Uống đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?
Đông trùng hạ thảo từ lâu được biết đến là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, vậy uống đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?
Từ lâu đông trùng hạ thảo được biết đến là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền. Vậy, uống đông trùng hạ thảo có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Đông trùng hạ thảo là gì?
Đông trùng hạ thảo còn có tên gọi là trùng thảo, hạ thảo đông trùng. Tên khoa học của loài này là Cordyceps sinensis (Berk) Sacc. Chúng thuộc họ Nang khuẩn Ascomycetes họ Nhục tòa khuẩn Hypocreaceae.
Tên đông trùng hạ thảo vì vị thuốc này vào mùa đông là con sâu, mùa hạ lại thành cây cỏ. Sách cổ coi đông trùng hạ thảo bổ ngang nhân sâm.
Đông trùng hạ thảo của Trung Quốc (Cordyceps) là giống nấm mọc ký sinh trên sâu non của một loại sâu thuộc họ sâu Cánh bướm. Nấm và sâu hợp sinh với nhau. Vào mùa đông, sâu non nằm ở dưới đất, nấm phát triển vào toàn thân con sâu để hút chất trong con con vật làm nó chết.
Đến mùa hạ, nấm sinh cơ chất (stroma) mọc chồi khỏi mặt đất, nhưng gốc vẫn dính liền với đầu sâu, đào lấy tất cả xác sâu và nấm để dùng.
Đông trùng hạ thảo rất tốt cho sức khỏe.
Tại Trung Quốc, đông trùng hạ thảo thường gặp ở những rừng ẩm ướt các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Tây Khang, Tây Tạng, nhiều ở Tứ Xuyên và tốt nhất ở Tây Tạng.
Uống đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?
Bài viết của ThS.BS. Phạm Đức Thắng, BS. Đỗ Thị Ly – Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, theo y học cổ truyền, dược liệu đông trùng hạ thảo vị ngọt, tính ôn, quy vào hai kinh phế và thận, tác dụng ích phế thận, bổ tinh tủy, chữa thần kinh suy nhược, ho kéo dài, lưng gối đau mỏi, liệt dương, di tinh.
Đây là loại dược liệu quý được sử dụng từ lâu đời với nhiều công dụng đặc biệt. Nhiều nghiên cứu chứng minh loại dược liệu này chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, giúp điều hòa miễn dịch, chống lão hóa, chống ung thư, bảo vệ gan, cải thiện chức năng hô hấp, tăng cường chức năng thận, chống loãng xương, điều trị rối loạn đường huyết, rối loạn mỡ máu.
Một số bài thuốc có đông trùng hạ thảo
Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời ThS.BS Nguyễn Quang Dương – Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện Tuệ Tĩnh giới thiệu một số món ăn, bài thuốc, trà thuốc… có trùng thảo, bổ dưỡng:
Video đang HOT
Bài 1: Đông trùng hạ thảo 5g, khoản đông hoa 6g, tang bạch bì 8g, cam thảo 3g, tiểu hồi hương 2g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm.
Tác dụng: Chữa bệnh suy nhược của người già yếu, viêm phế quản mạn tính.
Bài 2: Đông trùng hạ thảo 5g, tục đoạn 10g, đỗ trọng 10g, đương quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 6g, ngưu tất bắc 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Tác dụng: Dùng tốt cho người đau mỏi thắt lưng, kinh nguyệt kéo dài, nhạt màu, ra ít, đầu váng mắt hoa.
Bài 3: Thục địa 10g, liên tu 10g, đông trùng hạ thảo 10g, câu kỷ tử 10g, sơn thù 10g, hoài sơn 12g. Sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Tác dụng: Chữa liệt dương, di tinh.
Món ăn, trà thuốc, rượu thuốc có đông trùng hạ thảo
- Thịt gà hầm đông trùng hạ thảo: Đông trùng hạ thảo 10g, thịt gà ác 200g hầm nhừ, thêm gia vị. Chia ăn 1-2 lần trong ngày.
Công dụng: Dùng tốt cho người bị thiếu máu, liệt dương, di tinh.
- Trà đông trùng hạ thảo: Đông trùng hạ thảo 10 cọng cho vào ấm trà, đổ nước sôi trong 10 phút. Uống trà hàng ngày.
Công dụng: Mát phổi, ích khí tráng dương dùng cho người liệt dương, di tinh.
- Rượu đông trùng hạ thảo: Đông trùng 100g, kỷ tử 50g, ngâm với 7 lít rượu 40o sau 10 ngày có thể dùng được. Ngày 1 lần buổi tối 30ml.
Công dụng: Chữa chứng đau lưng, mỏi gối…
Trên đây là những thông tin giải đáp về câu hỏi “Uống đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?”. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.
Loại quả 'bổ dưỡng nhất thế giới', ăn mỗi ngày không lo gặp bác sĩ
Đây là một trong những loại quả bổ dưỡng và thơm ngon bậc nhất thế giới, không chỉ đem đến các lợi ích trong việc làm đẹp mà còn có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.
Oliu là một loại cây xanh quanh năm, được trồng lâu đời nhất thế giới. Chúng xuất hiện cách đây khoảng 8000 năm tại Địa Trung Hải.
Loại quả này chủ yếu được thu hoạch để chế biến thành dầu. Tuy nhiên dù ở dạng nào thì chúng vẫn đem lại rất nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe.
Oliu nếu ăn không sẽ có vị hơi đắng và chát, vậy nên người ta thường muối chua, hoặc ép chúng thành dầu để sử dụng. Khi muối như vậy, các chất dinh dưỡng vẫn hoàn toàn được giữ nguyên.
Trong oliu rất giàu các loại vitamin như K, A, C, E và khoáng chất như Ca, Mg, Fe,... tốt cho mắt.
Ngoài ra các chất này còn tốt cho đường tiêu hóa, giúp xương phát triển và chống thiếu máu. Vitamin E và các chất oxy hóa trong oliu giúp giảm nguy cơ tổn thương tế bào và viêm.
Dầu oliu đặc biệt giàu Phenol độc đáo và các hợp chất thơm, chẳng hạn như oleuropein và flavonoids. Những chất này đều có hỗ trợ tốt cho sức khỏe con người.
Chống ung thư
Theo một nghiên cứu sơ bộ được công bố vào ngày 14/09/2015, trong tạp chí Jama Internal Medicine báo cáo rằng, những người phụ nữ lớn tuổi ở Tây Ban Nha nếu sử dụng chế độ ăn Địa Trung Hải truyền thống, bổ xung thêm dầu ô liu hằng ngày sẽ giảm khả năng mắc bệnh ung thư vú rất tốt.
Thêm vào đó, chất polyphenol trong dầu oliu có thể giúp ngăn chặn sự khởi phát và tiến triển của các bệnh ung thư thông qua quá trình chống oxy hóa.
Ngoài ra, trong một nghiên cứu tại Đại học Rutgers ở New Jersey (Hoa Kỳ) vào năm 2015, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một thành phần trong dầu oliu nguyên chất oleocanthal giúp diệt trừ các tế bào ung thư ở người mà không làm hại các tế bào khỏe mạnh khác.
Khi các nhà khoa học ứng dụng tế bào ung thư vào phòng thí nghiệm, chúng đã chết rất nhanh, trong vòng 30 phút đến một giờ.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Nghiên cứu gần đây cho thấy dầu ô liu có thể cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Dầu ô liu trong chế độ ăn Địa Trung Hải cũng có thể làm giảm nguy cơ "xơ cứng động mạch" ở bệnh nhân tiểu đường so với những loại dầu không bão hòa đa khác.
Các chất tách chiết từ lá ô liu giúp giảm lượng đường và cholesterol; sửa đổi biểu hiện gen liên quan đến sự hình thành lipogenesis, sự sinh nhiệt và kháng insulin...
Tiêu thụ dầu ô liu sẽ hỗ trợ việc giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 và cải thiện quá trình chuyển hóa glucose.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Ô liu còn được cho là nguyên nhân chủ yếu giúp giảm bệnh tim và căng thẳng oxy hóa ở những người theo chế độ ăn Địa Trung Hải, họ vốn coi dầu ô liu là nguồn chất béo chính.
Dầu ô liu có tác dụng chống viêm, giúp giảm cholesterol, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Một nghiên cứu tại Đại học Vienna (Áo) cho thấy nguy cơ tử vong do các nguyên nhân như đột quỵ, bệnh tim mạch ở những người thường xuyên ăn dầu ô liu giảm đáng kể so với những người ít ăn hoặc không ăn.
Ngoài ra, ăn dầu ô liu mỗi ngày còn có thể làm giảm nguy cơ tăng huyết áp. Vì vậy, nếu bạn bị bệnh tim, tiền sử gia đình mắc bệnh tim hoặc có yếu tố nguy cơ, bạn nên bổ sung dầu ô liu nguyên chất vào chế độ ăn của mình.
Ngoài những tác dụng chính trên, sử dụng oliu hằng hàng còn có thể bảo vệ cho lá gan của bạn một sức khỏe tốt, ngăn ngừa viêm loét đại tràng.
Thêm vào đó, chúng cũng cực kỳ có lợi cho làn da, đôi mắt và hệ miễn dịch của cơ thể con người. Các thành phần dinh dưỡng trong oliu cũng giúp giảm viêm khớp dạng thấp, giảm căng thẳng oxy hóa...
Theo các chuyên gia Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ và Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu khuyến nghị, con người nên tiêu thụ khoảng 20ml hoặc hai muỗng canh dầu ô liu nguyên chất mỗi ngày để có được một sức khỏe tốt.
Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tăng khoảng 2% mỗi năm Ghi nhận thực tế cho thấy, vào mùa đông, số người phải nhập viện vì đột quỵ tăng khoảng 20-30% so với thông thường. Đáng lo ngại hơn khi xu hướng đột quỵ xuất hiện ở người trẻ tuổi ngày càng tăng. Bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ được điều trị thành công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp. Ảnh: BVCC....