Uống nước chanh leo phải lưu ý những điều này nếu không sẽ thành “thuốc độc” hại sức khỏe
Một số thói quen uống nước chanh leo sai cách có thể khiến bạn gặp bệnh nhưng ít ai để ý, đến khi có bệnh rồi mới “tá hỏa” kêu than.
Chanh leo là một trong những thức uống giải khát rất được ưa chuộng vào mùa hè. Đang trong giai đoạn chính vụ, chanh leo thơm ngon với vị chua ngọt đặc trưng, lại có giá rẻ hơn hẳn thông thường và an toàn hơn nhiều loại quả khác nhờ đặc tính vỏ dày đã cuốn hút nhiều người tiêu dùng thông thái. Vị chua ngọt đã khát, loại quả này còn có rất nhiều giá trị dinh dưỡng, thậm chí có ghi nhận một quả chanh leo có giá trị tương đương 10 quả táo.
Với những lý do siêu hấp dẫn như vậy, rất nhiều người say mê nước chanh leo, thậm chí uống hàng lít mỗi ngày thay nước lọc hàng ngày. Chanh leo tuy tốt nhưng không phải vì thế mà lạm dụng, bất cứ sự điều độ nào trong dinh dưỡng mới đảm bảo cơ thể bạn khỏe đẹp từ trong ra ngoài. Việc uống nước chanh leo sai cách có thể sức khỏe gặp họa, vậy là da đẹp dáng xinh đâu chưa thấy mà có khi đã có nguy cơ mắc trọng bệnh.
Một số thói quen uống nước chanh leo sai cách có thể khiến bạn gặp bệnh, biến loại quả này thành “thuốc độc”.
Nếu mắc phải những thói quen uống nước chanh leo sau, bạn cần thay đổi ngay để khỏe đẹp từ trong ra ngoài:
Không uống nhiều nước chanh leo
Nhiều người có tâm lý thực phẩm đang giai đoạn chính vụ, ít nguy cơ bị phun thuốc trừ sâu, lại thêm tâm lý ham của rẻ, trong khi thực phẩm quá nhiều dinh dưỡng đều ham ăn thật nhiều về số lượng. Chanh leo cũng không ngoại lệ. Thậm chí, nhiều người cho rằng chanh leo có vị chua dịu, không chứa calo rất thích hợp cho việc giảm cân, nên vào mùa hè không thiếu chị em mua hàng cân chanh tích trữ uống dần hàng ngày để giảm cân.
Đây đều là những thói quen uống nước chanh leo sai cách mà mọi người cần cẩn trọng.
Video đang HOT
Đây đều là những thói quen uống nước chanh leo sai cách mà mọi người cần cẩn trọng. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nước chanh leo dù bổ dù tốt đến mấy cũng cần sử dụng điều độ mới phát huy hiệu quả chứ không phải cứ càng uống nhiều thì càng tốt. Bất cứ loại thực phẩm nào cũng cần ăn uống điều độ, việc lạm dụng đều có thể biến những thứ được coi là tiên dược phản tác dụng hoàn toàn.
Chuyên gia khuyên, tốt nhất là bạn chỉ nên uống không quá 2 cốc mỗi ngày. Khi uống, nước chanh leo cần được pha loãng chứ không nên uống quá đặc để đảm bảo tính giải khát. Mỗi ngày bạn có thể pha 3 quả chanh leo cho 2 cốc nước uống sẽ rất tốt cho sức khỏe – với người khỏe mạnh bình thường.
Chú ý lượng đường khi pha bởi chanh leo chua, lỡ tay cho quá nhiều đường có thể không phát hiện ra vị ngọt nhân tạo nhưng ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, thậm chí có thể khiến đổ vỡ công cuộc xây dựng dáng đẹp da xinh nhé!
Uống nước chanh leo khi bụng đói
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, chanh leo giàu tính axit, nếu uống khi đói bụng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe dạ dày. Thói quen ăn đồ chua, uống đồ chua khi bụng rỗng khiến dạ dày trong quá trình co bóp sẽ bị ăn mòn bởi axit, gây ra tình trạng viêm loét dạ dày, thậm chí xuất huyết dạ dày. Đây là thói quen uống nước chanh leo sai cách rất nhiều người mắc nhưng không hay nhận ra, chỉ đến khi phát hiện mắc bệnh dạ dày mới ngã ngửa.
Nếu uống khi đói bụng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe dạ dày.
Vì thế, vị chuyên gia này khuyên, tốt nhất mọi người chỉ nên uống nước chanh leo sau khi đã ăn đủ no khoảng 30 phút để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày.
Bệnh nhân dạ dày cần uống thận trọng
Theo lương y Vũ Quốc Trung, bệnh nhân mắc bệnh dạ dày không được tùy tiện ăn uống những thực phẩm có tính axit. Chanh leo là một trong những loại trái cây có nhiều tính axit nhất. Nếu uống quá nhiều nước chanh leo một lúc có thể làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng của bệnh dạ dày như hội chứng trào ngược dạ dày, chứng ợ chua…
Do đó, chuyên gia khuyên người mắc bệnh dạ dày cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống chanh leo để phù hợp tình hình sức khỏe, cơ địa của bản thân, tránh hậu quả không mong muốn.
Người có cơ địa dị ứng không nên dùng
Theo chuyên gia, trong chanh leo có chứa các chất dễ gây dị ứng, nổi mề đay, khó thở, phù mạch… nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây sốc phản vệ, nguy hiểm tính mạng. Do đó, người có cơ địa dị ứng tốt nhất không nên dùng, hoặc nếu muốn nhất định phải tham khảo ý khiến chuyên gia.
Trong chanh leo có chứa các chất dễ gây dị ứng, nổi mề đay, khó thở, phù mạch… nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây sốc phản vệ, nguy hiểm tính mạng.
Uống nước chanh leo có cả hạt cần thận trọng
Nhiều người có thói quen uống nước chanh leo kèm nhai cả hạt mới thú vị. Tuy nhiên cần chú ý liều lượng, nếu ăn quá nhiều hạt chanh leo có thể gây khó tiêu. Đặc biệt khi sử dụng hạt chanh leo kèm các loại thuốc, Tránh uống hạt chanh leo với thuốc chống trầm cảm vì hạt chanh có tính an thần, không dùng cùng aspirin vì có thể làm tăng tác dụng của thuốc, gây loãng máu.
Theo afamily
Tại sao không nên uống cà phê khi bụng đói?
Nếu uống khi bụng đói, lợi ích của cà phê sẽ không đủ bù đắp cho các tác dụng phụ.
Đối với 63% số người Mỹ trong năm nay, cà phê là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Sự gia tăng tỏng việc sử dụng cà phê là do những lợi ích của nó, như ngăn chặn tổn hại ADN, nhưng cà phê chỉ hoạt động tốt nhất nếu bạn làm một việc đơn giản, đó là ăn.
Uống cà phê khi bụng đói, hoặc sáng sớm trước khi ăn sáng, có thể làm tăng mức độ cortisol trong cơ thể. Từ khi bắt đầu thức giấc vào buổi sáng, cơ thể bắt đầu tiết ra cortisol, một loại hoóc-môn chịu trách nhiệm điều chỉnh đáp ứng miễn dịch, trao đổi chất, và đáp ứng với stress.
Nếu bạn bơm caffeine vào cơ thể khi cortisol đang ở đỉnh cao, cơ thể sẽ bị stress hơn nữa. Trong một nghiên cứu thí điểm đánh giá sở thích đồ uống chứa caffeine ở sinh viên y khoa, người ta đã thấy rằng có 25% sinh viên uống cà phê vào buổi sáng khi bụng đói.
Những sinh viên này bị tăng nguy cơ thay đổi tâm trạng và có thể tác động lâu dài đến sức khỏe của họ. Điều này là do cà phê kích thích axit trong dạ dày, tạo ra một môi trường axit hơn.
Uống cà phê khi dạ dày trống rỗng có thể khuyếch đại các tác dụng kích thích vì không có gì để cạnh tranh với sự hấp thụ. Vì vậy, bụng no là rất quan trọng để hạn chế lượng axit dạ dày được sản xuất.
Vì cà phê kích thích axít dạ dày, bạn sẽ dễ bị ợ nóng và thậm chí phát triển loét dạ dày. Rõ ràng, uống cà phê khi bụng đói ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Nhưng nó còn làm căng thẳng về sức khỏe tâm thần. Sản sinh quá nhiều axit trong dạ dày có thể gây thay đổi tâm trạng, bồn chồn, run và các triệu chứng cai khác. Ngoài ra, đã có những nghiên cứu liên hệ axit dạ dày với lo âu và trầm cảm.
Đặc biệt khi được tiêu thụ với lượng lớn, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng caffeine bắt chước các triệu chứng lo âu và thậm chí là cơn hoảng loạn. Các triệu chứng có thể bao gồm bồn chồn, run rẩy, mặt đỏ bừng và nhịp tim tăng lên. Và nếu bạn vốn đã dễ bị lo âu, bạn sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi cà phê.
Cẩm Tú
Theo RD/Dân trí
Khổ qua rừng: Lợi ích khi dùng đúng, tai hại khi lạm dụng Khổ qua rừng được xem là bài thuốc dân gian quý giá, có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh hiệu quả như đái tháo đường, béo phì, mỡ máu, men gan, mất ngủ... Tuy nhiên loài thực vật này cũng có những tác động nguy hiểm không phải ai cũng biết. Khổ qua rừng là cây gì? Khổ qua rừng...