Uống cà phê nhưng không nên ‘lệ thuộc’ cà phê!
Theo ước tính của Hiệp hội Cà phê Quốc gia Mỹ, khoảng 64% người Mỹ uống cà phê mỗi ngày.
Shutterstock
Theo nhiều cách, cà phê có thể là một thói quen lành mạnh khi nghiên cứu cho thấy cà phê có thể làm tăng tuổi thọ và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và hơn thế nữa.
Nhưng khi thói quen vượt qua ranh giới từ một sự lựa chọn dễ chịu cho đến mức trở nên cần thiết phải có nó hằng ngày, tình huống này trở nên phức tạp hơn.
Người ta có thể phụ thuộc vào cà phê và các loại đồ uống có chứa caffeine khác như trà, nước có ga và nước tăng lực, theo bà Merideth Addicott, trợ lý giáo sư tại Viện nghiên cứu tâm thần khoa học y tế – Đại học Arkansas (Mỹ). Addicott, người đã nghiên cứu caffein, nói rằng caffeine không thực sự gây nghiện theo cách như ma túy và rượu, nhưng khẳng định rằng “mọi người chắc chắn sẽ thèm uống nó, lệ thuộc và cảm thấy xuống tinh thần khi ngừng sử dụng nó”.
Dưới đây là những điều bạn cần biết về sự phụ thuộc caffeine – và cách bỏ thói quen này, theo Time.
Làm cách nào để biết bạn có phụ thuộc vào caffein không?
Bà Addicott cho biết sự phụ thuộc caffeine thể hiện qua cách thức nó ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày của bạn hơn là số lượng bạn uống nó mỗi ngày. Không có số lượng cốc cụ thể, hoặc miligram caffein cụ thể để xác định nghiện cà phê mà chỉ cần dùng mỗi ngày có nghĩa là nghiện. Thay vào đó, bà Addicott nói, người nghiện cảm thấy đau khổ khi họ không thể uống cà phê khi họ muốn, và nhiều thứ đã bị gián đoạn trong cuộc sống hằng ngày của họ.
Hầu hết các chuyên gia khuyên người lớn không nên dùng quá 400 mg caffein mỗi ngày (khoảng 4 cốc cà phê). Nếu thường xuyên uống nhiều hơn thế, bạn có thể có nguy cơ bị các tác dụng phụ bao gồm rối loạn giấc ngủ, đau nửa đầu và đau đầu khác, nhịp tim nhanh, run cơ, khó chịu, căng thẳng và đau bụng, theo Mayo Clinic. Đối với một số người, những tác dụng phụ này có thể bắt đầu với thậm chí ít ly hơn, vì khả năng chịu caffein tùy thuộc vào mỗi người.
Nếu gặp phải các tác dụng phụ về mặt vật lý, hay gặp khó khăn khi làm việc nếu không có nó, đây là những dấu hiệu cho thấy bạn phụ thuộc vào caffeine và nên cân nhắc cắt giảm, theo Time.
Loại bỏ sự phụ thuộc caffeine bằng cách nào?
Video đang HOT
Bước khó khăn nhất nhưng quan trọng nhất có thể là thuyết phục bản thân rằng bạn không cần caffeine ngay từ đầu. Bà Addicott cho biết thực tế, sự phụ thuộc caffeine gắn liền chặt chẽ với các hiệu ứng cảm nhận nó.
Bà Addicott cho biết: “Khi uống một lượng caffeine nhất định mỗi ngày, cơ thể của bạn thích nghi với điều đó và duy trì hiệu suất cơ bản bình thường”. Khi bạn không nhận được nhiều caffeine, bạn sẽ thiếu thốn và khó chịu, điều này thực sự có thể làm giảm hiệu suất của bạn. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy caffeine có tác dụng mạnh mẽ và cải thiện khả năng tập trung ngay khi uống, nhưng nó thực sự không như bạn nghĩ”.
Khi bạn phá vỡ chu trình này, bạn sẽ có thể đạt được kết quả tương tự mà không cần đến caffeine. Tất nhiên, nói dễ hơn làm. Bà Addicott nói rằng cách duy nhất thực sự để cai cà phê đó là tách mình khỏi đồ uống chứa caffein từ từ nhưng chắc chắn, theo Time.
Mỗi lần thèm cà phê, bạn có thể đi bộ xung quanh văn phòng hoặc thực hiện các hoạt động thể chất khác khi bạn cảm thấy buồn ngủ. Nhưng ban đầu, bạn sẽ có các triệu chứng như nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu và khó tập trung, nhưng chúng sẽ biến mất khi bạn điều chỉnh thói quen mới của mình. Các triệu chứng giảm dần trong vòng vài ngày, theo Mayo.
Ngoài các tác dụng phụ của việc sử dụng caffeine quá mức – và lượng đường hoặc chất tạo ngọt nhân tạo, nước uống có chứa cà phê – sự phụ thuộc caffeine có thể là dấu hiệu của một vấn đề cơ bản, giống như bất kỳ tình trạng rối loạn sử dụng chất nào, theo Time.
Theo thanhnien.vn
1/3 chúng ta đang phạm một thói quen vào buổi sáng có thể phá huỷ cả cuộc đời
Những thói quen xấu vào buổi sáng có thể khiến bạn gặp nhiều vấn đề sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, không chỉ phá hủy một ngày mà còn cả cuộc đời bạn.
1. Uống cà phê ngay sau khi ngủ dậy
Những người thích uống cà phê, một thức uống có tính chất gây nghiện thường chạy đến chiếc ấm pha cà phê ngay lập tức dù vừa ngủ dậy.
Theo Steven L. Miller, bác sĩ, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại trường Đại học Dartmouth, bang New Hampshire, Mỹ, thói quen này vô tình phá hủy quá trình sản xuất cortisol, vốn thường diễn ra ở mức cao nhất vào tầm từ 8 - 9 giờ sáng.
Mà hóc-môn cortisol lại có vai trò giúp chúng ta trở nên tỉnh táo hơn. Vì thế, tốt nhất bạn nên uống cà phê sau 9 giờ sáng.
2. Dậy quá muộn
Trong cuốn sách "con chim nào dậy sớm thì mới bắt được sâu" của nhà sinh học Christoph Randler thuộc Trường Đại học Harvard (Mỹ) có đoạn:
"Những ai dậy sớm vào buổi sáng thường có sự nghiệp thành công hơn bởi vì họ chủ động hơn những người có thói quen làm việc vào buổi tối".
Dậy sớm sẽ giúp bạn cân bằng cuộc sống hơn. Bạn sẽ có tinh thần minh mẫn hơn, loại bỏ được căng thẳng để làm việc sáng tạo, cũng như cải thiện sức khỏe nói chung.
3. Ngủ nướng
Đồng hồ báo thức ra đời từ những năm 1950 nhưng nút chuông báo thức vẫn đang gây tranh cãi. Hiện nay mọi người lại có xu hướng đặt chuông báo thức bằng điện thoại di động.
Trong một buổi phỏng vấn với CNN, tiến sĩ Robert S Rosenberg cho biết: "Khi bạn nhấn vào nút chuông báo thức đồng hồ nhiều lần, bạn đang hành hạ bản thân mình.
Thứ nhất, bạn có thể ngủ thêm được một lúc nhưng đó là giấc ngủ chập chờn khiến bạn mệt mỏi hơn. Thứ 2, bạn sẽ bắt đầu vào một giấc ngủ mới mà không biết khi nào sẽ tỉnh giấc trở lại.
Hậu quả là bạn sẽ trải qua một ngày rất mệt mỏi và hay than vãn".
4. Không ăn sáng
Các chuyên gia dinh dưỡng thường nói rằng bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Và không ăn sáng là một thói quen vào buổi sáng cần phải loại bỏ ngay lập tức.
Nhiều người thắc mắc vậy buổi sáng tôi nên uống một cốc sữa, ăn một cái bánh hay chỉ ăn một loại ngũ cốc nào đó. Câu trả lời ngắn gọn là ăn gì cũng được, miễn là "có cái để nhét vào bụng".
Theo hiệp hội tim mạch Mỹ, những người bỏ bữa sáng có nguy cơ bị bệnh tim mạch vành cao hơn 27% so với những người không bỏ bữa sáng.
Một bài báo trên Tạp chí International Journal of Food & Nutrition cũng cho biết, những người ăn bữa sáng với ngũ cốc ít bị trầm cảm và căng thẳng hơn những người bỏ ăn sáng.
Không ăn sáng gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa như loét niêm mạc dạ dày, viêm ruột non.
5. Dán mắt vào điện thoại
Khoảng 1/3 trong chúng ta đều cầm ngay lấy điện thoại ngay vừa mở mắt ra vào buổi sáng. Đó là lúc tranh thủ đọc báo, lướt facebook, trò chuyện với bạn bè, trao đổi công việc...
Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng sử dụng điện thoại có thể giúp bạn bớt căng thẳng, nhưng thực tế, sử dụng điện thoại đang làm gián đoạn thời điểm thư giãn nhất trong ngày của bạn.
Thêm một điều nữa bạn cần hạn chế, đó là dùng điện thoại trong khi ăn sáng. Những thiết bị điện tử này sẽ khiến bạn bị mất kiểm soát xem bao nhiêu thức ăn đã được bỏ vào miệng.
Bạn có thể sẽ mất hoàn toàn sự tập trung và kết quả là bạn sẽ ăn quá no so với tiêu chuẩn của mình.
Theo Trí Thức Trẻ/soha
4 thực phẩm cần bổ sung khi bạn ngồi nhiều Ngồi nhiều là nguyên nhân góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh đối với tất cả mọi người. Shutterstock Chính vì vậy, các chuyên gia sức khỏe đã có những lưu ý về thực phẩm dành cho người ngồi nhiều để góp phần giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tật, nhưng không có nghĩa là sẽ không mắc bệnh nếu không thay...