Uống nước lạnh sau ăn có thể gây ung thư?
Bạn đọc Hà Phương (38 tuổi, ngụ tỉnh Hà Nam) hỏi: “Gần đây, tôi có nghe thông tin cho rằng uống nước lạnh sau bữa ăn sẽ bị ung thư, còn ăn trái cây khi đói, nhất là lúc bụng rỗng sẽ giúp thanh lọc cơ thể? Mong chuyên gia tư vấn”.
Ảnh minh họa
PGS-TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, trả lời: Thông tin cho rằng uống nước lạnh, nhất là uống sau bữa ăn sẽ bị ung thư là không có cơ sở khoa học. Với người bình thường, khi uống nước lạnh hoặc nước mát, cơ thể sẽ hấp thu và điều hòa nhiệt độ trở lại. Tuy nhiên, nếu đồ uống lạnh quá mức có thể khiến các vi mạch trong dạ dày và ruột co thắt lại từ đó làm giảm chức năng tiêu hóa tức thì. Tuy nhiên, không có mối liên quan nào giữa uống nước lạnh với bệnh ung thư. Nếu có thì việc uống nước lạnh sẽ khiến người nhạy cảm dễ bị bệnh viêm họng, nhất là những người vừa đi từ ngoài trời nắng vào.
Video đang HOT
Còn thắc mắc của bạn về ăn trái cây khi đói, tôi cho rằng việc ăn trái cây trước hay sau bữa ăn là tùy từng đối tượng với thể trạng và vấn đề sức khỏe khác nhau. Trái cây là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Với người bị thừa cân, béo phì nên ăn trước bữa ăn khoảng 1-2 giờ. Khi dạ dày đã lưng lửng mới ăn bữa chính sẽ giúp người thừa cân giảm lượng thức ăn đưa vào cơ, từ đó giúp giảm cân nặng. Còn đối với người gầy, có thể ăn trái cây sau bữa ăn bởi đường trong trái cây là đường fructose dễ tích trữ năng lượng, nhất là khi đã no. Cần lưu ý không nên ăn trái cây sát giờ đi ngủ vì sẽ khiến cơ thể tích tụ năng lượng, làm chậm quá trình tiêu hóa.
Diệu Thu ghi
Theo nguoilaodong
Trẻ bị ốm phải kiêng ăn đồ tanh?
Phạm Huyền (25 tuổi, Bắc Giang) hỏi: "Bé nhà tôi được 18 tháng, thời gian gần đây, bé rất hay bị ốm, mỗi lần như vậy, tôi cho bé ăn những đồ tanh như tôm, cá,... thì bé rất dễ trớ. Tôi nghe nói trẻ ốm cần kiêng các loại thực phẩm tanh, có đúng không?".
Ảnh minh họa
PGS-TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, trả lời: Trẻ nhỏ khi bị ốm thường chán ăn nên dễ sụt cân và có thể bị suy dinh dưỡng. Do đó, cần cho trẻ ăn thành nhiều bữa hơn nhưng số lượng mỗi bữa ít hơn. Khi trẻ ốm không cần kiêng khem các loại thực phẩm như tôm, cá, dầu mỡ và rau xanh nhưng có thể giảm lượng thực phẩm trong mỗi bữa ăn. Có nhiều cha mẹ băn khoăn việc có nên cho trẻ ăn cua, tôm, thịt gà... khi con đang bị ho, viêm họng. Tuy nhiên, chưa có chứng cứ khoa học nào chứng minh những thực phẩm này gây ho cho trẻ.
Vì vậy, cha mẹ có thể yên tâm làm đa dạng bữa ăn để trẻ được thay đổi khẩu vị, ăn được nhiều hơn và mau khỏe hơn. Cần chú ý nấu loãng thức ăn hơn bình thường để dễ tiêu hóa và vẫn duy trì cho mỡ, dầu vào bột hay cháo của trẻ ngay cả khi trẻ bị sốt kèm tiêu chảy. Xúp, nước cháo, dung dịch oresol chỉ là để bù nước, không nên xem là thức ăn vì không cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
Sau khi khỏi ốm, để giúp trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh dưỡng, cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 2 bữa, trong 2 tuần liền.
Diệu Thu ghi
Theo nguoilaodong
Ăn thức ăn để tủ lạnh qua đêm sẽ bị ung thư "ghé thăm"? Thời tiết nắng nóng, hầu hết các bà nội trợ đều cho thức ăn thừa vào tủ lạnh để bảo quản và họ yên tâm rằng như thế là an toàn. Tuy nhiên, không ít thông tin cho rằng ăn thức ăn để tủ lạnh qua đêm dễ bị ung thư. Vậy chuyên gia nói gì về vấn đề này? Khủng hoảng về...