Uống nhiều trà sữa, tay của chàng trai 18 tuổi bị nổi cục u to
Tiểu Hải, 18 tuổi, sống tại Quảng Đông, Trung Quốc phải nhập viện ở bệnh viện nhân dân số 2 với tình trạng tay chân có các cục nổi lên sưng to như hạt đào, vô cùng đau đớn và không thể đi lại.
Chàng trai cho biết mình không có sở thích gì khác ngoài việcthích uống trà sữa. Bình thường, Tiểu Hải cứ 2 ngày uống 1 lần, có lúc 1 ngày 1 cốc.
Bác sĩ điều trị tên Trịnh Tiểu Linh, khoa Miễn dịch thấp khớp cho biết rằng trà sữa mà Tiểu Hải uống là thức uống có hàm lượng đường cao. Sau khi thành phần fructose cao đi vào cơ thể, trong quá trình trao đổi chất sẽ tạo ra quá mức lượng axit uric, từ đó sẽ hình thành bệnh gout. Các cục u màu trắng trên tay, chân Tiểu Hải là hạt tophi – triệu chứng nghiêm trọng của bệnh gout.
Bàn tay sưng nổi thành cục do uống trà sữa.
Khi kiểm tra, các bác sĩ phát hiện lượng axit uric trong máu Tiểu Hải rất cao, lên tới 900 mol/l. Ngay khi nhận biết được bệnh tật, y bác sĩ đã bố trí các phương pháp điều trị chống viêm và hạ axit uric. Sau thời gian điều trị, giờ Tiểu Hải cũng đứng và đi lại được. Thời gian tiếp theo sẽ tiếp tục cho bệnh nhân giảm axit uric và chữa các hạt tophi nhỏ lại, thậm chí biến mất.
Tiểu Hải đã có tiền sử bệnh gout từ 4 năm trước nhưng anh không uống thuốc thường xuyên và không ăn kiêng. Anh chàng cho biết lúc đó bệnh chưa nghiêm trọng nên bác sĩ kê đơn và dặn chú ý ăn uống. Sau đó, Tiểu Hải quên luôn lời dặn và tự do ăn uống nên các hạt tophi trên tay, chân cứ mọc lên như nấm. Tiểu Hải giờ đây cảm thấy hối hận vì việc làm của mình.
Bệnh nhân không thể đi lại được và phải nhập viện.
Video đang HOT
Bác sĩ cho biết, tuổi khởi phát của bệnh gout hiện nay đang ngày càng trẻ hóa, phổ biến hơn với nhiều trường hợp sinh năm sau 2000. Khi có biểu hiện đỏ, sưng, nóng, đau ở một khớp cần lưu ý, đó có thể là cơn gout cấp.
Bệnh gout có liên quan đến các thói quen ăn uống hàng ngày, đặc biệt là chế độ ăn uống với thực phẩm nhiều purin, nhiều đường và ít vận động. Các thực phẩm chứa nhiều purin là thịt đỏ, nội tạng động vật, lẩu… Purin vào cơ thể sẽ chuyển hóa và có sản phẩm sau cùng là axit uric. Nếu nạp nhiều purin mà thận không kịp đào thải, cơ thể sẽ tích tụ quá nhiều lượng axit uric, dần dần sẽ hình thành các tinh thể lắng đọng trên sụn khớp, gây viêm và đau tại chỗ.
Ăn nhiều đồ ngọt, dầu mỡ khiến giới trẻ dễ mắc bệnh gout.
Ngoài ra, các đồ uống có đường và có ga là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh gout của người trẻ. Fructose được chuyển hóa thành chất nền để tổng hợp purin trong cơ thể, càng nhiều fructose nạp vào cơ thể, axit uric sẽ càng tăng cao.
Việc học tập nhiều, thời gian hoạt động giảm sẽ khiến con người tăng cân, quá trình trao đổi chất của cơ thể bị ảnh hưởng, dễ mắc béo phì, tăng lipid máu, tăng axit uric máu. Đây là những yếu tố dẫn đến bệnh gout.
Người phụ nữ 28 tuổi bị suy thận, bác sĩ cho biết: Ngày nào cũng uống loại nước này là thủ phạm gây bệnh
Với việc nâng cao mức sống và thay đổi trong chế độ ăn uống của con người hiện nay, ngày càng có nhiều bệnh nhân tăng acid uric máu.
Tuần trước, Bệnh viện nhân dân quận Hoa Đô thành phố Hàng Châu, tiếp nhận bệnh nhân nữ bị suy thận cấp do tăng acid uric máu. Sau khi khám bác sĩ phát hiện acid uric máu đạt 810 và creatinin 600, cần điều trị lọc máu.
Điều khiến bác sĩ ngạc nhiên hơn là bệnh nhân chỉ mới 28 tuổi, dựa trên bệnh lý suy thận cấp, cho thấy tình trạng tăng acid uric máu của bệnh nhân đã xuất hiện từ rất lâu. Acid uric khi không được đào thải ra ngoài cơ thể sẽ bị tích tụ hình thành tinh thể muối urat tồn tại trong thận, điều này làm suy giảm các chức năng của thận gây ức chế quá trình bài tiết acid uric ra ngoài cơ thể. Nếu tình trạng này xảy ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến suy thận mạn và phải chạy thận để duy trì sự sống.
Người phụ nữ bị suy thận do tăng acid uric trong thời gian dài
Ở độ tuổi còn trẻ mà thời gian dài bị tăng axit uric như vậy rất hiếm gặp, bác sĩ hỏi về lịch sử của bệnh nhân, được biệt bình thường bệnh nhân rất thích uống trà sữa, hầu như ngày nào cũng uống, hơn nữa cô đã uống loại nước này từ khi còn là học sinh phổ thông cho đến tận bây giờ.
Bác sĩ Phương Kiên, thuộc Bệnh viện nhân dân quận Hoa Đô thành phố Hàng Châu cảnh báo tác hại khi uống trà sữa hàng ngày.
Trà sữa đã dần trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới trong những năm gần đây. Hương vị thơm ngon của trà sữa được đa số giới trẻ yêu thích, các loại trà sữa liên tục được đổi mới, thậm chí có nhiều người trẻ thích uống trà sữa thay nước mỗi ngày. Hầu như ai cũng biết rằng, trà sữa ngoài hỗn hợp chính là trà và sữa, còn thêm vào rất nhiều đường và các loại hương liệu sữa, mới tạo nên cốc trà sữa ngọt ngào, thơm ngon.
Tuy nhiên, nếu cơ thể nạp quá nhiều đường cũng sẽ khiến tăng sản xuất axit uric, cộng với việc ăn nhiều các sản phẩm chứa purin cũng sẽ rất dễ làm tăng axit uric trong cơ thể dẫn đến tăng axit uric máu.
Thói quen uống trà sữa mỗi ngày là một trong những thủ phạm gây bệnh cho người phụ nữ trẻ
Hậu quả của việc tăng acid uric máu trong thời gian dài dẫn đến bệnh gút và tổn thương thận. Cần nhắc lại là chỉ có khoảng 20% bệnh nhân tăng acid uric máu đến khám mới có triệu chứng rõ ràng, đại đa số các bệnh nhân không có triệu chứng gì, vì vậy, các trường hợp trên đều không đến bệnh viện điều trị cho đến khi suy thận cấp diễn biến phức tạp. Ngoài trà sữa còn có đồ uống có ga, nước hoa quả, các bác sĩ cũng cảnh báo giới trẻ mặc dù chúng ngon nhưng không được uống hàng ngày.
Ăn ít những thực phẩm sau để phòng ngừa tăng axit uric
1. Nội tạng động vật
Trong nội tạng động vật, ngoài hàm lượng cholesterol rất cao, cũng chứa lượng lớn hàm lượng purin, nếu tiêu thụ quá nhiều loại thực phẩm này sẽ mang đến hậu quả là tăng lipid máu và acid uric, nhất là đối với các bệnh tim mạch và bệnh nhân tăng acid uric máu, tốt nhất nên tránh ăn.
2. Một số loại hải sản
Một số loại hải sản ăn nhiều cũng khiến acid uric trong cơ thể tăng cao
Cá cơm, cá mòi, cá trích, trai, cá tuyết, sò điệp, cá hồi rất giàu purin. Bình thường chúng rất tốt cho sức khỏe nhưng đối với những người có hàm lượng axit uric cao sẽ khiến cho tình trạng thêm tồi tệ.
3. Đồ uống có chứa cồn
Không chỉ kiêng những thức ăn chứa nhân purin mà người bị tăng axit uric cũng phải kiêng các loại thực phẩm gây tình trạng rối loạn sản sinh và chuyển hóa purin như thức uống có cồn. Nếu bạn có thói quen uống nhiều hơn 2 ly bia mỗi tuần thì nguy cơ mắc bệnh gút của bạn sẽ tăng lên 25% so với những người không sử dụng. Nguy cơ này cũng xảy ra tương tự ở người uống rượu và các thức uống có cồn khác.
4. Nước canh hầm thịt
Nhiều người thích ăn nước canh hầm thịt vì cho rằng thịt và các thành phần khác tan trong nước dùng rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, cách làm này cũng làm sinh ra một lượng lớn purin, tiêu thụ thường xuyên cũng sẽ làm tăng axit uric.
Khắp khớp trên cơ thể sưng to, nổi u cục khủng khiếp khiến cô gái không thể đi đứng, nguyên nhân liên quan đến loại thức uống đang rất thịnh hành trong giới trẻ Hội chẩn ban đầu cho thấy tay chân của Tiểu Hải đều là các u cục tophi, kiểm tra nồng độ axit uric trong cơ thể Tiểu Hải rất cao. Tiểu Hải (18 tuổi) là một học sinh trung học, sống tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Thói quen của Tiểu Hải là mỗi ngày một ly trà sữa, không lâu sau, cơ...