Uống dầu cá trong khi mang thai được gì?
Theo một nghiên cứu mới, con của những bà mẹ uống dầu cá trong thời gian mang thai sẽ có cân nặng khỏe mạnh nhanh hơn trong 6 năm đầu đời.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Copenhagen nhận thấy rằng khi người mẹ uống viên dầu cá trong giai đoạn sau của thai kỳ, thì trẻ có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn, nhưng trong những năm đầu tiên, chúng không có nhiều mỡ hơn những trẻ khác.
Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng việc bổ sung dầu cá vào chế độ ăn trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các tế bào mỡ.
Nhưng trong khi thử nghiệm ở người đã cho thấy những phụ nữ mang thai ăn nhiều dầu cá hơn sinh con có trọng lượng sơ sinh cao hơn, thì tác động ở trẻ khi lớn hơn vẫn còn chưa được rõ.
Con của những người mẹ uống dầu cá bổ sung trong khi mang thai tiếp tục tăng cân khỏe mạnh hơn những đứa trẻ khác trong 6 năm đầu đời, nghiên cứu mới cho thấy
Đồng tác giả của nghiên cứu, TS. Hans Bisgaard thuộc Đại học Copenhagen cho biết: “Chế độ ăn uống trong thời gian mang thai và thời thơ ấu là yếu tố quyết định quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của trẻ.
Đặc biệt, việc ăn cá có chứa các axit béo không bão hòa chuỗi dài n-3 (LCPUFA) rất quan trọng để phát triển đầy đủ”.
Những chuỗi axit béo này rất quan trọng đối với sự phát triển của bộ não, cả trong bụng mẹ và trong vài tháng đầu đời trong thời gian bú mẹ.
Video đang HOT
Đối với người lớn, một số nghiên cứu đã gợi ý rằng các axit béo từ cá cũng giúp bảo vệ não khỏi bệnh Alzheimer.
Một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc bổ sung dầu cá trong khi mang thai và cho con bú có vẻ bảo vệ trọng lượng sơ sinh của trẻ.
“Tuy nhiên, ảnh hưởng lâu dài về nhân trắc học” – hay cách mà tỷ lệ cơ thể tăng trưởng – “trong thời thơ ấu vẫn còn chưa chắc chắn”, TS Bisgaard giải thích.
Vì thế các nhà nghiên cứu có trụ sở tại Anh và Đan Mạch đã quyết định kiểm tra ảnh hưởng của việc bổ sung dầu cá trong thai kỳ đối với sự tăng trưởng và cấu trúc cơ thể của trẻ khi lớn hơn.
Thử nghiệm trên hơn 700 bà bầu
Thử nghiệm gồm 736 phụ nữ mang thai được nhận dầu cá hoặc dầu ô liu hàng ngày từ tuần 24 cho đến một tuần sau khi sinh.
Số đo chiều cao, cân nặng, vòng đầu và vòng bụng được đánh giá 11 lần từ khi sinh đến 6 tuổi và được hiệu chỉnh theo tuổi và giới tính.
Kết quả, được công bố trên tờ British Medical Journal (BMJ), cho thấy chỉ số BMI cao hơn duy trì từ 12 tháng đến 6 tuổi.
Cấu trúc cơ thể được đánh giá bằng đo hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA) ở 3,5 và 6 tuổi.
Các hình ảnh cho thấy chỉ số BMI cao hơn không phải là kết quả của tỷ lệ mỡ cao hơn, mà phản ánh sự gia tăng tỷ lệ trong khối nạc, khối xương và khối mỡ, gợi ý việc bổ sung dầu cá có tác dụng kích thích tăng trưởng chung.
Lúc 6 tuổi, chụp DXA cho thấy những trẻ có mẹ uống bổ sung dầu cá trong khi mang thai có khối chung cao hơn 395g, khối nạc cao hơn 280,7g, hàm lượng khoáng xương cao hơn 10,3g và khối mỡ cao hơn 116,3g so với những trẻ có mẹ uống dầu đối chứng.
TS Bisgaard nói: “Cấu trúc cơ thể lúc 6 tuổi ở trẻ được bổ sung dầu cá đặc trưng bởi sự gia tăng tỷ lệ khối nạc, xương và mỡ gợi ý tác dụng kích thích tăng trưởng chung”.
Ông kết luận: “Bổ sung dầu cá từ tuần thứ 24 của thai kỳ dẫn đến chỉ số BMI cao hơn ở con từ 0 đến 6 tuổi nhưng không làm tăng nguy cơ béo phì lúc 6 tuổi.
“Cấu trúc cơ thể lúc 6 tuổi ở trẻ được bổ sung dầu cá đặc trưng bởi sự gia tăng tỷ lệ khối nạc, xương và mỡ cho thấy tác dụng kích thích tăng trưởng chung của axit béo không bão hòa chuỗi dài n-3″.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Phương pháp thử thai 3.500 năm trước của phụ nữ Ai Cập
Để biết mình có thai hay không, phụ nữ Ai Cập cổ đại cũng xét nghiệm nước tiểu và chờ phản ứng hóa học như ngày nay.
Phụ nữ thời Ai Cập cổ đại muốn kiểm tra tình trạng mang thai sẽ đi tiểu vào một túi lúa mạch và một túi emmer (một loại lúa mì do người Ai Cập cổ trồng).
"Một trong hai túi nảy mầm, người phụ nữ sẽ sinh con. Nếu là lúa mạch, đứa trẻ mang giới tính nam. Nếu là emmer, đứa trẻ mang giới tính nữ. Không túi nào nảy mầm, người phụ nữ sẽ không sinh nở", nhóm khoa học từ Đại học Copenhagen, Thụy Điển, cho biết sau khi giải mã một cuộn giấy cói cách đây hơn 3.500 năm.
Một mẩu giấy cói ghi chép kiến thức y học của người Ai Cập cổ. Ảnh: CNN.
Chia sẻ với CNN, Sofie Schidt, nghiên cứu sinh tham gia nhóm khoa học trên khẳng định phương pháp thử thai bằng nước tiểu rất lâu đời và phổ biển: "Chúng tôi phát hiện cách thử thai này xuất hiện trong sách y học Hy Lạp, La Mã, Trung Đông thời Trung Cổ và cả y học truyền thống châu Âu".
Theo nhà Ai Cập học Andreas Winkler từ Đại học Oxford, thời cổ đại, y học Ai Cập được đề cao, nhờ đó du nhập vào các nền văn hóa khác. "Lữ khách tới Ai Cập cổ đại đã vô cùng ngạc nhiên khi đất nước này có những bác sĩ chuyên khoa với kiến thức uyên thâm", ông Winkler nói. "Kỹ thuật của họ rõ ràng đã vượt qua bờ sông Nile".
Không chỉ vậy, phương pháp thử thai bằng cách tiểu vào hai túi hạt cũng có cơ sở khoa học. Thí nghiệm được đăng tải trên tờ Lịch sử Y học năm 1963 chỉ ra trong 70% trường hợp, nước tiểu của phụ nữ mang thai thật sự khiến hạt giống nảy mầm do lượng estrogen tăng cao.
Ngoài cuộn giấy cói về phương pháp thử thai, Đại học Copenhagen còn lưu giữ một số tài liệu y khoa Ai Cập cổ khác và đang tiếp tục giải mã. Một cuộn giấy cói khác hướng dẫn cách chữa các bệnh về mắt như trichiasis (lông mày mọc ngược về phía mắt) bằng máu thằn lằn, bò đực, lừa cái và dê cái trộn lẫn.
Nhà Ai Cập học Kim Ryholt cho biết số lượng tài liệu y khoa Ai Cập cổ nguyên vẹn tuy không nhiều song ẩn chứa vô số thông tin mới mẻ. Ví dụ, phần lớn nhà nghiên cứu đều cho rằng người Ai Cập cổ không biết đến quả thận nhưng một tài liệu y học mới được giải mã chứng minh họ biết rất rõ bộ phận này.
Minh Nguyên
Theo Vnexpress
Chuyên gia nói về 5 lợi ích tuyệt vời của táo Chúng ta nghe nhiều về câu 'mỗi ngày ăn một quả táo khỏi đi bác sĩ'. Dưới đây là 5 lợi ích của loại trái cây này được ghi nhận bởi các chuyên gia, theo Medical Daily. Shutterstock Sức khỏe răng miệng tốt hơn Thực phẩm kiềm có thể giúp thúc đẩy sự cân bằng a xít và táo là một loại trái...