Uống nước cam giảm ung thư Uống nước cam giảm ung thư
Các nhà khoa học thuộc Đại học East Anglia (Anh) vừa công bố kết quả nghiên cứu: phụ nữ uống nước cam, quýt, bưởi và nước trà có thể giảm nguy cơ ung thư buồng trứng.
Kết quả này được công bố sau khi khảo sát hơn 170.000 phụ nữ từ 25 – 55 tuổi. Theo đó, những ai dùng thực phẩm, đồ uống có hàm lượng cao flavonol (có trong trà, rượu vang đỏ, táo và nho) và flavanone (cam, quýt, bưởi) đều ít có nguy cơ mắc bệnh hơn người bình thường 31%.
Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học tại Đại học Curtin (Úc) cũng phát hiện uống trà có thể giảm thiểu nguy cơ ung thư buồng trứng. Trước đó, các nhà khoa học ở Đại học Santa Cruz do Sul (Brazil) cũng kết luận uống nước cam có thể giúp giảm nguy cơ bị bệnh bạch cầu ở trẻ em, giúp chống ung thư vú, gan và ruột kết.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo, uống quá nhiều nước cam có thể gây ngộ độc, đặc biệt ở trẻ em, bệnh nhân tiểu đường, người bị huyết áp cao hoặc có vấn đề về thận.
Theo PNO
Ăn gì khi bị ung thư máu?
Ung thư máu (bệnh bạch cầu) là căn bệnh nguy hiểm đối với hệ thống máu nói riêng và sức khỏe nói chung. Bệnh này thường đi kèm với sự sụt giảm số lượng lớn các tế bào máu đỏ (hồng cầu) nên tỷ lệ tử vong rất cao.
Dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trước, trong và sau quá trình điều trị bệnh ung thư máu - Ảnh: flickr.com
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế thuộc Trung tâm Ung thư quốc gia Singapore (NCCS) và Viện Ung thư quốc gia Mỹ, bệnh nhân ung thư máu nên tuân thủ một lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý để hạn chế các tác dụng phụ do thuốc gây ra trong quá trình điều trị. Đồng thời, việc hấp thu đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cho bệnh nhân có đủ năng lượng để chống chọi với bệnh tật trong thời gian lâu dài.
Một số loại thực phẩm được các chuyên gia đánh giá là tốt nhất cho các bệnh nhân ung thư gồm:
Tinh dầu cá (cá trích, cá thu, cá ngừ và cá hồi) cung cấp dồi dào vitamin A, vitamin D, omega-3 giúp chống lại các gốc tự do gây hại.
Video đang HOT
Cà rốt giàu beta-carotene, giúp cơ thể chuyển hóa thành vitamin A rất có lợi cho sức khỏe.
Ớt chuông, đu đủ, cam và chanh giàu vitamin C - chất chống ôxy hóa mạnh mẽ, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể, đồng thời còn chống nhiễm trùng hiệu quả.
Hàu, hạt hướng dương, hạt bí ngô giàu kẽm và vitamin E, hỗ trợ đắc lực cho vitamin C phát huy hết khả năng tăng tốc thời gian lành bệnh.
Nấm, hành tây và cà chua chứa nhiều selen, lycopene giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Lòng đỏ trứng gà chứa nhiều acid folic giúp tái tạo DNA một cách hợp lý và bảo vệ DNA luôn ổn định trong suốt quá trình xạ trị. Bên cạnh đó, lòng đỏ trứng gà còn là nguồn cung cấp tuyệt vời folate, biotin, niacin và vitamin B6 là những dưỡng chất rất có ích trong việc chống ung thư.
Bông cải xanh chứa dồi dào chất sulphorophane có tác dụng giúp gan giải độc và làm giảm khối u ung thư dạ dày.
Tỏi chứa nhiều selen, tryptophan và sulpher giúp ngăn ngừa tế bào ung thư lây lan.
Ảnh: flickr.com
Nho tím chứa dồi dào anthocyanins và resveratrol - hai dưỡng chất đã được chứng minh có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư máu khá tốt.
Các loại đậu giàu chất xơ, protein, isoflavone và phytoestrogen giúp trung hòa các gốc tự do trong ruột và máu.
Mật ong nếu được tiêu thụ ở mức vừa phải cũng có khả năng chống vi khuẩn và chống nấm rất tốt, từ đó giúp ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả.
Uống trà xanh cũng là cách hay để trung hòa các gốc tự do, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của tế bào gây bệnh ung thư.
Ảnh: flickr.com
Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế Mỹ còn khuyến cáo, trước, trong và sau các đợt hóa trị liệu, bệnh nhân ung thư máu cũng cần hạn chế những thực phẩm sau:
Các món chiên, nướng vì nhiệt độ cao rất dễ tạo ra vết cháy đen trên thực phẩm có thể gây ra bệnh ung thư.
Các loại thực phẩm chứa quá nhiều muối natri, đường và chất béo.
Ảnh: flickr.com
Tránh dùng các loại thức ăn chế biến sẵn có chứa chất bảo quản.
Không nên ăn thực phẩm chưa được nấu chín như các món thịt tái, hải sản sống, rau sống, sản phẩm sữa chưa tiệt trùng... nhằm hạn chế tối đa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Tránh ăn các món dưa chua, cải chua, cà pháo muối chua, mứt, cải xanh muối và trứng bách thảo vì chúng chứa nhiều nitrit - chất gây ung thư.
Không nên uống rượu bia vì chúng khiến cơ thể bị mất nước, tinh thần mệt mỏi và giảm sức đề kháng.
Lưu ý
Trước khi chế biến thức ăn cho bệnh nhân ung thư máu, bạn cần phải làm sạch thực phẩm triệt để nhằm tránh nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Đối với các loại rau củ, nên rửa sạch, gọt vỏ và ngâm nước muối kỹ lưỡng để diệt khuẩn trước khi sử dụng.
Ảnh: flickr.com
Chỉ nên tiêu thụ thực phẩm đã qua chế biến trong vòng 24 tiếng đồng hồ.
Ngoài ra, bệnh nhân ung thư máu cũng nên tránh tiêu thụ quá nhiều chất bổ sung vitamin vì có thể ảnh hưởng xấu đến tác dụng của thuốc qua các đợt hóa trị liệu.
Thực hiện tốt những vấn đề cơ bản nói trên, bệnh nhân ung thư máu có thể tránh bị nhiễm trùng và các biến chứng xấu có thể xảy ra trong quá trình xạ trị. Từ đó, thời gian bình phục và tuổi thọ của bệnh nhân sẽ được cải thiện đáng kể.
Theo PNO
Mẹo giải độc đơn giản khi ngộ độc do ăn thực phẩm kỵ nhau Khi ăn phải thực phẩm kỵ nhau (như trứng kị với rau cần chẳng hạn), trong dân gian truyền nhau nhiều kinh nghiệm để giải độc hiệu quả. Về thông tin vụ ba mẹ con ở Cao Bằng bị ngộ độc sau khi ăn trứng gà làm cho bà mẹ tử vong, hai đứa con phải nhập viện, nhiều người lo ngại đặt...