Uống 1 cốc nước khi bụng đói có 4 lợi ích, nhưng cần tránh 3 loại nước này
Nếu biết cách uống nước vào buổi sáng khi thức dậy, bạn có thể bảo vệ được cơ thể của mình.
Đêm là lúc cơ thể cần nghỉ ngơi, sau khi thức dậy buổi sáng, nhiều người sẽ cảm thấy khát và khô cổ họng, điều này có liên quan tới độ ẩm của cơ thể thông qua hô hấp, đổ mồ hôi và nhiều yếu tố khác dẫn tới việc thiếu nước.
Vì vậy, buổi sáng là thời điểm tốt để bổ sung nước. Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng, uống nước khi bụng đói sẽ không tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa. Trên thực tế, dù là đối với những người mắc bệnh về đường tiêu hóa hay những người khỏe mạnh, bạn đều có thể uống nước khi bụng đói vào buổi sáng.
Tất nhiên, nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi uống nước lạnh trực tiếp, hãy uống một cốc nước ấm. Thực hiện điều này thường xuyên sẽ có những lợi ích chính sau đây cho cơ thể.
4 lợi ích khi uống nước lúc bụng đói
- Thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể
Sau khi ngủ dậy, một số người sẽ cảm thấy yếu ớt, không tỉnh táo… Điều này có thể liên quan đến độ nhớt của máu đang đặc, uống một cốc nước là lựa chọn tốt nhất.
Sau khi bổ sung nước, nó sẽ thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và quá trình trao đổi chất của cơ thể, từ đó giảm áp lực cho cơ thể và giúp mọi người vực dậy tinh thần.
Video đang HOT
Trên thực tế lâm sàng, buổi sáng là thời điểm mà nhiều người bị tăng huyết áp nhất. Việc uống nước lúc này không chỉ thúc đẩy sự trao đổi chất mà còn có lợi cho mạch máu, kiểm soát được huyết áp.
- Thúc đẩy cơ thể đào thải axit uric
Đối với những người bị bệnh gút, nên uống nhiều nước vì nó có thể giúp cơ thể bài tiết axit uric tốt hơn vào buổi sáng. Bên cạnh đó, lượng nước uống trong ngày nên duy trì ở mức 2 lít, nó rất có lợi cho quá trình hồi phục bệnh.
- Giúp thuyên giảm tình trạng bệnh
Uống một cốc nước vào buổi sáng cũng có lợi cho bệnh nhân sỏi thận và tiểu đường, có thể đạt được mục đích phòng bệnh ở một mức độ nhất định.
3 loại nước không nên uống vào buổi sáng
Mặc dù uống nước vào buổi sáng rất tốt nhưng tốt nhất bạn không nên động đến 3 loại nước sau:
- Nước quá nóng
Theo WHO, uống nước quá nóng có thể gây bỏng thực quản, thường xuyên uống nước trên 65 độ sẽ làm tăng nguy cơ ung thư.
- Nước ngọt
Đồ uống ngọt chứa quá nhiều đường không phải là nguồn cung cấp nước tốt nhất. Uống nhiều nước ngọt khiến bạn cảm thấy khát nước, đồng thời sẽ làm tăng lượng calo do hàm lượng đường cao, nguy cơ béo phì sẽ tăng lên.
- Nước muối
Mọi người đều rất quen thuộc với nước muối, khi ra nhiều mồ hôi, cần bổ sung một lượng nhỏ nước muối. Thế nhưng, đây không phải là lựa chọn tốt vào buổi sáng, đối với người cao huyết áp sẽ khiến nguy cơ bệnh nặng thêm.
Chủ động bảo vệ sức khỏe khi rét đậm, rét hại
Mới đây, Bộ Y tế đã ban hành Công điện số 1950 yêu cầu Sở Y tế các tỉnh/thành phố khu vực Bắc bộ, Bắc Trung bộ, các đơn vị trực thuộc Bộ chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại.
Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh tăng cường phòng chống rét cho bệnh nhân.
Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu sở y tế các tỉnh/thành phố khu vực Bắc bộ, Bắc Trung bộ, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết, diễn biến không khí lạnh, rét đậm, rét hại để có phương án chuẩn bị phòng, chống. Rà soát các kế hoạch, phương án ứng phó với rét đậm, rét hại.
Đồng thời, tuyên truyền cho người dân thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ, học sinh; thực hiện hướng dẫn cho người dân cách giữ ấm và chống rét, đề phòng các biến chứng về hô hấp và tim mạch.
Bảo đảm an toàn trong việc sưởi ấm tại nhà, nhất là vào ban đêm, không để gây ngộ độc khí do bếp than, củi. Tổ chức trực chuyên môn, sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân ảnh hưởng của rét đậm, rét hại, nhất là ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa; tăng cường giữ ấm, tránh rét cho bệnh nhân tại các cơ sở y tế.
Để chủ động bảo đảm sức khỏe cho người dân trên địa bàn toàn tỉnh, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, đặc biệt là các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, thị xã, thành phố tăng cường phòng chống rét cho bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế.
Theo đó, hầu hết các đơn vị y tế đều đã có phương án và triển khai thực hiện phòng chống rét cho bệnh nhân và gia đình người bệnh; bố trí đầy đủ thuốc cấp cứu và chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu do thời tiết rét đậm, rét hại gây ra.
Hạn chế tới mức thấp nhất tác hại không mong muốn tới sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt là hệ thống y tế dự phòng đã tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về phòng chống rét đậm, rét hại, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Thực tế cho thấy, trong những ngày rét đậm, rét hại vừa qua, số bệnh nhân đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế tăng cao, đa số là các bệnh về tim mạch và đường hô hấp, trong đó phổ biến ở đối tượng là người cao tuổi và trẻ em. Tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh những ngày qua, lượng bệnh nhân tăng khoảng 30% so với trước đó, chủ yếu là người cao tuổi đến khám các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, tim mạch...
Các bác sĩ khuyến cáo, đối với người cao tuổi, sức đề kháng đã thuyên giảm, bản thân lại thường mang trong mình nhiều loại bệnh của tuổi già như tăng huyết áp, đái tháo đường, gút, tim mạch... Chính vì vậy, khi có sự thay đổi thời tiết, đặc biệt là trời rét đậm, rét hại nếu không chú ý đề phòng, dễ dẫn đến viêm nhiễm đường hô hấp và gây tái phát bệnh cũ.
Nếu không được cứu chữa kịp thời dễ dẫn đến suy hô hấp, đột quỵ, thậm chí tử vong. Đối với trẻ em, sức đề kháng của cơ thể chưa cao. Bên cạnh đó với bản tính hiếu động, hay chạy nhảy khiến trẻ cảm thấy nóng nực, cởi bỏ áo ấm hoặc gây toát mồ hôi dễ gây cảm lạnh, viêm nhiễm đường hô hấp. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời bệnh có thể tiến triển trở thành viêm phổi, nặng hơn có thể dẫn tới tử vong.
Để chủ động phòng bệnh, bảo đảm sức khỏe trong những ngày rét đậm, rét hại, ngoài sự vào cuộc của ngành y tế và các ban, ngành, đoàn thể liên quan, thì quan trọng nhất chính là kiến thức, thực hành phòng bệnh của mỗi người, mỗi gia đình trong việc giữ ấm cho cơ thể, tránh thay đổi môi trường đột ngột và tăng cường dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Chế độ ăn cho người bị bệnh gout Tôi 43 tuổi, sức khoẻ tương đối ổn định, tuy nhiên gần đây tôi rất hay bị đau các khớp chân, nhất là sau khi đi nhậu với khách hàng. Đi khám bác sĩ nói tôi bị gout và cho uống thuốc điều trị. Xin quý báo tư vấn cho tôi chế độ ăn cho bệnh này. Hoàng Sơn (Hà Nội) Ảnh minh...