Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng: Dấu hiệu của bốn bệnh phổ biến
Hầu hết mọi người đều bỏ qua biểu hiện khô miệng, cho rằng đó là cảm giác khát nước thông thường.
Một người khỏe mạnh sẽ không bị khô miệng nếu uống đủ nước. Bởi vậy, khi bạn uống nhiều nhưng vẫn thấy tình trạng trên, bạn cần đề phòng. Dưới đây là một số căn bệnh có triệu chứng khô miệng và lưỡi:
Nếu miệng và lưỡi của bạn khô trong một thời gian dài, nhất là khi ngủ, có nhiều khả năng, bạn đã bị bệnh liên quan tới gan. Đi kèm với triệu chứng trên, bạn có thể bị đau miệng, biểu hiện rõ rệt nhất vào buổi tối. Do đó, bệnh nhân có thể bất chợt tỉnh giấc vào ban đêm.
Nếu có thêm dấu hiệu vàng da, bạn cần tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời giúp cải thiện chức năng gan.
Miệng khô dù uống nhiều nước có thể là dấu hiệu bệnh tiềm ẩn. Ảnh minh họa: Q8rashaqa
Đây là căn bệnh mạn tính rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Khoang miệng dễ bị sưng tấy nên không có gì khó hiểu khi bạn có biểu hiện khô miệng, đặc biệt trong những giấc ngủ ban đêm.
Do đó, bạn sẽ không thoát khỏi tình trạng khó chịu trên bằng nước. Nếu bạn uống nhiều sẽ gây ra tình trạng đi tiểu đêm, gây mất ngủ. Chỉ khi bạn kiểm soát được tỷ lệ đường huyết, biểu hiện trên mới được cải thiện rõ rệt.
Bệnh cường giáp là một nhóm bệnh gây ra bởi tình trạng tăng hormone tuyến giáp. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp biến chứng tim mạch, lồi mắt ác tính, cơn bão giáp.
Video đang HOT
Hội chứng này có nhiều biểu hiện khác nhau như bướu cổ, sụt cân, run tay, tiêu chảy… Thậm chí, dù không vận động nhiều nhưng bệnh nhân vẫn bị chảy mồ hôi nhiều, luôn thấy khô họng.
Thông thường, nếu bệnh không quá nặng, người mắc cường giáp có thể uống thuốc, không cần nằm viện, phẫu thuật. Tuy nhiên, bệnh nhân cần kiên trì điều trị trong thời gian cả năm.
4. Nha chu
Nha chu là các tổ chức xung quanh răng có chức năng nâng đỡ răng như xương ổ răng, dây chằng và nướu răng.
Các căn bệnh liên quan tới nha chu thường gây ra tình trạng khô miệng và lưỡi. Ở giai đoạn sớm, bệnh nha chu không có các biểu hiệu rõ rệt khác. Tuy nhiên, khi bệnh diễn tiến nặng, bạn có thể bị chảy máu lợi, hơi thở có mùi hôi.
Phòng dịch COVID-19: Không có nhiệt kế, làm sao biết mình có đang bị sốt?
Bạn nghi ngờ mình bị sốt nhưng không có nhiệt kế bên cạnh, nhất là khi nghi ngờ mình bị nhiễm virus SARS-CoV-2?
Ảnh minh họa: Shutterstock
Đừng hoảng sợ, đã có các mẹo sau để biết mình có bị sốt hay không.
Sau đây là 6 cách để biết bạn có bị sốt hay không, ngay cả khi không có nhiệt kế bên cạnh, theo Bustle.
1. Sử dụng mu bàn tay, không phải lòng bàn tay
Cách phổ biến nhất để kiểm tra có bị sốt hay không là chạm lên trán hoặc cổ bằng mu bàn tay, kiểm tra xem có ấm hơn bình thường không. Không sử dụng lòng bàn tay, vì nó không nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ bằng mu bàn tay.
Có thể biết một người bị sốt nếu cảm thấy ấm hơn khi chạm vào, khắp cơ thể, không chỉ trán hay mặt.
2. Nhìn vào má
Một cách khác để kiểm tra xem có bị sốt hay không là xem má có đỏ hơn bình thường không. Một cơn sốt có thể khiến má trở nên đỏ ửng. Có thể là do cơ thể đang ở chế độ chiến đấu.
Nó có thể chỉ ra rằng cơ thể đang ở giữa một cuộc chiến.
3. Nhìn màu nước tiểu
Sốt có thể gây mất nước. Nếu bị sốt, cần phải uống nhiều nước.
Nhiệt độ tăng làm tăng quá trình trao đổi chất và khiến nhanh chóng bị mất nước, tiến sĩ Celine Thum, từ Dịch vụ Y tế Toàn cầu ParaDocs Worldwide, Inc., nói.
Bất kỳ thay đổi nào trong nước tiểu là đều cần lưu ý, đặc biệt là nếu thân nhiệt cũng tăng lên. Nước tiểu có thể có màu vàng hơn do mất nước xảy ra khi bị sốt.
Uống không đủ nước cũng làm cho nước tiểu đậm màu.
Sốt cũng có thể gây khô miệng và khát nước.
4. Hỏi người xung quanh
Việc hỏi xung quanh, "Có thấy nóng không hoặc "Có thấy lạnh không?" thực sự có thể giúp nhận biết bạn có bị bệnh hay không.
Sốt có thể khiến bạn cảm thấy thực sự nóng hoặc thực sự lạnh. Sự thay đổi thân nhiệt có thể gây run và ớn lạnh mặc dù không ai cảm thấy lạnh hay nóng.
Vì nhiệt độ thay đổi do cơn sốt, nên có thể cảm thấy nóng và lạnh. Nếu những triệu chứng này kéo dài hoặc đặc biệt dữ dội, cần gặp bác sĩ ngay.
5. Thử đi cầu thang
Sốt có thể khiến bạn kiệt sức, hoặc cảm thấy không còn sức lực sau khi làm một việc đơn giản, như chạy bộ hoặc đi lên cầu thang.
Mệt mỏi nói chung và li bì là hai triệu chứng đặc trưng của sốt. Nó có thể giúp nhận biết thân nhiệt đang tăng lên.
6. Kiểm tra mức độ đau nhức cơ thể
Đau đầu và đau nhức cơ thể cũng là dấu hiệu tiềm năng của sốt. Vì vậy, nếu bạn bị đau nhức người không có lý do hoặc đau đầu kèm với đổ mồ hôi hoặc mệt mỏi, bạn có thể bị sốt.
Phòng khám Mayo cũng lưu ý rằng cảm giác ớn lạnh do sốt có thể trùng với cơn đau và tốt nhất là bạn nên đi khám nếu đau nhức càng nhiều.
Tuy nhiên, cách chắc chắn nhất để kiểm tra sốt là sử dụng nhiệt kế, theo Bustle.
Vì vậy, bạn nên trang bị một cái nhiệt kế ở nhà, bạn có thể mua ở tiệm thuốc. Sốt là khi nhiệt độ trên 38 độ.
Nếu thực sự cảm thấy không khỏe, nên cố gắng gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu sốt cao đến 40 độ, cần đi cấp cứu ngay.
Tiến sĩ Thum nói thêm rằng khó thở, nôn mửa, phát ban, lừ đừ, đau hoặc sốt kéo dài hơn 2 ngày cần phải đi khám.
Nếu sốt trong thời gian ngắn, hoặc dưới 39,5 độ, có những điều bạn có thể làm ở nhà. Hạ sốt bằng cách giữ nước, nghỉ ngơi, uống thuốc hạ sốt và dùng băng dán hạ sốt, theo Bustle.
9 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu nước Khô miệng, đau đầu, táo bón, mệt mỏi hay nước tiểu sẫm màu... là những dấu hiệu cảnh báo bạn đang uống không đủ nước. Khô miệng: Dấu hiệu đầu tiên khi bạn uống không đủ nước là khô miệng. Lúc này, bạn sẽ có cảm giác dính trong trong khoang miệng và lưỡi. Cách tốt nhất nhằm khắc phục tình trạng trên...