Ước mơ thành sinh viên Bách khoa của nam sinh bị ung thư tủy
Liệt nửa người, điều trị ung thư tại Viện Huyết học hơn một năm nay, nhưng chưa lúc nào Cường thôi mơ ước được tiếp tục đi học và trở thành sinh viên như anh trai.
Cuối tháng 8, Nguyễn Mạnh Cường (16 tuổi, quê ở Yên Thành, Nghệ An) vẫn đang ở Viện Huyết học – Truyền máu trung ương để điều trị ung thư máu, u lympho tủy ác tính – căn bệnh khiến em liệt nửa thân dưới, buộc phải phẫu thuật tại nhiều bệnh viện và đã trải qua 5 đợt xạ trị.
Đồng hành cùng con trai trong viện hơn một năm qua, chị Phan Thị Dung thường xuyên nắn bóp chân tay, thay tã bỉm và động viên con trai cố gắng vượt qua bệnh tật. “Cháu đã trải qua 5 đợt xạ trị, bác sĩ nói kết quả tiến triển tốt, nhưng vẫn không thể cử động chân. Cháu nằm liệt giường nguyên một năm trời khiến nhiều chỗ bị loét, vẫn đang lấy thuốc điều trị của Bệnh viện Bỏng quốc gia”, chị Dung nói.
Biến cố xảy ra trước kỳ thi vào 10
Vợ chồng chị Dung sinh được hai con trai. Con trai lớn sinh cuối năm 2001, năm ngoái đã trúng tuyển vào Đại học Bách Khoa Hà Nội chuyên ngành Cơ điện tử. Cường là con út, kém anh trai 4 tuổi.
Trước khi vào đại học, anh trai của Cường mắc bệnh viêm cầu thận, điều trị ngoại trú ở Hà Nội suốt 3 năm, mỗi lần đi viện tốn cả chục triệu đồng tiền thuốc. Hiện tình trạng sức khoẻ cậu dần ổn định, chỉ cần đến khám định kỳ. Thời điểm con trai lớn mắc bệnh, vợ chồng chị Dung phải đi vay mượn, chạy chữa khắp nơi. Tưởng như khó khăn đã qua, nhưng đến giữa năm 2020, Cường đang ôn thi vào lớp 10 thì đột nhiên phát bệnh.
Một lần tan học về nhà, Cường thấy đầu đau nhức, chân tay tê buốt không thể cử động. Vào viện, cậu được chẩn đoán ban đầu là bị đau thần kinh liên sườn, nhưng cần chụp cắt lớp để xác định chính xác. Sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ thông báo nam sinh bị u tủy ngực chèn vào phổi, nếu không mổ gấp sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Ngay sau đó em được chuyển ra Bệnh viện Việt Đức phẫu thuật.
Video đang HOT
Cường và mẹ đang điều trị tại Viện Huyết học. Ảnh: NVCC
Ngày nhận tin con trai út mắc bệnh hiểm nghèo chị Dung và chồng gần như ngã quỵ. Chị tự trách số phận bất công khi con trai lớn vẫn đang điều trị bệnh duy trì, giờ con út lại phát bệnh. “Vợ chồng tôi nghèo thật, cả nhà chỉ trông cậy vào 3 sào ruộng, tiền điều trị bao nhiêu cũng không tiếc, chỉ mong con khỏi bệnh. Con còn cả tương lai phía trước”, người phụ nữ gạt nước mắt.
Ca mổ thành công nhưng nửa người dưới của Cường không còn cảm giác, em không thể đi, muốn ngồi cũng rất khó khăn. Là một chàng trai bản lĩnh, luôn giữ sự lạc quan, Cường luôn động viên bản thân sẽ nhanh hết bệnh, sớm được quay trở lại trường để học cùng các bạn. Không gục ngã hay để bố mẹ lo lắng, em trở thành người động viên gia đình.
Ai đến thăm Cường cũng cười, em cố gắng ăn uống, điều trị theo đúng phác đồ và không quên dặn mẹ mang sách vào để học những lúc tỉnh táo. Nhìn con trai cố gắng mỗi ngày, lòng chị Dung lại đau thắt, nhất là khi nhận tin khối u tủy sống là ác tính.
Sau phẫu thuật, nam sinh được chuyển về bệnh viện Huyết học để điều trị bệnh ung thư máu và u lympho.
Từ ngày theo con vào viện, vợ chồng chị Dung cũng bỏ việc để thay phiên chăm con. Gia đình thuộc hộ cận nghèo, để có tiền chữa trị cho con, chị phải vay ngân hàng 230 triệu đồng, không kể tiền vay anh em họ hàng, đến nay vẫn chưa thể trả. Ngoài tiền viện phí, mỗi tháng vợ chồng chị vẫn chu cấp cho con trai lớn 5 triệu vừa tiền trọ, ăn và học phí.
Ước mơ trở thành sinh viên Bách khoa
Ngày biết tin anh trai đỗ đại học Bách khoa, Cường cũng đặt mục tiêu sẽ vào cùng trường đại học với anh. Cậu vốn là người có thân hình cao lớn, vẻ ngoài khôi ngô, hoạt ngôn, thông minh và lanh lợi. Trong những năm cấp 2, cậu từng đoạt đạt giải trong các cuộc thi Vật Lý và Khoa học tự nhiên cấp huyện.
Mỗi lần nói chuyện Cường hay nhắc đến bà ngoại, năm nay đã hơn 80 tuổi. Em hay kể ngoại tuy đã già nhưng vẫn rất minh mẫn, yêu đời và luôn chỉ dạy những bài học ứng xử trong cuộc sống. “Con từng hứa với ngoại rằng, thi đỗ vào lớp 10 sẽ sang ở hẳn với bà, nhưng rồi lời hứa đã không thực hiện được. Giờ con chỉ mong bệnh tình nhanh hết để có thể về quê với gia đình, với ngoại và đến trường”, Cường nghẹn lời.
Thời gian điều trị trong viện, nam sinh biết đến cuộc thi Vì một Việt Nam tất thắng nên đã đăng ký tham gia với mong muốn có thể lan truyền thông điệp tích cực đến mọi người. Nhưng vì đang truyền hoá chất đợt cuối, cơ thể mệt mỏi, tay run yếu không thể viết được, em nhờ mẹ viết hộ.
“Suy nghĩ của con, tay mẹ hỗ trợ. Do sức khoẻ của cháu yếu nên vài ngày mới hoàn thành bức thư. Lúc nào tỉnh con còn trêu tôi ‘con mà khoẻ viết vèo cái là xong’. Viết xong còn đọc lại nhiều lần rồi mới để mẹ gửi đi”, chị Dung nhớ lại.
Cường chỉ mong đợt điều xạ trị kết thúc, sức khoẻ của em đủ điều kiện tham gia vật lý trị liệu cho nửa người dưới, để chân có cảm giác và được quay lại cuộc sống trước đây.
“Vì một Việt Nam tất thắng” là cuộc thi vẽ tranh và sáng tác văn học dành cho các bệnh nhi ung thư, bệnh hiểm nghèo, chất độc da cam, tàn tật, tự kỷ và trẻ mồ côi. Cuộc thi do Chương trình Mặt trời Hy Vọng (tiền thân là Ông Mặt Trời), Quỹ Hy vọng cùng trường Đại học Ngoại thương, Trang tin tức giới trẻ iOne.net đồng tổ chức; VTV Digital và báo VnExpress bảo trợ truyền thông.
Ban tổ chức nhận bài dự thi từ 8/8 đến 10/9/2021. Chi tiết xem tại:https://ione.net/viet-nam-tat-thang
Thêm hơn 100 y bác sĩ Hà Nội chi viện TP HCM
Hơn 100 y bác sĩ của Bệnh viện Mắt Trung ương và Viện Huyết học Truyền Máu Trung ương, ngày 15/8 vào tiếp sức TP HCM chống dịch.
51 người của Bệnh viện Mắt Trung ương g ồm các bác sĩ, điều dưỡng và kỹ thuật viên, đã được tiêm 2 mũi vaccine Covid-19. Họ cũng đã được tập huấn chuyên môn, quy trình kỹ thuật phòng chống dịch và phòng chống lây nhiễm cho nhân viên y tế. Theo kế hoạch, đoàn vào chi viện tại Bệnh viện dã chiến số 16 (quận 7) do Bệnh viện Bạch Mai phụ trách.
Điều dưỡng khoa Khám chữa theo yêu cầu Vũ Mỹ Linh, 25 tuổi, thành viên nhỏ tuổi nhất đoàn, chia sẻ "vừa mừng vừa lo". Cô mừng vì khi xung phong đi chống dịch đã được bệnh viện và gia đình chấp thuận, song lo lắng vì đây là chuyến công tác đầu tiên, nhiều khó khăn, không lường trước được. Coi đây là dịp rèn giũa bản thân, Linh hy vọng sẽ góp sức nhỏ, giúp các đồng nghiệp nơi tuyến đầu đầy lùi Covid-19.
"Chưa bao giờ trọng trách, sứ mệnh lớn lao lại đặt lên vai cán bộ y tế nặng nề như bây giờ", bác sĩ Nguyễn Xuân Hiệp, Giám đốc bệnh viện nói khi tiễn đoàn công tác lên đường, sáng 15/8. Ông mong đoàn công tác đoàn kết, nâng cao trình độ chuyên môn, hòa nhập nhanh, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và trở về trong chiến thắng.
Ngoài 51 người xuất quân hôm nay, bệnh viện còn 2 đoàn công tác chờ lên đường theo điều động.
Y bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương, chi viện TP HCM, ngày 15/8. Ảnh: Long Vũ
Cùng ngày, 60 nhân viên y tế của Viện huyết học Truyền Máu Trung cũng lên đường vào TP HCM. Đoàn sẽ vào "tâm của tâm dịch", nhiệm vụ là hỗ trợ Bệnh viện hồi sức điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng do Bệnh viện Chợ Rẫy phụ trách. Bệnh viện này quy mô 1.000 giường bệnh, lớn nhất tại TP HCM.
Tiến sĩ Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, cho biết ngay khi nhận lệnh điều động từ Bộ Y tế, hàng trăm cán bộ, nhân viên đã đăng ký tình nguyện. Theo kế hoạch, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cử 175 cán bộ y tế chi viện cho TP HCM, chia làm 3 đoàn. Đoàn 1 và 2 gồm 120 người, trong đó có 36 bác sĩ, 74 điều dưỡng, 10 kỹ thuật viên (số lượng mỗi đợt tương đương nhau). Đoàn 3 gồm 55 người, trong đó có 14 bác sĩ, 36 điều dưỡng, 5 kỹ thuật viên. Hiện, đoàn 1 đã lên đường vào TP HCM ngày 15/8, 2 đoàn còn lại chờ điều động.
"Đây thực sự là một trận chiến và khác xa với công việc chúng ta đang làm hàng ngày tại Viện. Vì thế các cán bộ y tế phải sẵn sàng tinh thần và ý chí để thực hiện nhiệm vụ một cách tốt nhất", ông Khánh nhắn nhủ với đoàn chi viện.
Theo Bộ Y tế, hiện hơn 2.500 người đã nhận nhiệm vụ và hỗ trợ tích cực trong công tác thu dung, chăm sóc và điều trị bệnh nhân Covid-19 tại nhiều địa điểm. Ngoài ra, nhiều đoàn y tế cả nước đã đăng ký và đang chờ lệnh điều động của Bộ Y tế là lên đường.
Đánh giá hiện nhu cầu cán bộ y tế hỗ trợ cho công tác điều trị là vô cùng cần thiết và đang thiếu, Bộ Y tế cần sự tham gia hơn nữa của lực lượng tình nguyện, nhất là những người có chuyên môn về ngành y.
Phát hiện thi thể nam sinh học giỏi, mồ côi cha mẹ trong bụi rậm ở Đại học Quốc gia TP.HCM Đang ngồi nghỉ thì ngửi thấy một mùi hôi khó chịu, nam thanh niên tiến lại bụi cỏ gần đó để xem xét tình hình thì bất ngờ phát hiện một thi thể người. Theo nguồn tin từ tờ CAND, trưa ngày 31/5 mới đây, một nam thanh niên ngồi nghỉ mát ở ghế đá trên con đường Marie Curie trong khu đô...