Uống nhầm dầu hỏa, bé 15 tháng tuổi bị suy hô hấp nặng
Trong lúc gia đình không để ý, bé 15 tháng tuổi tưởng là nước ngọt nên đã uống nhầm dầu hỏa đựng trong chai coca để ở góc nhà.
Bé được đưa đến bệnh viện cấp cứu do uống nhầm dầu hỏa đựng trong chai coca. Ảnh: VTV News
Mới đây, thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh viện này vừa tiếp nhận điều trị cho trường hợp một bệnh nhi 15 tháng tuổi uống nhầm dầu hỏa đựng trong chai nước ngọt. Thông tin từ người nhà bệnh nhi cho hay, trước đó, gia đình đã sang chiết dầu hỏa ra vỏ chai coca để ở góc nhà. Trong lúc gia đình không để ý, bé tưởng là nước ngọt nên lấy uống nhầm. Ngay sau khi uống, bệnh nhi bị sặc theo đường mũi, nôn trớ. Gia đình lập tức đưa bé vào cơ sở y tế gần nhà để cấp cứu.
Video đang HOT
Tại cơ sở y tế gần nhà, bệnh nhi được thở oxy và chuyển đến Bệnh viện Nhi trung ương. Thời điểm được chuyển đến Bệnh viện Nhi trung ương, bệnh nhi bị suy hô hấp nặng, phải thở máy oxy liều cao. Các bác sĩ đã điều trị kháng sinh và thuốc đặc hiệu cho viêm phổi do hít sặc phải dầu. Hiện tại, sau 3 ngày thở máy, bệnh nhi đã cai được máy thở, tuy nhiên vẫn sốt và viêm phổi.
Trao đổi với VTV News, bác sĩ Nguyễn Trọng Dũng – Khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, việc uống nhầm phải dầu hỏa và các dẫn chất là một cấp cứu thường gặp ở trẻ em. Biểu hiện của trẻ sau khi uống là ho sặc sụa, tím tái, hơi thở nồng nặc mùi dầu hỏa, nặng hơn có thể dẫn đến suy hô hấp nguy hiểm tính mạng.
Khi con trẻ uống phải dầu hỏa, cha mẹ không nên gây nôn bởi vì dầu vốn là chất bay hơi, khi được đưa ra ngoài cũng là lúc hơi dầu hỏa có cơ hội xâm nhập vào đường hô hấp, dễ gây viêm phổi. Cách xử trí ban đầu là cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng, nếu trẻ nhỏ thì lau rửa miệng. Sau khi sơ cứu, trẻ cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục được cấp cứu, giải độc và theo dõi an toàn.
Qua đó, bác sĩ khuyến cáo, để phòng ngừa ngộ độc dầu hỏa và các hóa chất sử dụng trong gia đình, cha mẹ và người lớn cần lưu ý: không nên để hóa chất trong khu vực trẻ em thường vui chơi qua lại; không đựng dầu hỏa và các hóa chất khác vào vỏ chai lọ vốn đựng nước uống, không nên để trẻ chơi một mình, cần có người lớn hướng dẫn và theo dõi trong quá trình vui chơi, bản thân người lớn cần tìm hiểu về các biện pháp phòng tránh và sơ cứu khi xảy ra tình huống ngộ độc hóa chất.
Gia tăng trẻ em lớn mắc viêm não Nhật Bản
Thời gian gần đây xuất hiện trở lại tình trạng trẻ bị viêm não Nhật Bản, trong đó có không ít trẻ lớn tuổi do cha mẹ không tiêm nhắc lại vaccine phòng bệnh.
Bệnh nhi 13 tuổi điều trị viêm não Nhật Bản đã kéo dài hơn 2 tháng tại BV Nhi Trung ương.
Tại BV Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí trong tháng 7-8/2019 có 4 trường hợp mắc viêm não, viêm màng não nhưng đến tháng 7/2020 đến nay khoa Nhi đã tiếp nhận trên 10 trường hợp, tăng nhiều so với cùng kỳ năm trước, đa phần là bệnh nhi lớn tuổi.
Trường hợp điển hình như bệnh nhi V. Đ. X., 11 tuổi địa chỉ tại TP Uông Bí, Quảng Ninh nhập viện cấp cứu Nhi trong tình trạng sốt, đau đầu. Qua thăm khám lâm sàng, xét nghiệm dịch não tủy, trẻ được chẩn đoán là viêm màng não do virus. Sau 9 ngày điều trị, rất may trẻ đã bình phục và trở về với gia đình.
Tại BV Nhi Trung ương, theo TS.BS Đỗ Thiện Hải, trưởng khoa Nội, Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em, BV Nhi Trung ương hiện BV có tới hơn 70% trẻ lớn (từ 5, 6 tuổi trở lên) mắc viêm não Nhật Bản. Đáng chú ý có trường hợp bệnh nhi X. 13 tuổi đã điều trị trong thời gian hơn 2 tháng do mắc viêm não Nhật Bản. Trẻ phải mở khí quản, ngoài ra còn có di chứng về thần kinh.
BS Đào Thiện Hải cho biết, với tình trạng ghi nhận ca mắc viêm não Nhật Bản ở trẻ lớn tuổi, các bậc phụ huynh cần lưu ý đưa con đi tiêm phòng nhắc lại viêm não Nhật Bản. "Khi chúng tôi hỏi các bà mẹ, hầu hết đều cho biết đã tiêm phòng viêm não Nhật Bản cho con đầy đủ (tức là đến 2 tuổi con đã được tiêm 3 mũi vaccine 5, 6 trong 1).
Nhưng mọi người không biết vaccine có loại sẽ phải tiêm nhắc lại, ví dụ như vaccine phòng viêm não Nhật Bản sẽ bảo vệ được chắc chắn khoảng trên 90% trong vòng 5 năm đầu. Trẻ từ 2 tuổi tiêm xong 3 mũi thì sau khoảng 5 năm (khi trẻ lên 7 tuổi) phải tiêm nhắc lại cho con. Sau đó khoảng 12-15 tuổi lại tiêm nhắc lại thì mới đảm bảo duy trì được.
TS.BS Đỗ Thiện Hải lưu ý, trẻ bị viêm não Nhật Bản khả năng hồi phục thấp, trong trường hợp cứu sống được thì vẫn có những di chứng. Ngay bây giờ có thể nhìn thấy là không tự thở được, phải mở khí quản. Hay các bạn bị tăng trương lực co cứng cơ buộc phải nằm một chỗ, thi thoảng lại co cứng. Hay một số em bé sau bị liệt vận động không đi lại được... Di chứng lâu dài hơn về sau là động kinh, kém phát triển trí tuệ, bại não, hoặc hoặc ảnh hưởng thính lực.
Vì thế khi trẻ có những biểu hiện như trên, đặc biệt với trẻ có biểu hiện co giật, hôn mê cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để giảm thiểu nguy cơ tử vong hoặc để lại di chứng về sau.
Cảnh báo sốt xuất huyết gia tăng ở trẻ nhỏ Ngày 8-9, theo tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, từ tháng 8 đến tháng 10 hằng năm là cao điểm của dịch bệnh sốt xuất huyết. Ảnh minh họa Nếu như đầu năm nay, tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới của bệnh viện chỉ điều trị một vài bệnh nhi mắc sốt xuất huyết, thì thời điểm hiện tại đã tiếp nhận...