, ngay cả khi đã dùng thuốc giảm đau. Cảm giác đau kéo dài và ngày càng nghiêm trọng thì cần đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
Sưng, nổi cục u, nổi hạch
Bất kỳ vùng nào trên cơ thể bị sưng, nổi cục u và nổi hạch thì cũng đều cảnh báo bệnh lý bất thường, thậm chí có thể là bệnh ung thư. Đặc biệt, hạch nổi ở cổ, nách, vú, bẹn,... thì càng không được chủ quan, xem thường.
Powered by GliaStudio
close
Bất thường ở da
Da bỗng nhiên bị sẫm màu, ngứa và nổi các nốt đỏ có thể cảnh báo ung thư gan, thận hoặc buồng trứng. Trên da xuất hiện những nốt như nốt ruồi hoặc những vết loét không rõ nguyên nhân thì có thể là triệu chứng của ung thư da.
Ho nhiều, khàn tiếng
Triệu chứng điển hình của ung thư phổi là ho khan, khàn tiếng, kéo dài trên 2 - 4 tuần. Mặc dù đã sử dụng thuốc điều trị nhưng tình trạng ho vẫn không khỏi, ngược lại, ngày càng trầm trọng.
Ngoài ra, nếu bị ung thư thanh quản hoặc tuyến giáp thì bạn cũng có thể xuất hiện các triệu chứng này. Để biết chính xác nguyên nhân và có hướng can thiệp kịp thời, việc cần làm ngay lúc này chính là đi thăm khám.
Bất thường về ăn uống, tiêu hóa
Nếu bạn cảm thấy mắc nghẹn ở cổ, khó nuốt và khi nuốt cảm thấy "vướng víu" thì không loại trừ nguyên nhân do ung thư lưỡi, vòm họng,... Trường hợp bị đầy hơi, trướng bụng, nôn và đau nhiều sau khi ăn có thể là các bệnh lý ung thư đường tiêu hóa.
Thói quen đại tiện, tiểu tiện thay đổi
Ngoài những bất thường về tiêu hóa, nếu như các cơ quan bàng quang, tuyến tiền liệt hay tử cung, buồng trứng xuất hiện khối u thì sẽ dẫn đến sự thay đổi khi đại tiện, tiểu tiện. Cụ thể, bạn hay đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Ngoài ra là tiểu tiện liên tục, lắt nhắt, tiểu không tự chủ,...
Chảy máu không rõ nguyên nhân
Tình trạng chảy máu khác nhau tùy vào bệnh, có thể là chảy máu âm đạo giữa các kỳ kinh, chảy máu khi đi tiểu tiện hoặc đại tiện, ho ra máu, nôn ra máu,... Bên cạnh đó là hiện tượng xuất huyết dưới da (dưới da có vết bầm không rõ nguyên nhân). Nói chung, tùy vị trí và mức độ xâm lấn của khối u đến các mạch máu và cơ quan mà sẽ có mức độ chảy máu khác nhau.
BSCKI. Dương Ngọc Vân cho rằng, những dấu hiệu trên có thể bắt gặp ở các bệnh lý thông thường, nhưng cũng có thể cảnh báo bệnh ung thư. Nhưng dù trong trường hợp nào thì bạn cũng nên đi khám để bác sĩ kiểm tra, tìm kiếm nguyên nhân, chẩn đoán bệnh và có phương án điều trị.
Việc "lắng nghe" những thay đổi của cơ thể và đi thăm khám, điều trị kịp thời là rất quan trọng. Bởi với ung thư, phát hiện càng sớm thì tỷ lệ chữa khỏi càng cao. Đồng thời, tiết kiệm được chi phí điều trị. Song song đó, cần thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt hàng ngày theo hướng lành mạnh và khoa học hơn.
Cảnh báo: Sử dụng đồ uống quá nóng làm tăng 90% nguy cơ bị mắc ung thư thực quản Theo các nghiên cứu, việc sử dụng đồ uống với nhiệt độ quá nóng làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản, bất kể đó là đồ uống gì. Ung thư là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất. Tuy nhiên, may mắn rằng, các nghiên cứu được thực hiện trong nhiều năm qua chỉ ra rằng, thay đổi thói quen...