Uống nước lạnh hay nước ấm tốt cho sức khỏe hơn?
Nước ở nhiệt độ nào cũng có tác dụng giải nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa, giảm cân. Tuy nhiên, bạn nên chọn uống nước ấm với nhiều ưu điểm hơn.
Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Mỹ khuyến nghị nam giới từ 19 tuổi trở lên nên uống 3,7 lít nước/ngày và phụ nữ từ 19 tuổi trở lên nên uống 2,7 lít/ngày. Ngoài ra, việc lựa chọn uống nước ở nhiệt độ nào cũng có tác động khác nhau tới sức khỏe.
Trang Healthline đã đưa ra các bằng chứng cho thấy uống nước ấm đem lại nhiều lợi ích hơn nước lạnh.
Uống nước lạnh có nhiều nhược điểm hơn ưu điểm. Ảnh: Shutterstock
Rủi ro của nước lạnh
Một nghiên cứu nhỏ đăng tải trên Thư viện Y khoa Mỹ cho thấy uống nước lạnh làm cho chất nhầy mũi đặc hơn, gây khó thở. Khi so sánh, các nhà nghiên cứu phát hiện súp gà và nước nóng giúp mọi người dễ thở hơn. Nếu bạn đang điều trị cảm cúm, uống nước lạnh có thể khiến tình trạng nghẹt mũi trở nên tồi tệ hơn.
Uống nước lạnh có thể làm trầm trọng thêm một số bất ổn sức khỏe. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu của hơn 600 người đã ghi nhận tình trạng này ở những người bị chứng đau nửa đầu, co thắt tâm vị (hạn chế khả năng chuyển thức ăn qua thực quản).
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, uống nước lạnh với thức ăn nóng gây ra sự mất cân bằng. Thông thường, trong các bữa ăn ở đây, thực khách được phục vụ nước ấm hoặc trà nóng. Nhiều nước khác cũng có quan điểm này.
Lợi ích của nước lạnh
Lợi ích quan trọng nhất mà bạn có thể nhận được sau khi uống một cốc nước lạnh là hạ nhiệt độ cơ thể khi trời quá nóng, tập luyện thể thao, giảm khả năng đổ mồ hôi, ngăn ngừa mất nước.
Uống nước lạnh khi tập thể dục giúp cơ thể không bị quá nóng và buổi tập luyện của bạn hiệu quả hơn.
Uống nước lọc, bất kể nhiệt độ nào, có liên quan đến hấp thụ lượng calo thấp hơn trong ngày. Đặc biệt khi bạn sử dụng nước lọc thay cho đồ uống có đường sẽ tốt cho quá trình tiêu hóa, duy trì cân nặng vừa phải. Nước lạnh còn có khả năng giúp bạn đốt cháy thêm một ít calo khi cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt.
Video đang HOT
Uống một cốc nước ấm mỗi sáng đem lại nhiều lợi ích. Ảnh: Shutterstock
Tác dụng của nước ấm
Theo Pharm Easy, nước đem lại rất nhiều lợi ích, có thể tăng cường sức khỏe tổng thể và bảo vệ bạn khỏi một số bệnh. Nhưng khi uống nước ấm hơn một chút, tác dụng trên sẽ tăng lên gấp nhiều lần.
Uống nước ấm thường xuyên sẽ tăng tốc độ tiêu hóa. Nhờ đó, thức ăn nhanh bị phá vỡ, quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng sẽ tốt hơn. Nước ấm còn ngăn ngừa táo bón dẫn đến các biến chứng sức khỏe khác như trĩ.
Khi bạn uống nước ấm, cơ thể sẽ nóng lên, giúp tăng tốc quá trình trao đổi chất. Nhờ đó, tăng cường khả năng sử dụng năng lượng được giải phóng từ quá trình phân hủy thức ăn.
Nước ấm làm giãn mạch máu một chút, thúc đẩy lưu thông máu, giúp các cơ quan hoạt động tốt hơn. Nhờ đó, nước ấm cũng có thể giảm đau, đặc biệt là đau cơ khớp; dịu các vấn đề về xoang khi bạn bị cảm lạnh. Cơ thể có thể loại bỏ chất nhầy bằng cách ho và xì mũi.
Nhưng bạn đừng uống nước quá nóng vì sẽ phản tác dụng và khiến các khớp của bạn sưng lên.
Dùng thuốc thông mũi cho trẻ những điều cha mẹ có thể chưa biết
Nghẹt mũi gây khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt của trẻ. Việc sử dụng các thuốc thông mũi có thể giúp cải thiện tình trạng này.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc thế nào để bảo đảm an toàn lại là điều mà nhiều cha mẹ chưa biết hết.
Thời tiết thay đổi, ô nhiễm môi trường là những nguyên nhân phổ biến gây các bệnh lý mũi họng ở trẻ. Triệu chứng phổ biến của bệnh là nghẹt mũi, gây khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt của trẻ. Các thuốc thông mũi được coi là biện pháp hiệu quả cải thiện tình trạng nghẹt mũi, khó thở.
1. Một số thuốc thông mũi thường dùng
1.2. Thuốc chống sung huyết
Thuốc chống sung huyết có tác dụng làm co các mạch máu trong niêm mạc mũi, giúp giảm sưng và tắc nghẽn (nghẹt mũi). Một số thuốc hay dùng gồm: Thuốc tác động toàn thân (pseudoephedrin dạng uống); thuốc tác động tại chỗ (naphazolin, oxymetazolin, xylometazolin ... dạng thuốc nhỏ/xịt mũi).
Lưu ý, không sử dụng thuốc thông mũi pseudoephedrinecho trẻ em dưới 2 tuổi trừ khi có chỉ định cụ thể của bác sĩ. Viên nén/viên nang tác dụng kéo dài không được khuyến khích sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi. Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc là nhịp tim nhanh, lo lắng, bồn chồn, mất ngủ...
Thuốc thông mũi giúp trẻ giảm các triệu chứng nghẹt mũi, khó thở.
Thuốc chống sung huyết tác dụng tại chỗ giúp giảm cảm giác ngạt mũi rất nhanh, nên nhiều người coi là "thần dược" tự ý mua về sử dụng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc có thể gây nguy hiểm cho trẻ, bởi thuốc nhỏ/xịt mũi có tác dụng co mạch, không chỉ khu trú ở niêm mạc mũi mà còn có thể gây co mạch toàn thân, khiến trẻ bị tím tái, choáng, vã mồ hôi, trụy tim mạch...
Tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc là gây rát mũi, khô mũi, chảy máu mũi... khiến trẻ khó chịu và nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn cao hơn.
Ngoài ra, cần lưu ý không nên sử dụng thuốc chống sung huyết trong thời gian dài (quá 7 ngày), đặc biệt với loại thuốc tác dụng tại chỗ ở dạng nhỏ/xịt mũi. Làm dụng thuốc có thể gây hiện tượng nhờn thuốc, thuốc không có hiệu quả theo thời gian, thậm chí còn gây hiện tượng tác dụng ngược, làm nặng thêm tình trạng nghẹt mũi.
1.2. Nước muối dạng nhỏ hoặc xịt
Nước muối sinh lý là các thuốc không cần kê đơn, độ an toàn cao, dùng được cho mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ sơ sinh. Hai loại thường dùng là nước muối đẳng trương (nước muối sinh lý 0,9%) và nước muối ưu trương.
- Công dụng chính của nước muối sinh lý (0,9%) là giúp làm vệ sinh lấy sạch mũi nhầy. Do có cùng nồng độ muối sinh lý với mũi/họng nên có thể dùng nhiều lần, dài ngày tùy theo nhu cầu vệ sinh khi viêm nhiễm. Tuy nhiên, không nên lạm dụng nước muối sinh lý trong điều kiện mũi bình thường vì sẽ làm mũi trẻ mất đi lớp dịch tiết tự nhiên giúp bảo vệ lớp niêm mạc, từ đó mũi dễ bị khô rát, kích ứng, chảy nước mũi và có thể gây viêm nhiễm.
- Nước muối ưu trương (là loại có nồng độ muối cao hơn 0,9%), giúp cuốn mũi co lại, giảm phù nề và giúp trẻ dễ thở hơn. Tuy nhiên loại nước muối này không nên sử dụng quá 7 ngày liên tục vì có thể dẫn đến tổn thương niêm mạc mũi.
Các thuốc dạng xịt chứa corticoid có thẻ gây tác dụng phụ nguy hiểm nếu lạm dụng.
1.3. Thuốc xịt mũi chứa glucocorticoid
Có 2 thế hệ glucocorticoid thường dùng trong dạng xịt mũi, bao gồm: Thế hệ 1 (beclomethasone, flunisolide, triamcinolone, và budesonide) và thế hệ 2 (fluticasone propionate, fluticasone furoate và mometasone furoate).
Thuốc nhỏ/xịt mũi có glucocorticoid chủ yếu có tác dụng tại chỗ, nhưng nếu sử dụng trong thời gian dài, liều cao sẽ gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm như:
- Tác dụng phụ tại chỗ: Kích ứng niêm mạc mũi, chảy máu cam hay có vết máu trong chất tiết của mũi, làm khô và teo niêm mạc mũi, loét vách mũi.
- Tác dụng phụ toàn thân: Khi dùng các thuốc nhỏ mũi/xịt mũi chứa glucocorticoids lâu dài cần theo dõi ảnh hưởng trên tăng trưởng của trẻ em.
Nguy hiểm hơn một số trường hợp bệnh nhi lạm dụng thuốc có thể gây suy tuyến thượng thận và các biến chứng của suy tuyến thượng thận mạn như loãng xương, chậm phát triển chiều cao, giảm sức đề kháng...
2. Lưu ý khi dùng thuốc thông mũi cho trẻ em
- Khi chưa xác định được nguyên nhân gây nghẹt mũi, chỉ nên nhỏ/xịt mũi cho trẻ bằng các thuốc có thành phần là nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%). Những thuốc còn lại không được tự ý sử dụng cho trẻ, mà cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc tai mũi họng.
- Không nên nhỏ mũi bằng các hoa lá, thảo mộc tự chế vì các loại thuốc này không đảm bảo vô khuẩn có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh hoặc chứa dị nguyên gây phản ứng dị ứng cho trẻ.
- Menthol và tinh dầu bạc hà (chứa khoảng 70% menthol) gây ức chế tuần hoàn, hô hấp, dẫn đến ngừng tim, ngừng thở, nhất là với trẻ 2 tuổi, nếu có thêm methylsalicylat còn gây rát bỏng. Vì vậy, không dùng các loại cao xoa, thuốc hít, thuốc xông chứa các loại chất này cho trẻ nhỏ (xoa vào mũi, thái dương, trán).
- Thời gian dùng thuốc cho trẻ phải do bác sĩ chỉ định, phụ huynh không được tự ý mua hoặc dùng lại đơn cũ ở những lần nghẹt mũi sau.
- Không được tự ý tăng/giảm/ngưng dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
- Khi có dấu hiệu bất thường cần báo ngay cho bác sĩ để kịp thời xử trí, tránh biến chứng nguy hiểm.
Phẫu thuật viêm xoang khi nào, có nguy hiểm không? Viêm xoang gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ tiến triển nặng thành mạn tính, đôi khi gây ra những biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng. Viêm xoang gây nhiều biến chứng Viêm xoang cấp tính nung mủ là chứng viêm mủ cấp tính của niêm mạc...