“Uống 2 chén rượu”, người đàn ông đi xe máy bị phạt 7 triệu đồng
Ngày 2/1, Phòng CSGT – Công an TP.Hà Nội đồng loạt triển khai xử lý vi phạm giao thông theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Theo ghi nhận, tổ cảnh sát làm nhiệm vụ tại nút giao thông Hàng Cót – Phan Đình Phùng, dừng xe máy 29R9-0874 do ông Nguyễn Văn Duyên (SN 1963, ở thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội) điều khiển chở “bạn nhậu” ngồi sau.
Bị dừng phương tiện và được thông báo kế hoạch kiểm tra nồng độ cồn, ông Duyên tỏ ra bất ngờ. Kết quả kiểm tra, ông Duyên vi phạm 0,489 miligram/lít khí thở.
Cảnh sát lập biên phạt, xử phạt ông Duyên 7 triệu đồng, tước GPLX 2-3 tháng. Ông Duyên phân bua mới chỉ uống 2 chén rượu với bạn đã phải nhận mức phạt nặng.
“Ai ngờ mức phạt giờ cao quá, thế này thì tôi không bao giờ uống rượu bia lại lái xe nữa”, ông Duyên nói.
Tiếp đó, cảnh sát kiểm tra nồng độ cồn ông Đoàn Tuấn Linh (SN 1963, ở phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội) điều khiển xe máy mang BKS 29B1… Kết quả, ông Linh vi phạm nồng độ cồn mức 0, 201 miligram/1 lít khí thở. Cũng trong buổi tuần tra, cảnh sát dừng xe, phát hiện và lập biên bản xử phạt nhiều tài xế khác cùng lỗi vi phạm nồng độ cồn.
Trao đổi với phóng viên, thượng uý Ngô Văn Tâm, Tổ trưởng Tổ TTKS thuộc Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Công an TP.Hà Nội) cho biết, triển khai xử lý theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, Phòng CSGT Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo tới 100% cán bộ, chiến sĩ.
“Tuyến đường, địa bàn Đội CSGT số 1 quản lý là tuyến đường nằm trong phố cổ. Hơn nữa, trên địa bàn tập trung nhiều quán nhậu, Để triển khai xử lý nghiêm vi phạm giao thông theo quy định mới, nhất là đối với những trường hợp tai xế đã sử dụng rượu, bia, cán bộ, chiến sĩ phải tuyên truyền, giải thích, xử lý chặt chẽ, đúng quy định”, thượng uý Tâm nói.
Các mức phạt theo Nghị định 100/2019NĐ-CP.
Theo Nguyễn Hoàn (Tiền Phong)
Bắt đầu từ tháng 1/2020, tăng cường xử lý lái xe cố tình uống rượu bia
Bắt đầu từ ngày mai 1/1/2020, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia chính thức có hiệu lực sẽ nghiêm cấm toàn bộ hành vi điều khiển phương tiện giao thông khi có nồng độ cồn trong người...
CSGT trong một lần kiểm tra nồng độ cồn của các chủ phương tiện trên các tuyến phố của Hà Nội.
Theo đó, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (số 44/2019/QH14) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, sẽ cấm triệt để hành vi đi xe ra đường (ôtô, xe máy, xe đạp điện...) khi có nồng độ cồn trong người.
Người điều khiển phương tiện sẽ được kiểm tra nồng độ cồn ngay tại chỗ.
Cụ thể, theo Điều 5, Khoản 6 của bộ luật này nêu rõ: Nghiêm cấm "điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn".
Tiếp đó tại Điều 21 về phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia, ngay từ Khoản 1 đã nhắc lại rõ "người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông".
Như vậy có thể thấy, theo luật mới này thì tất cả những người điều khiển phương tiện tham gia giao thông (gồm tất cả các loại xe trên) đều bị nghiêm cấm uống rượu, bia.
Đội CSGT số 1 Hà Nội tăng cường kiểm tra nồng độ cồn của các chủ phương tiện tham gia giao thông ở khu vực quận Hoàn Kiếm.
Theo infonet
Cấm triệt để lái xe uống rượu bia: Luật có hiệu lực, thực hiện ra sao? Để Luật đi vào cuộc sống, phải mạnh tay với các trường hợp vi phạm, xử lý đúng luật pháp, không có bất kỳ "vùng cấm" nào. Từ 1/1/2020, luật Phòng, chống tác tại của rượu, bia chính thức có hiệu lực, quy định cấm triệt để việc điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ...