Uống nước chanh leo vào mùa hè vừa giải khát vừa tốt cho sức khỏe nhưng lại đại kỵ với 5 nhóm người này
Chanh leo có thể sử dụng để làm nước giải khát tuyệt ngon trong những ngày hè nóng bức nhưng nếu sử dụng sai cách, loại trái cây này cũng có thể gây ra những nguy hại khôn lường cho sức khỏe.
Chanh leo là một loại quả vô cùng thú vị với vỏ tím, ruột vàng, khó có ai cưỡng lại được vị thơm ngon, chua ngọt rất riêng của loại quả quen thuộc này. Trong những ngày hè nắng chói chang, chanh leo càng được sử dụng nhiều hơn để làm nước giải khát, thanh nhiệt cơ thể vô cùng tuyệt vời.
Chanh leo ít calo, nhiều chất xơ nên chính là một món ăn vặt hoàn hảo cho những người đang muốn giảm cân. Ngoài ra, loại quả này còn là một nguồn vitamin C, vitamin A dồi dào, cùng các axit amin như prolin, valin, tyrosin, treonin, arginin… có tác dụng thúc đẩy hoạt động của bạch cầu, chống lại các nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn và virus, chống oxy hóa mạnh, bảo vệ hệ miễn dịch và ngăn ngừa được nhiều bệnh vặt thông thường.
Trong Đông y, chanh leo là loại quả có tính mát, vị chua ngọt. Đông y cũng tận dụng loại quả này để giải độc và bồi bổ cơ thể.
Chanh leo nói chung và nước chanh leo nói riêng rất thơm ngon và mát bổ nhưng không phải ai sử dụng cũng tốt. Theo các chuyên gia, có 5 nhóm người cần phải cẩn thận khi sử dụng chanh leo kẻo ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể.
1. Người đang đói bụng
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc gia) khuyên người đang đói bụng không nên uống nước chanh leo bởi loại quả này rất giàu tính axit, có thể gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe dạ dày.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cũng cho biết, thói quen ăn đồ chua, uống đồ chua khi bụng rỗng khiến dạ dày trong quá trình co bóp sẽ bị ăn mòn bởi axit, gây ra tình trạng viêm loét dạ dày, thậm chí xuất huyết dạ dày.
2. Người đang mắc bệnh dạ dày
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam) khuyến cáo, bệnh nhân mắc bệnh dạ dày không được tùy tiện ăn uống những thực phẩm có tính axit.
Bệnh nhân mắc bệnh dạ dày không được tùy tiện ăn uống những thực phẩm có tính axit như chanh leo.
Trong đó, chanh leo là một trong những loại trái cây có nhiều tính axit nhất. Nếu sử dụng quá nhiều nước chanh leo một lúc có thể làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng của bệnh dạ dày như hội chứng trào ngược dạ dày, chứng ợ chua… Lương y Trung khuyên người mắc bệnh dạ dày cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống chanh leo để phù hợp tình hình sức khỏe, cơ địa của bản thân, tránh nhận về những hậu quả không mong muốn.
3. Người có cơ địa dị ứng
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, người có cơ địa dị ứng không nên dùng chanh leo bởi trong loại trái cây này có chứa các chất dễ gây ra dị ứng nổi mề đay, khó thở, phù mạch, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Video đang HOT
4. Người đang dùng thuốc an thần
Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết, nhóm người cần cần điều trị bệnh có sử dụng thuốc an thần thì không nên uống nước chanh leo hay sử dụng những món ăn có nguyên liệu chanh leo bởi loại trái cây này có thể làm tăng cảm giác buồn ngủ, rất nguy hiểm cho những người làm công việc yêu cầu tính chính xác cao như bác sĩ, lái xe, kĩ sư…
5. Trẻ nhỏ
Lương y Sáng khuyến cáo phụ huynh nên tránh cho trẻ nhỏ dùng chanh leo để tránh nguy cơ bị dị ứng. Với trẻ trên 2 tuổi, khi dùng chanh leo nên bỏ hạt để phòng nguy cơ bị hóc.
*Lưu ý:
Kể cả khi không thuộc nhóm người trên, khi dùng chanh leo để giải khát ngày hè bạn cũng nên sử dụng điều độ chứ không phải cứ càng uống nhiều thì càng tốt, việc lạm dụng có thể biến những thứ được coi là “tiên dược” phản tác dụng hoàn toàn.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, tốt nhất mỗi người không nên uống quá 2 cốc chanh leo mỗi ngày. Chanh leo cũng cần được pha loãng chứ không nên uống quá đặc để đảm bảo tính giải khát.
Ăn quả chanh leo, bạn sẽ nhận được những lợi ích không tưởng này!
Chanh leo rất giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Loại quả này có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, điều hòa huyết áp và giảm nguy cơ mắc ung thư.
Nước chanh leo là thức uống được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt trong những ngày nắng nóng. Loại quả này không chỉ sở hữu hương vị tuyệt vời mà còn đem lại lợi ích lớn cho sức khỏe. Chúng có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Hàm lượng chất xơ trong chanh leo giúp duy trì sức khỏe tiêu hóa.
Hơn nữa, loại trái cây này cung cấp một lượng lớn chất chống oxy hóa có tác dụng kiểm soát huyết áp, bảo vệ tim và ngăn ngừa bệnh tật. Dưới đây là tổng hợp một số lợi ích tuyệt vời của chanh leo:
Điều trị tiểu đường
Sở hữu chỉ số glycemic (GI) thấp và hàm lượng chất xơ cao, loại trái cây này rất thân thiện với những người mắc bệnh tiểu đường. Pectin, chất xơ trong chanh leo giúp duy trì cảm giác no lâu. Trên thực tế, càng bổ sung nhiều chất xơ thì lượng đường trong trái cây hấp thụ vào máu càng chậm hơn.
Theo thông tin từ Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, chanh leo có thể được sử dụng như thực phẩm bổ sung đưa vào chế độ ăn nhằm hạ đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường. Giảm nồng độ cholesterol và cải thiện chức năng insulin là công dụng tuyệt vời khác của loại quả này.
Kiểm soát huyết áp và bảo vệ tim
Chanh leo rất giàu kali, khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp. Kali giúp giãn mạch, tăng cường lưu thông máu, từ đó giảm áp lực lên tim và cải thiện sức khỏe tim tổng thể.
Một nghiên cứu trên động vật được tiến hành bởi Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ đã chỉ ra, chiết xuất của vỏ chanh leo có thể được sử dụng như một phương thuốc điều trị bệnh cao huyết áp vô cùng hiệu quả.
Ngăn ngừa ung thư
Các chất chống oxy trong chanh leo giúp giảm mức độ ảnh hưởng của gốc tự do gây ung thư. Chúng cũng chứa vitamin A, flavonoid và các hợp chất phenolic khác. Những chất này góp phần ngăn ngừa ung thư đáng kể. Piceatannol, một hợp chất quan trọng khác trong chanh leo, đã được chứng minh có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư đại trực tràng.
Thúc đẩy hệ miễn dịch
Chanh leo chứa vitamin C, carotene và cryptoxanthin, những chất dinh dưỡng giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch. Vitamin C kích thích hoạt động của bạch cầu. Điều này góp phần tăng cường sức đề kháng và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
Duy trì sức khỏe tiêu hóa
Loại quả này là lựa chọn lý tưởng dành cho những người đang gặp vấn đề về tiêu hóa. Chất xơ hòa tan có trong cả phần thịt lẫn vỏ của chanh leo. Linda Bacon, trưởng khoa dinh dưỡng tại Đại học California cho biết, chất xơ có tác dụng như thuốc nhuận tràng và cải thiện nhu động ruột. Hơn nữa, chúng còn góp phần giảm nồng độ cholesterol tổng thể nhờ quá trình bài tiết qua phân.
Bảo vệ sức khỏe da
Chanh leo là một nguồn cung cấp vitamin A tuyệt vời - một chất dinh dưỡng đặc biệt có lợi cho da. Các chất chống oxy hóa khác trong loại quả này như vitamin C, riboflavin và carotene, cũng được coi là góp phần tăng cường sức khỏe da và trì hoãn dấu hiệu lão hóa sớm.
Tăng cường nhận thức và giảm lo âu
Kali và folate trong chanh leo rất quan trọng đối với sức khỏe. Trong khi kali hỗ trợ lưu thông máu, folate có khả năng đẩy lùi bệnh Alzheimer và các vấn đề về suy giảm nhận thức.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra, loại quả này còn có công dụng giảm lo lắng, cải thiện sức khỏe tâm lý đáng kể.
Duy trì xương chắc khỏe
Chanh leo rất giàu magiê, canxi, sắt và phốt pho. Do đó, đưa loại quả này vào chế độ ăn uống là lựa chọn tuyệt vời nhằm tăng cường sức khỏe xương. Những khoáng chất này góp phần duy trì mật độ xương và có thể ngăn ngừa bệnh loãng xương.
Theo các nghiên cứu tại Trung tâm quốc gia về Y học bổ sung và tích hợp (NCCIH) trực thuộc Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ, chiết xuất vỏ chanh leo sở hữu đặc tính chống viêm và giảm các triệu chứng viêm xương khớp.
Điều trị bệnh hô hấp
Hỗn hợp bioflavonoid trong chanh leo có lợi cho đường hô hấp. Các nghiên cứu tại Đại học bang Louisiana ở Baton Rouge cho thấy, chiết xuất từ loại trái cây này giúp chống hen suyễn, ho và thở khò khè. Hiện nay, các chuyên gia vẫn cần thêm thông tin để hiểu rõ hơn về tác dụng chữa bệnh đường hô hấp của chanh leo.
Cải thiện giấc ngủ
Harman trong chanh leo sở hữu đặc tính đặc tính an thần. Một số nghiên cứu đã cho thấy, tiêu thụ loại quả này có thể hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ và bồn chồn. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn còn hạn chế và cần thêm thông tin hơn.
Thúc đẩy lưu thông máu
Scirpusin B, một hợp chất trong hạt chanh leo, có hiệu quả giãn mạch đáng kể. Chất này giúp thư giãn mạch máu, từ đó thúc đẩy quá trình lưu thông máu tới các bộ phận trên cơ thể.
Ngoài ra, như đã đề cập, chanh leo cung cấp một lượng lớn kali rất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Sắt và đồng trong loại trái cây này là thành phần thiết yếu nhằm sản xuất tế bào hồng cầu.
Giảm cân
Chất xơ trong chanh leo có thể giúp duy trì cảm giác no lâu trong thời gian dài. Do đó, mọi người nên đưa loại quả này vào chế độ ăn nếu đang trong quá trình kiểm soát cân nặng.
Nếu bạn dễ bị dị ứng thực phẩm, đừng ngại ngần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi tiêu thụ chanh leo. Do chúng có khả năng kích thích hệ thống thần kinh trung ương, mọi người hãy tránh sử dụng loại thực phẩm này ít nhất trong vòng 2 tuần trước khi phẫu thuật.
Nhung Mai
4 loại thức uống tự nhiên tốt cho sức khỏe Nước ngọt có ga luôn là loại nước giải khát được nhiều người yêu thích vào những ngày hè nóng bức. Tuy nhiên, nước ngọt có ga lại không tốt cho sức khỏe, khi chứa nhiều đường và calories không tốt, theo Wellandgood. Nước ngâm hoa quả không chỉ dễ làm mà còn rất tốt cho sức khoẻ - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK...