Ước mơ đến trường của cậu bé bị vảy nến
Ngày nào Hậu cũng tắm 3 lần bằng lá nha đam, toàn thân lúc nào cũng đóng vảy, bong tróc, làn da khô căng chỉ chực nứt toác, nhuồi nhặng luôn bám theo thân hình gày gò, ốm yếu, đỏ như con tôm luộc…
Những trưa nắng khắp cơ thể em bốc lên mùi tanh
Ba làm xe ôm, mẹ đi bán vé số, gia đình khó khăn được trú tại căn nhà tình thương do địa phương cấp, bản thân bị căn bệnh vảy nến quái ác… mong ước của cậu bé Nguyễn Công Hậu, 12 tuổi ở 142/1 Ngô Chí Quốc, Khu phố 2, phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, TP HCM không chỉ là hết bệnh mà còn khát khao được cắp sách đến trường và một lần đi chơi cho biết Công viên…
Nỗi đau thân xác
Mọi người thường nói rằng, tuổi thơ là khoảng thời gian đẹp nhất của mỗi con người. Thế nhưng, câu nói này không dành cho Nguyễn Công Hậu bởi vì từ khi lọt lòng mẹ, em đã mắc căn bệnh vảy nến bẩm sinh – căn bệnh nan y hiện nay chưa có thuốc chữa triệt để.
“Lúc đầu tưởng người bé bị dơ, 1 thời gian sẽ hết nhưng sang tháng thứ 2 gia đình bàng hoàng khi bác sĩ cho biết bé mắc bệnh này”, chị Nguyễn Thị Kim Châu, mẹ của Hậu rưng rưng.
Cứ cách khoảng 3 ngày da Hậu lại bị lột một lần. Toàn thân em lúc nào cũng thấy căng tức, nóng rát rồi vài ngày lại bị nứt bong ra. Không dừng lại ở đó, móng tay, móng chân của em thâm đen đang bị huỷ hoại dần, đầu bong vảy thành từng mảng. Những vết nứt trên da lúc nào cũng khiến em đau đớn, ngứa ngáy, chốc chốc em lại gãi rồi lại lấy tay… xoa ruồi. Điều đáng thương hơn khi đầu của Hậu ngày càng to với cảm giác đau nhức nặng nề. Các bác sĩ nói rằng đây là dấu hiệu chuyển sang giai đoạn biến chứng của bệnh.
Năm nay 12 tuổi nhưng Hậu chỉ cao 1,3m và nặng chưa đầy 25 ký. Nhỏ bé, ốm đau song Hậu là một em bé đa cảm và tinh ý. Chị Châu kể, có hôm chị thương con mà không dám khóc trước mặt, thế nhưng dòng cảm xúc cứ tuôn trào trên khoé mắt, Hậu thấy vậy lại nhẹ nhàng lấy vạt áo nước mắt cho mẹ. Hậu hiểu hết những gì xung quanh em và nhiều lúc không phải vì đau mà vì tủi thân đã làm em chảy nước mắt…
Chị Châu ban ngày ở nhà chăm Hậu, ban đêm từ 9 giờ tối đến 3 giờ sáng lại lặng lẽ đi bán vé số. Anh Nguyễn Khoát Công, ba của Hậu thì chấp nhận chạy xe ôm vào ban đêm với hy vọng sẽ kiếm được nhiều tiền hơn lo cho gia đình, cho Hậu. “Vẫn biết chạy xe buổi tối nguy hiểm rình rập nhưng chúng tôi vẫn ráng làm, tất cả vì cuộc sống cho con”, anh Công chia sẻ.
Video đang HOT
Cả người lúc nào cũng nóng ran, bong tróc
Làm bạn với giấy bút
Đau đớn về thể xác đã đành, Hậu còn buồn tủi hơn trong sự xa lánh của bạn bè vì… sợ bị lây nhiễm. Thấy các bạn chơi vui đùa mỗi buổi chiều, Hậu chỉ dám đứng ở trong nhà nhìn ra ngoài đường khao khát. “Từ nhỏ cháu bị bạn bè lối xóm không cho chơi cùng Hậu lại chạy về khóc kể lại với mẹ mà không biết vì sao”, chị Châu thắt lòng kể lại sự cô đơn của con trai. Những lúc ấy, chị chỉ biết an ủi, dỗ dành để con chơi cùng mình.
Không những thế, đến cái gương trong nhà chị Châu cũng không dám treo vì sợ Hậu nhìn vào lại tự ti thêm cơ thể mình. Nhưng cái gì đến cũng đến, ngày tựu trường đầu tiên của các bạn nhỏ cùng trang lứa, Hậu nằng nặc đòi theo. Chị Châu thương con cũng dắt Hậu đến trường nhưng cuối cùng bị từ chối không nơi nào nhận và nhận câu trả lời: “Sợ các bạn khác không dám học chung, ảnh hưởng đến trường”.
Bé Hậu và mẹ
Cũng từ ngày đó, Hậu biết được lý do tại sao mọi người xa lánh mình và em không còn khóc hỏi mẹ nữa. Mặc khác, em lại tỏ ra ham học, ngoan ngoãn ở nhà và đòi ba mẹ dạy từng số, từng chữ. Thế nên, anh chị đành phải tính toán chi li từng đồng tiền sinh hoạt ít ỏi để thuê gia sư dạy tại nhà cho Hậu. Sau 6 năm học Hậu đã xong chương trình lớp 3.
Có được thành quả như vậy là cả một quá trình dài cố gắng của Hậu. Việc học của em cứ bị đứt quãng vì cứ vài hôm Hậu lại bị căn bệnh vảy nến hành hạ. Đau nhức vì toàn thân lại bong tróc, đôi tay tấy đỏ, tê cứng không cầm được sách bút. Không những thế, các cô giáo gia sư cũng chỉ dạy em được một hai tháng rồi lặng lẽ xin nghỉ vì… sợ.
Thế nhưng, dù cho có cô giáo hay không, những lúc bớt đau Hậu lại tự mình ngồi học. Em vẫn hàng ngày chống chọi với nỗi đau của bệnh tật và trong mình luôn ấp ủ khát khao được sống như các bạn. “Con muốn được đến trường học với thầy cô và các bạn cơ. Ở nhà một mình con buồn lắm. Con ước một lần đi chơi công viên, các bạn chơi ngoài đường hay nhắc mà con chưa biết công viên là thế nào…”, giọng Hậu nghẹn ngào và lấy vạt áo lau vội hàng nước mắt đang chực chảy ào ra.
Tào Nga
Theo DV
Da khô: Đừng tắm lâu, đừng dùng nước máy!
Với làn da khô, các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên dành 3 phút cho mỗi lần tắm và không nên dùng nước máy.
Ngoài ra, để chăm sóc làn da khô, các chuyên gia có những cách cụ thể giúp bạn duy trì một làn da đẹp:
1. Dưỡng ẩm đúng cách
Da khô thường nhạy cảm và càng xấu đi trong mùa đông nên đòi hỏi phải được chăm sóc kỹ lưỡng. Kem và các sản phẩm chăm sóc da khô phải được dựa trên thành phần tự nhiên ít gây dị ứng là tốt nhất.
Mỗi buổi sáng sau khi tắm, bạn có thể thoa lên toàn bộ cơ thể với tinh dầu dừa hoặc bơ. Chúng chứa các thành phần tự nhiên nuôi dưỡng da, giàu các loại vitamin A, C, D, E và protein rất thân thiện cho làn da, giúp dưỡng ẩm và bảo vệ da khỏi lão hóa.
2. Tránh rửa mặt bằng nước máy
Với làn da khô, bạn chớ rửa mặt với nước máy vì nước máy thường chứa clo, flo và các hóa chất không tốt khác cho làn da. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng nước khoáng hoặc nước lọc tinh khiết. Hoặc tốt hơn là làm sạch khuôn mặt của bạn với nước hoa hồng không chứa cồn, sữa rửa mặt được chiết xuất từ tự nhiên để làm sạch da khô mà không làm mất cân bằng độ ẩm của da.
Nước hoa hồng và sữa rửa mặt tốt có thể loại bỏ các tạp chất hàng ngày và lớp trang điểm, làm sạch sâu da chết từ các lỗ chân lông, để lại cảm giác sạch sẽ, mềm mại.
3. Sử dụng xà bông bột yến mạch
Nếu làn da của bạn khô và dễ bị kích ứng, bạn hãy cố gắng cắt giảm thời gian tắm dưới vòi hoa sen. Các bác sĩ da liễu thậm chí còn khuyên bạn không nên tắm quá ba phút mỗi ngày trong nước!
Bạn nên hạn chế dùng các loại xà phòng. Chà kỹ da cũng là phương pháp không thích hợp với làn da khô. Thay vào đó, mỗi tuần một lần bạn có thể sử dụng xà phòng bột yến mạch để làm sạch da. Bột yến mạch được đánh giá là người bạn lý tưởng của làn da khô.
Sau khi tắm, chú ý không dùng khăn chà xát da mà cần thấm nhẹ nhàng cho da khô dần. Sử dụng dưỡng ẩm hoặc các loại tinh dầu tự nhiên khi da vẫn còn ẩm, ưu tiên những khu vực mà làn da dễ khô nhất như bàn tay, chân,...
4. Chế độ ăn phục hồi làn da khô
Da khô rất dễ bị các bệnh khó chịu về da như eczema và nứt nẻ rất khó chịu, nhất là vào mùa đông. Một biện pháp phòng ngừa tốt các bệnh cho da là tăng cường chế độ ăn uống với các loại tinh dầu trong bơ thực vật, dầu gan cá, trứng, dầu dừa, các loại cá...
5. Sử dụng máy tạo độ ẩm
Khi thời tiết khô, bạn hãy sử dụng máy tạo độ ẩm. Việc bổ sung độ ẩm trong không khí sẽ giúp cải thiện tình trạng da của bạn gần như ngay lập tức.
Một khi bạn bắt đầu áp dụng những lời khuyên này, bạn sẽ nhận thấy làn da có sự cải thiện rất lớn.
Thanh Hằng
Theo Women'sHeath
Chàng trai 19 tuổi quanh năm lột da như rắn Những ngày hè nóng nực, nhà không có bể nước, ba phải mua những tấm nilon mới về đào hố đổ nước xuống cho Tư ngâm mình tránh khỏi cái nóng từ bên trong người và ngoài trời. Gần 20 năm qua, từ lúc lọt lòng mẹ, em Lê Văn Tư (19 tuổi, ở xóm Rậy, thôn Ngô Xá, xã Sơn Thủy, Lệ...