Uống nước mát, nhiều trẻ bị rối loạn đường tiểu
Đang mùa mưa, trời bỗng vào đợt “hạn bà chằn”, “nhiều phụ huynh đua nhau nấu hoặc mua các loại nước giải nhiệt cho con uống để… thanh nhiệt. Tuy nhiên, nhiều loại nước “mát” lại gây hại cho bé” – bác sĩ (BS) Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cảnh báo.
Chị Nguyễn Thị Hạnh, ngụ Q.10, TP.HCM lo lắng cho cậu con trai năm tuổi. Mấy hôm nay bé Bi nhà chị cứ liên tục vào nhà vệ sinh. Thấy bất thường, hỏi ra chị mới biết bé luôn… mắc tiểu.
Nghi ngờ con có thể mắc các bệnh về tiết niệu hay thận, chị đưa bé đi khám ở Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM. Sau khi thăm hỏi, BS cho biết, do bé Bi uống quá nhiều nước mát. Chỉ cần ngưng, không uống nước mát và cho bé uống nước đun sôi để nguội, triệu chứng mắc tiểu sẽ giảm.
BS Diệp cho biết, trường hợp trẻ bị rối loạn tiểu do uống các loại nước thanh nhiệt không hiếm. “Người lớn đang lạm dụng, hoặc chưa hiểu rõ về công dụng của các loại nước thanh nhiệt. Với người trưởng thành, uống những loại nước này cũng cần có liều lượng, trẻ nhỏ càng phải lưu ý nhiều hơn”, BS Diệp nói.
Trên những xe nước mát ở các vỉa hè, ngoài nước sâm còn có nhiều món thanh nhiệt khác như nước đắng, nước mát đóng hộp (nước bí đao, nước khổ qua…), hồng trà, trà thanh nhiệt… Thành phần của nước sâm thường gồm: sâm đại hành, actiso, lá mã đề, mía lau, rong biển, bông cúc, cần tàu, râu bắp…
Trẻ em dưới mười tuổi không nên uống các loại nước này. Đi tiểu nhiều sẽ khiến trẻ mất nước, mệt mỏi do thận phải làm việc nhiều.
BS Diệp cho rằng, thức uống và thực phẩm giải nhiệt tốt nhất cho trẻ nhỏ là sữa, nước trắng. Nếu sử dụng nước đóng chai phải chọn các hãng có uy tín. Phụ huynh nên cho trẻ ăn trái cây để nguyên miếng giúp giải nhiệt mà vẫn đảm bảo các vitamin không bị mất đi do chế biến.
Cha mẹ có thể cho trẻ dùng thêm các loại nước cam, quýt, bưởi, dưa leo, táo. Các loại nước quả ép này vừa cung cấp nước lại bổ sung các vitamin và khoáng chất.
Theo Trâm Anh
Video đang HOT
Phunuonline
9 cách chữa nhiệt miệng đơn giản, nhanh khỏi nhất
Nhiệt miệng là một trong những bệnh lý rất hay gặp phải gây khó chịu mỗi khi ăn uống, nhất là là vào mùa hè. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các bài thuốc dân gian dưới đây.
Mật ong
Các bạn hãy ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét. Đây là phương pháp kinh điển dùng để chữa nhiệt miệng. Nhiều nghiên cứu cho thấy dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ chịu.
Ngậm chất chát
Chất chát có tính sát trùng (kháng khuẩn, kháng vi-rút) nên sẽ chữa lành các nốt lở do nhiệt miệng. Bạn không cần tìm kiếm ở đâu xa. Có những chất chát lành tính như nước chè xanh, rau dắp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài... Ngậm một ngụm nước chè xanh (không cần uống nhé, chỉ ngậm rồi nhả ra thôi) trong khoảng 5-10 phút, chắc sẽ đỡ nhiều.
Nước cam, chanh
Bản thân nước cam, chanh không "đặc trị" chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, chúng đều chứa rất nhiều vitamin C nên có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bạn vượt qua những căn bệnh do vi-rút, vi khuẩn gây ra (trong đó có nhiệt miệng). Bạn có thể uống 1 ly nước chanh hoặc cam vắt mỗi ngày. Tuy nhiên, đừng uống khi bụng đói.
Rau ngót
Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần. Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi. Theo Đông y, lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc
Xúc miệng thường xuyên
Bị nhiệt miệng khi ăn sẽ rất đau, để giảm đau trước khi ăn bạn nên xúc miệng bằng nước đá. Sau khi ăn xong nên xúc miệng lại bằng nước muối ấm. Đều đặn ngày 3 lần như vậy các vết loét trong miệng sẽ khỏi dần.
Ăn sữa chua
Sữa chua là món ăn khoái khẩu của nhiều người trong mùa hè. Không những thế sữa chua còn có thể dùng để chữa nhiệt miệng đơn giản mà khá hiệu quả. Sữa chua sẽ ngăn hình thành các vết loét mới trong khoang miệng.
Củ cải trắng
Giã củ cải sống 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày khỏi.
Cà chua
Các bài thuốc Đông y cho thấy cà chua là loại quả có tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp này. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 - 4 lần, sẽ có tác dụng rất tốt.
Uống nước khế chua
Khế tươi 2 - 3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.
Phòng chống bệnh nhiệt miệng
Nguyên nhân chính của nhiệt miệng là do nóng trong người, ăn uống nhiều đồ cay nóng, vệ sinh răng miệng không được tốt hoặc do thiếu hụt protein trong chế độ ăn uống hằng ngày. Dưới đây là một số cách phòng chống nhiệt miệng:
- Tăng cường các loại thực phẩm bổ sung thêm protein và vitamin như C, B1, B2...
- Hạn chế hoặc nói không với các thực phẩm cay nóng ớt, hạt tiêu...
- Uống nhiều nước giúp thanh nhiệt, bài tiết độc, lương huyết tốt hơn
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên, xúc miệng nước muối giúp sát khuẩn và làm sạch vùng miệng.
Theo Megafun
Thần dược cà tím giúp thanh nhiệt, giải độc... ngừa ung thư Cà tím không chỉ là món ăn ngon mà còn rất bổ dưỡng cho sức khỏe, đặc biệt là thần dược cà tím giúp thanh nhiệt, giải độc... ngừa ung thư. Cà tím là loại thực phẩm rất phổ biến ở Việt Nam. Cà tím không chỉ có màu sắc bắt mắt mà còn rất bổ dưỡng. Một cốc cà tím chứa khoảng...