Ước mơ được đến trường ngày khai giảng của cậu bé suy thận mãn
Bị suy thận mãn giai đoạn cuối khiến cậu bé Lê Đức Trọng liên tục đau đớn, kêu khóc. Gương mặt phù nề, tóc vàng hoe do thiếu máu, chân tay yếu ớt, bủn rủn, ấy vậy nhưng em vẫn tin một ngày được chữa khỏi bệnh để về nhà đi học.
Trong phòng bệnh của khoa Thận tiết niệu- bệnh viện Nhi TW, cậu bé Lê Đức Trọng xóm Tân Mỹ 2 – xã Tân Quang – Thị xã Sông Công – tỉnh Thái Nguyên liên tục ôm bụng kêu đau. Ngồi kế bên con, chị Hoàng Thị Nhung chỉ biết gạt nước mắt động viên con cố gắng. Hơn 1 năm theo con đi bệnh viện, những cơn đau hành hạ Trọng diễn ra như “cơm bữa” nhưng chị “chẳng giúp được gì” bởi không thể đau thay con.
Bị suy thận mãn khiến cậu bé Trọng liên tục kêu đau.
Cách đây hơn 1 năm, cậu bé Trọng bắt đầu có những dấu hiệu đau bụng, buồn nôn, sốt ruột gia đình cho đi khám thì được bác sĩ chuẩn đoán em bị viêm hang vị dạ dày nên cho thuốc về uống. Nhưng điều trị hơn 1 tháng vẫn không thấy đỡ, Trọng được chuyển lên bệnh viện Nhi TW làm các xét nghiệm thì phát hiện bệnh suy thận mãn độ 4.
Quá bất ngờ trước bệnh của con, chị Nhung như không tin vào mắt mình sự thật quá nghiệt ngã này bởi chị biết: “Bệnh thận không chữa khỏi được và chỉ cầm cự được ngày nào hay ngày đấy”- chị Nhung tâm sự. Nhưng khi con hỏi chị vẫn động viên con cố gắng chữa khỏi bệnh còn về đi học nên thằng bé hi vọng nhiều lắm. Hàng ngày trên viện, em vẫn đòi gọi điện về cho cô giáo để khoe với cô “Con sắp khỏi bệnh rồi sẽ về đi học tiếp”. Mỗi lần nghe con kể về những “dự định” sau khi ra viện, chị cố bặm chặt môi để không bật khóc nhưng trái tim đau như có ai cắt ra từng mảnh.
Mắc bệnh nhưng em luôn khao khát được trở về trường trong ngày khai giảng năm học mới.
Vừa nằm trên giường truyền dịch, cậu bé Trọng vừa hồn nhiên nói: “Sắp đến khai giảng rồi đấy cô ạ. Chắc các bạn cháu đang được tập duyệt đi đều và học hát nữa”. Bỏ dở câu nói vì cơn đau lại ập đến nhưng trong ánh mắt em, long lanh một niềm vui khó tả của ngày tựu trường. Có lẽ cu cậu đang nóng lòng được về lắm bởi “ngày khai giảng” của một cậu bé 12 tuổi như em quá đỗi thân thuộc và thiêng liêng.
Chị Nhung kể: “Hôm trước con còn nói muốn được mặc chiếc áo trắng mới vào ngày khai giảng nên mẹ mua cho. Tôi cũng hứa hết đợt truyền dịch này sẽ chở cháu đi mua áo mới để về đi học cùng các bạn nên cháu cố gắng lắm, nhiều lúc đau, mặt nhăn nhó nhưng vẫn bảo mẹ là không sao vì sợ tôi bắt ở viện lâu”.
Hơn 1 năm theo con đi viện chữa bệnh khiến kinh tế gia đình chị Nhung kiệt quệ không biết bấu víu vào đâu.
Video đang HOT
Nhà hai vợ chồng đều làm nông nghiệp, chắt bóp được đồng nào anh chị gom góp hết chữa bệnh cho con nhưng cũng chẳng thấm vào đâu bởi: “Tháng nào cháu cũng phải lên viện. Mỗi lần lên là lại ở lại viện 2 đến 3 tuần rồi sau đó mua 20 thùng túi lọc dịch màng bụng, mỗi thùng có 6 bịch để về nhà tự thay, lọc cho cháu. Trừ hết các chi phí bảo hiểm đã chi trả, mỗi lần đi lại gia đình cũng mất đến vài triệu đồng mà vợ chồng làm thì không ra cô ạ”- chị Nhung ngậm ngùi kể.
Những cơn đau của con khiến chị bất lực không biết làm cách nào.
Hơn một năm cho con đi viện chữa trị, số tiền vay nợ anh em và nợ lãi ngân hàng lên đến hàng trăm triệu đồng nhưng chị không dám nghĩ đến ngày trả. Trước mắt bệnh của con đang ở giai đoạn cuối, thận hư khiến các bộ phận khác đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài việc phải truyền dịch qua màng bụng, hàng ngày em còn phải uống thuốc trợ tim nên chi phí đội lên rất nhiều. Biết bệnh của con rất khó có cơ hội chữa được, nhưng với người mẹ nghèo như chị Nhung: “Chẳng lẽ tôi chỉ biết nhìn con chết dần, chết mòn sao cô? Con bệnh, tôi đau đến từng khúc ruột, chỗ nào vay được, tôi sẽ tiếp tục đi vay rồi hai vợ chồng trả nợ dần nhưng giờ thì cùng đường rồi. Tôi không biết trông vào ai nữa cả”.
Đang phải điều trị ở viện nhưng Trọng mong từng ngày được trở về để khai giảng năm học mới cùng các bạn.
Đang truyền dịch, cậu bé Trọng lại lên cơn đau, không chịu được em mới bật lên tiếng “Mẹ ơi con đau quá” khiến cả hai mẹ con lại ôm nhau khóc. Nhưng như một phép nhiệm màu, khi được mẹ vỗ về “Cố gắng lên con còn về đi học” em gạt nước mắt rồi nở nụ cười cho dù nó gượng gạo trên khuôn mặt nhăn nhó. Ước mơ được trở về nhà để cùng các bạn đón ngày khai giảng như càng thôi thúc em cố gắng và chịu đựng những cơn đau. Trong phút chốc, dường như em quên hết bệnh tật, chỉ thấp thoáng trong đầu chiếc áo trắng mới cùng em đến trường ngày đầu năm học.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Mã số 1145: Chị Hoàng Thị Nhung và anh Lê Xuân Hà (xóm Tân Mỹ 2 – xã Tân Quang – Thị xã Sông Công – tỉnh Thái Nguyên) Điện thoại: 01658. 670. 418 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Phạm Oanh
Theo Dantri
Cùng vượt qua những căn bệnh trọng
Họ không hẳn phải là các y, bác sỹ, có thể là cán bộ, nhân viên Phòng Công tác xã hội của bệnh viện, có thể là các bạn sinh viên, những công chức, viên chức thuộc ngành nghề khác trong xã hội nhưng họ đã và đang góp phần vào việc cứu chữa bệnh nhân thông qua các biện pháp trị liệu về mặt tâm lý, xã hội.
"Chắp cánh ước mơ"
Chúng tôi gặp Đỗ Thành Nam, Trưởng nhóm tình nguyện "Chắp Cánh Ước Mơ" vào đúng thời điểm khởi đầu của anh, đầy gian nan, khó khăn, tự vận động tài trợ của người thân, bạn bè để tổ chức chương trình "Giáng sinh Hồng" tại Bệnh viện K cơ sở 2 ở Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội và Làng trẻ Hòa Bình - Thanh Xuân. Trong chương trình ấy, các tình nguyện viên đã có mặt tại Bệnh viện K ở Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội để giúp các bé viết thư gửi tới Ông già Noel. Thời khắc đó, ai trong số họ cũng đều mừng - lo lẫn lộn, mừng là sẽ được gặp các bé, lo rằng nếu các bé có điều ước cao xa, đắt tiền thì làm sao có thể lo nổi đây.
Hạnh phúc thực sự trào dâng khi lá thư của bé Mai được gửi đi với nội dung: "Ông Già Noel ơi, cháu muốn ông tặng cho cháu một chiếc cặp sách, để cháu được về nhà và đi học"... Và bé Mai đã đón chiếc cặp mới từ tay Ông già Noel, em đã ôm chiếc cặp thật chặt như sợ nó bỗng dưng tuột mất. Và hình ảnh bé Mai với đôi môi kho nẻ nhoẻn cười, mắt ánh lên ánh sáng của niềm tin và sống mãi trong lòng các bạn nhóm tình nguyện "Chắp Cánh Ước Mơ"... "Đối với các bệnh nhi ung thư, niềm tin của các bé vào cuộc sống, vào tiến trình điều trị thật mong manh; mỗi ngày phải trải qua bao cực hình điều trị về thể xác, sự sợ hãi về cái chết vây quanh, cuộc sống thật tối tăm biết bao. Chứng kiến những nỗi đau của các bé, chúng tôi làm sao có thể bỏ lại các bé trong những bức tường bệnh viện. Chúng tôi đã quay trở lại thường xuyên. Và thật không ngờ, hiện nay nhóm đã có những buổi sinh hoạt hàng tuần bổ ích tại Khoa Nhi Bệnh viện K và Bệnh viện Nhi Trung ương, đem lại niềm vui sống cho hơn 200 bệnh nhi đang được điều trị tại đây", chị Nguyễn Phan Quế Mai, Trưởng ban cố vấn nhóm tình nguyện "Chắp Cánh Ước Mơ" chia sẻ.
Thế là những công việc chung sức thật đặc biệt nhưng ý nghĩa và quý giá vô cùng đã diễn ra: đọc sách, hát, chơi trò chơi, vẽ...; các bữa tiệc sinh nhật hàng tháng, các chương trình Tết Nguyên đán, Tết thiếu nhi, Tết Trung thu; ngoài ra, một số bé có hoàn cảnh khó khăn đang được nhóm giúp đỡ tài chính thường xuyên, để các bé có thể tiếp tục theo đuổi quá trình điều trị. Vì thương các bé, các tình nguyện viên đã tự hiến máu để thành lập ngân hàng máu Chắp Cánh Ước Mơ nhằm đáp ứng nhu cầu máu cấp thiết của các bệnh nhi. Phối hợp chặt chẽ với các y - bác sỹ, các chuyên gia trị liệu quốc tế tiến hành các biện pháp trị liệu như massage vật lý trị liệu, âm nhạc trị liệu, nghệ thuật trị liệu... Thành lập 4 thư viện Chắp Cánh Ước Mơ; đem mô hình sinh hoạt "Ngôi nhà" vào bệnh viện bằng việc vẽ trang trí tường, cung cấp các thiết bị cần thiết như quạt máy, tivi, đầu máy DVD, điều hòa nhiệt độ, bình nước nóng lạnh tại Khoa Ung bướu, Khoa Huyết học lâm sàng và Khoa Tim. Xây dựng "Không gian tuổi thơ", kết nối tài trợ và xây dựng 4 không gian chơi, 2 sân chơi ngoài trời quy mô lớn; xây dựng và tổ chức mô hình "Nhà hát bệnh viện" với sự tham gia biểu diễn của các nghệ sỹ; xây dựng chương trình "Bữa ăn nhân ái"...
Sẻ chia với cộng đồng
Nhóm MiMaS bao gồm 4 chàng trai đến từ ĐH Bách khoa Hà Nội - Trưởng nhóm Ngô Văn Mạnh, Trần Tuấn Anh, Tạ Quang Dũng (K50, khoa Công nghệ thông tin) và Phạm Quốc Vinh (K50, khoa Điện tử viễn thông) - đang cộng tác cùng các chuyên gia Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 để có những nghiên cứu tạo ra sản phẩm hoàn thiện, thiết thực, phục vụ cộng đồng. Trưởng nhóm Ngô Văn Mạnh trăn trở, động kinh là bệnh rối loạn thần kinh trầm trọng thường gặp ở trẻ em. Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 3.000 trẻ bị viêm não, 30%-40% trong số này là do viêm não Nhật Bản. Khi cơn động kinh xảy ra thường cha mẹ không biết nó xảy ra như thế nào, vào thời điểm nào, tình trạng sức khỏe của con em trước và sau cơn động kinh, có còn nhớ lại những gì xảy ra trong cơn động kinh hay không... Trong khi những thông tin này rất quan trọng cho việc chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị sớm nhằm hạn chế nguy cơ chậm phát triển tâm thần và biến đổi nhân cách sau này của trẻ. Thế là chúng tôi bắt tay vào triển khai "Hệ thống hỗ trợ chăm sóc sức khỏe trẻ em liệt" chia thành 4 phân hệ: phân hệ dành cho bệnh nhân, dành cho bác sỹ, dành cho gia đình bệnh nhân và dành cho cộng đồng xã hội. Hệ thống có thể quan sát được tình trạng bệnh nhân liệt 24/24h. Giúp bệnh nhân liệt trở nên linh hoạt nhờ điều khiển các thiết bị điện tử phục vụ sinh hoạt một cách tự động bằng suy nghĩ. Hỗ trợ bác sỹ chẩn đoán và theo dõi chăm sóc bệnh nhân từ xa. Cảnh báo các trường hợp bất thường của bệnh nhân với gia đình và bác sỹ. Tạo cộng đồng chia sẻ thông tin giúp đỡ với bệnh nhân...
Ngoài nhóm "Chấp Cánh Ước Mơ", MiMaS, còn có rất nhiều những cá nhân, tổ chức đang có những hoạt động tình nguyện vì người bệnh tại các bệnh viện như Vũ Trường An, du học sinh tại Nga bị bệnh máu trắng thành lập lớp học Nhân ái tại khoa Nhi, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ước dưới sự tiếp nối của lớp học Hy vọng dành cho bệnh nhi ở Bệnh viện Nhi Trung ương. Lớp học nhỏ được trang trí bằng những con thú bông ngộ nghĩnh, hình ảnh ông mặt trời, hoa lá nhiều màu sắc, có đầy đủ sách vở, giấy bút giúp các em có cảm giác gần gũi với không gian bên ngoài hơn là cuộc sống nơi phòng bệnh. Các em được học Toán, Văn, tiếng Anh, vẽ, âm nhạc và các kỹ năng sống... Thực tế, chỉ với vài ví dụ điển hình để thấy họ, những con người bằng tấm lòng thiện nguyện, nghĩa cử nhân ái đã khơi dậy "chấp cánh" cho một ngành mới trong xã hội - công tác xã hội - ngày được công nhận và từng bước phát triển.
Chuyên nghiệp hóa một nghề
Năm 2008, tiền thân là Tổ Công tác xã hội, nay là Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Nhi Trung ương đã ra đời trong sự hoan hỉ của toàn thể cán bộ, công nhân viên bệnh viện và đông đảo bệnh nhân lẫn người nhà của họ. Ban đầu chỉ với vài người, họ đã bắt tay vào xây dựng các nội dung chính để hoạt động, với những tiêu chí rất cụ thể như: Hỗ trợ bệnh nhân và nhân viên y tế; gây quỹ ủng hộ bệnh nhân; tổ chức các sự kiện xã hội từ thiện và quan hệ công chúng và hỗ trợ cộng đồng. ThS. Dương Thị Minh Thu, Trưởng phòng cho biết sau nhiều năm hoạt động đã vận động được hàng trăm nghìn bữa cháo, bữa cơm miễn phí lên đến con số hàng tỉ đồng cho các bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ bữa ăn nhân ái cho bệnh nhi và gia đình ở lại điều trị tại bệnh viện trong những ngày Tết; vận động kinh phí hỗ trợ điều trị bệnh cho bệnh nhân nghèo mắc bệnh nan y; vận động tài trợ trang thiết bị y tế cho các phòng bệnh; vận động xây dựng phòng chơi, sân chơi đem lại niềm vui, tiếng cười và những món quà nhỏ của các nhà hảo tâm tới tận tay bệnh nhi, giúp các em giảm bớt nỗi đau về thể xác và tinh thần trong quá trình điều trị; phối hợp với các đơn vị, cá nhân, tổ chức lớp học tình thương trong bệnh viện... Từ mô hình nhân văn của Bệnh viện Nhi Trung ương, đến những hành động vì bệnh nhân của các cá nhân ngoài xã hội đã giúp đỡ và hỗ trợ rất nhiều bệnh nhân thoát cơn bạo bệnh, đem lại niềm vui và hạnh phúc của biết bao gia đình. Nó cũng khơi gợi lòng nhân ái của rất nhiều đơn vị, tổ chức và các nhà hảo tâm; đồng thời là hình ảnh đẹp, bài học kinh nghiệm để nhiều cơ sở y tế khác trong cả nước học tập.
Hoạt động ý nghĩa, đáp ứng nhu cầu bức thiết của người dân, Bộ Y tế cũng đã chủ trương xây dựng Đề án phát triển, nhân rộng mô hình nghề công tác xã hội trong các bệnh viện với mục tiêu đến hết năm 2020 có 80% cán bộ lãnh đạo của các cơ sở y tế trong toàn ngành nhận thức đúng về vị trí, vai trò của công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe và cam kết triển khai thực hiện tại đơn vị; 90% các đơn vị y tế trong toàn ngành xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động công tác xã hội tại đơn vị... Theo đó cần có lộ trình phát triển nghề công tác xã hội trong ngành Y tại bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến tỉnh sau đó mới mở rộng đến bệnh viện tuyến huyện. Nghề công tác xã hội trong ngành Y tế có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo dựng mối quan hệ hài hòa giữa tinh thần và thể chất của người bệnh, giữa người bệnh với người thân và mọi người xung quanh.
Đã có rất nhiều mô hình, các chương trình hoạt động xã hội, tình nguyện của các cá nhân là các bạn sinh viên tình nguyện, đến cả các doanh nghiệp, các hội nghề nghiệp, các văn nghệ sỹ thực hiện tại các bệnh viện tại Thủ đô nói riêng và các tỉnh, thành phố trong cả nước. Họ góp sức mang đến sức mạnh tinh thần và vật chất giúp đỡ những người thiếu may mắn đang phải ngày đêm chiến đấu với bệnh tật. Bên cạnh đó, xã hội phát triển cũng rất cần những con người đảm nhiệm công việc công tác xã hội trong bệnh viện để giải tỏa mối quan hệ giữa gia đình và người bệnh, giữa người bệnh với thầy thuốc, đáp ứng những nhu cầu bức xúc của bệnh nhân về tư vấn phác đồ điều trị, tư vấn cách phòng ngừa, trấn an tinh thần, tiếp cận với bệnh nhân và người nhà của họ để đưa ra những chỉ dẫn giúp cho họ có những biện pháp trị liệu về mặt tâm lý, xã hội.
Đoan Trang
Theo ANTD
Tấm lòng nhân ái của những chiến sỹ PCCC Long Biên Cháu Phạm Văn Hoàng (quê Hà Tĩnh) mới được 8 tuần tuổi, nhưng nửa già thời gian ấy phải cấp cứu trong bệnh viện vì viêm phổi nặng. Gia đình nghèo bàn nhau bán nhà lấy tiền chữa trị, mong giữ lại sự sống cho con, thì bất ngờ hỏa hoạn ập tới. Thượng tá Nguyễn Công Thảo trao tặng số tiền cho...