Uống hơn 3 tách cà phê mỗi ngày, cơ thể có thay đổi bất ngờ
Nghiên cứu mới từ các nhà khoa học Ý, Mỹ và Anh đã chỉ ra cơ chế tiềm năng khiến cà phê trở thành ‘thần dược’ cho sức khỏe.
Nhóm tác giả từ Viện Ung thư Châu Âu IRCCS, Đại học Trento (Ý), Trường Y tế công cộng Havard T.H. Chan (Mỹ) và University College London (UCL – Anh) phát hiện ra rằng thói quen uống cà phê sẽ tác động mạnh mẽ đến hệ vi sinh vật đường ruột của mỗi người.
Uống cà phê hàng ngày là thói quen có lợi cho sức khỏe – Minh họa AI: ANH THƯ
Bộ dữ liệu khổng lồ của 77.000 người – chủ yếu từ Anh và Mỹ – đã được phân tích và chỉ ra nhiều thay đổi trong quần thể vi sinh vật đường ruột ở những người hay uống cà phê.
Video đang HOT
Trong đó, những người tiêu thụ nhiều cà phê nhất – hơn 3 tách trở lên mỗi ngày – có số lượng vi khuẩn Lawsonibacter asaccharolyticus cao hơn những người không hoặc hiếm khi uống đến 8 lần.
Các tác giả đã xác minh điều này bằng các thử nghiệm trong ống nghiệm và nhận thấy cà phê kích thích sự phát triển của nhóm vi khuẩn này.
Một số loại vi khuẩn có lợi khác dường như cũng đông đúc hơn nhờ thói quen tiêu thụ loại đồ uống này.
Nghiên cứu vẫn chưa đi sâu vào tìm hiểu Lawsonibacter asaccharolyticus tác động cụ thể đến sức khỏe như thế nào, nhưng cho rằng chúng chính là chiếc cầu nối cho những tác dụng có lợi của cà phê.
Bởi lẽ, nhiều nghiên cứu khác cho thấy vi sinh vật đường ruột có thể tác động đến mọi cơ quan trong cơ thể, giúp giảm hay tăng nguy cơ nhiều bệnh khác nhau.
Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Nature Microbiology, các kết quả này cung cấp một khuôn khổ để hiểu thêm về các phản ứng của vi khuẩn đường ruột trên một loại thực phẩm cụ thể.
Điều này có thể đưa đến các chiến lược dinh dưỡng nhằm phòng ngừa hay hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.
Cũng theo các tác giả, phát hiện này còn thú vị ở chỗ cà phê được tiêu thụ hầu như trên toàn thế giới.
Cà phê đã được chứng minh là có lợi cho sức khỏe, giúp giảm tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân và tỉ lệ tử vong do bệnh tim mạch, đẩy lùi nguy cơ tiểu đường type 2, gan nhiễm mỡ, ung thư và nhiều bệnh khác nếu được tiêu thụ hàng ngày.
Thêm thành phần này vào sữa chua sẽ giúp đường ruột khỏe mạnh
Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn nhưng không phải tất cả đều đến được đường ruột. Các nhà nghiên cứu vừa tìm ra cách để khắc phục điều này.
Hai nghiên cứu riêng biệt, do các giáo sư chuyên khoa Vi sinh tại Đại học Illinois, Urbana-Champaign (UIUC) thực hiện được công bố vào tháng 3/2024 và tháng 6/2024, đã cho thấy, việc thêm mật ong có thể hỗ trợ sự sống của men vi sinh trong giai đoạn tiêu hóa ở ruột. Vì các enzyme trong đường tiêu hóa đôi khi có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, nên đây có thể là một chiến lược hữu ích để giữ cho chúng sống.
Theo chuyên gia dinh dưỡng về sức khỏe đường ruột Amanda Sauceda, giảng viên tại Đại học Long Beach (California), việc thêm chút vị ngọt có thể là cách để làm cho sữa chua ngon hơn. Mặc dù hương vị của sữa chua có thể khiến một số người không thích, nhưng xét cho cùng, đây là thực phẩm lành mạnh không chỉ chứa lợi khuẩn mà còn chứa nhiều protein, canxi và các chất dinh dưỡng khác.
Mật ong giúp các lợi khuẩn đi vào đường ruột một cách tối ưu. Tuy nhiên, mật ong cũng là đường nên cần bổ sung có liều lượng. Ảnh: Getty Images
Ở mức độ vừa phải, mật ong cũng có thể được coi là một loại thực phẩm bổ dưỡng. "Mật ong không chỉ là đường mà còn là nguồn dinh dưỡng. Ví dụ, bạn có thể tìm thấy 10 miligam kali trong một thìa canh mật ong và nó cũng có phenol, chất này cũng đang được nghiên về mức độ ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột", Sauceda cho biết.
Một thìa mật ong cung cấp khoảng 64 calo, tất cả đều từ đường. Nếu bạn quyết định thêm mật ong vào sữa chua, Sauceda khuyến khích hạn chế các nguồn đường bổ sung khác trong cùng ngày.
Vai trò của prebiotic đối với sức khỏe đường ruột Đường tiêu hóa của chúng ta chứa khoảng 100 nghìn tỷ vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn. Những sinh vật này được gọi chung là hệ vi sinh vật đường ruột. Phần lớn vi khuẩn trong hệ vi sinh vật của chúng ta là tốt. Vai trò chính của vi khuẩn tốt là đối trọng với loại xấu để giữ cho...