Ước tính số người có thể tử vong nếu Trung Quốc bỏ kiểm soát dịch COVID-19
Các nhà nghiên cứu đã phân tích số ca tử vong vì COVID-19 ở Trung Quốc nếu như nước này mở cửa trở lại hoàn toàn.
Trên 2 triệu ca tử vong
Tháng trước, ông Zhou Jiatong, Giám đốc Trung tâm kiểm soát dịch bệnh tại tỉnh Quảng Tây, cho rằng Trung Quốc sẽ phải đối mặt với trên 2 triệu ca tử vong nếu như nới lỏng các biện pháp chống dịch COVID-19 theo cách tương tự mà Đặc khu Hong Kong đã làm từ đầu năm nay. Ông cũng dự báo số người nhiễm virus có thể tăng lên trên 233 triệu ca.
1,55 triệu ca tử vong
Video đang HOT
Trước đó, hồi tháng 5, các chuyên gia ở Trung Quốc và Mỹ đã ước tính rằng trên 1,5 triệu người ở Trung Quốc có nguy cơ tử vong nếu chính phủ từ bỏ chính sách “Zero COVID” cứng rắn mà không có bất kỳ biện pháp bảo vệ nào như tăng cường tiêm chủng và phương pháp điều trị hiệu quả.
Họ dự đoán rằng số lượng bệnh nhân cần chăm sóc y tế đặc biệt sẽ cao gấp 15 lần công suất hiện nay, gây ra khoảng 1,5 triệu ca tử vong.
Tuy nhiên, các chuyên gia tại Đại học Phúc Đán tin tưởng số người chết có thể được giảm mạnh nếu chiến dịch tiêm chủng được đẩy mạnh.
Lên đến 2,1 triệu ca tử vong
Công ty phân tích và thông tin khoa học Airfinity của Anh ước tính Trung Quốc có thể chứng kiến từ 1,3 triệu – 2,1 triệu người chết nếu nước này dỡ bỏ chính sách “Zero COVID”, vì tỷ lệ tiêm chủng và tiêm bổ sung ở nước này còn thấp, cũng như thiếu khả năng miễn dịch cộng đồng.
Công ty này đã lập mô hình dữ liệu dựa trên làn sóng lây nhiễm biến thể BA.1 tại Hong Kong hồi tháng 2, thời điểm mà thành phố này nới lỏng các biện pháp hạn chế chống COVID-19 sau hai năm áp dụng.
Dự kiến nội dung chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch Hội đồng EU đến Trung Quốc
Mục đích chính của chuyến thăm là tiếp tục hợp tác với Trung Quốc, trong một số vấn đề với tư cách là một đối tác, thay vì cắt đứt quan hệ.
Chủ tịch Hội đồng EU Charles Michel. Ảnh: EPA
Chủ tịch Hội đồng EU Charles Michel sẽ phải thực hiện một hành động cân bằng khi gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào tuần tới, vì ông dự kiến sẽ đề cập về nhân quyền và Đài Loan trong khi muốn tìm cách duy trì quan hệ thương mại song phương.
"Chúng tôi sẽ thảo luận về những thách thức toàn cầu cũng như các chủ đề cùng quan tâm", ông Michel cho biết khi thông báo về chuyến thăm.
Ông Michel sẽ đến thăm Bắc Kinh vào ngày 1/12 tới và sẽ gặp các nhà lãnh đạo Trung Quốc như Chủ tịch Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường và Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Lật Chiến Thư.
Người phát ngôn của ông Michel, Barend Leyts nói thêm: "Trong bối cảnh môi trường kinh tế và địa chính trị căng thẳng, chuyến thăm là cơ hội kịp thời để cả EU và Trung Quốc chia sẻ quan điểm".
Một quan chức cấp cao của EU cho biết ông Michel đã có kế hoạch thăm Trung Quốc từ lâu, nhưng không thể thực hiện được do đại dịch cũng như chính sách chống COVID-19 nghiêm ngặt của Bắc Kinh. Chuyến thăm của ông Michel lần này sẽ chỉ kéo dài một ngày để tránh các yêu cầu kiểm dịch.
Về cuộc xung đột Nga - Ukraine, ông Michel sẽ không kêu gọi Trung Quốc làm trung gian hòa giải, như một số người đã gợi ý, nhưng "mọi nỗ lực để giải quyết cuộc chiến này sẽ được hoan nghênh và nếu một quốc gia có ảnh hưởng đến Nga, thì đó là Trung Quốc", một quan chức cấp cao khác của EU cho biết.
Chuyến thăm Trung Quốc của ông Michel diễn ra trong bối cảnh các nước thành viên EU đang nóng lên tranh luận về cách xử lý mối quan hệ với Trung Quốc trong tương lai.
Các nhà lãnh đạo EU vào tháng trước đã bày tỏ lo ngại ngày càng tăng về việc phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc và nói rằng họ cần có một lập trường thống nhất đối với Bắc Kinh mà không cần có thỏa thuận giữa những thành viên trong khối về việc điều này sẽ diễn ra như thế nào.
Trong khi đó, Mỹ đang thúc đẩy các đồng minh phương Tây của mình áp dụng lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, một số thành viên EU có liên kết thương mại quan trọng lại tránh đưa ra lập trường rõ ràng đối với Bắc Kinh.
Ca mắc COVID-19 kỷ lục, Trung Quốc tìm cách thu hẹp khoảng trống miễn dịch Đầu tháng 11 này, Trung Quốc đã công bố kế hoạch nới lỏng kiểm soát đáng kể nhất cho đến nay. Nhưng nỗ lực phá vỡ các chu kỳ phong tỏa đã có một khởi đầu khó khăn khi phần lớn trong 1,4 tỉ dân của Trung Quốc vẫn chưa từng tiếp xúc với virus. Người dân đăng ký xét nghiệm COVID-19 ở...