Ước mơ của bệnh nhân mang khối u 80 kg
Sáng 26/7, lãnh đạo Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã có cuộc họp hội chẩn về trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Duy Hải (31 tuổi) – người mang khối u khổng lồ nhất từ trước tới nay với trọng lượng lên đến 80 kg.
Đắn đo trước khối u quá lớn
Anh Nguyễn Duy Hải là một bệnh nhân đặc biệt. Và nội dung cuộc họp này của bệnh viện chủ yếu chốt lại vấn đề: cần phải đáp ứng yêu cầu của những chuyên gia về chuyên khoa sâu đến từ các bệnh viện bạn. Bên cạnh đó, lãnh đạo bệnh viện còn bàn xem nên chỉ định phẫu thuật hay không? Nếu phẫu thuật thì phải có lộ trình thế nào? Trong tình hình xấu nhất, không có khả năng làm phẫu thuật cho anh Hải thì bệnh viện sẽ thảo công văn xin ý kiến của Sở Y tế để hợp tác với các chuyên gia nước ngoài…
Theo Bác sĩ Lê Hoàng Minh, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, để đi đến quyết định có mổ cho bệnh nhân Nguyễn Duy Hải hay không còn là một vấn đề cần cân nhắc kỹ lưỡng bởi khối u quá lớn, rủi ro cao.
Kể cả nếu anh Hải được phẫu thuật thì cũng chỉ cố gắng cải thiện chất lượng sống mà thôi chứ không thể lấy hết toàn bộ khối u. Mặt khác, nguy cơ tái phát của loại đa bướu sợi thần kinh ngoại biên mà bệnh nhân mắc phải tuy lành tính nhưng khả năng tái phát rất cao.
Bằng chứng là trước đó bệnh nhân đã được cắt bướu ở chân và đoạn chi nhưng vài năm sau khối u lại tái phát.
Kể về cơ duyên gặp gỡ bệnh nhân Nguyễn Duy Hải, bác sĩ Minh trầm ngâm: “Cách đây không lâu tôi dẫn theo một đoàn bác sĩ khoa ngoại tổng quát lên Đà Lạt bàn về việc triển khai 2 chiếc máy gia tốc mới. Khi đó nghe tin có bệnh nhân mang trên mình khối u nặng 80 kg chúng tôi đã tìm hiểu và được UBND phường 3, TP. Đà Lạt đưa xuống nhà anh Hải. Bằng chẩn đoán lâm sàng, chúng tôi nghĩ bệnh nhân bị đa bướu sợi thần kinh ngoại biên. Chúng tôi đã họp với địa phương, cố gắng phối hợp cùng đơn vị bạn để giúp anh Hải về tinh thần cũng như vật chất và chuyên môn”.
Video đang HOT
Anh Hải đang được mẹ chăm sóc tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Ảnh: Thanh Huyền.
Sau chuyến đi đó Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã họp với lãnh đạo Bệnh viện Hoàn Mỹ chẩn đoán để đưa ra chiến lược điều trị cho bệnh nhân này.
Bệnh viện Hoàn Mỹ tại Đà Lạt đã cho anh Hải làm một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh. Tuy nhiên, kết quả chụp CT 16 lát vẫn chưa đủ để xác định nên bệnh nhân đã được đưa về TP.HCM để chụp CT 64 lát.
Tại Bệnh viện Ung bướu, bệnh nhân Nguyễn Duy Hải đã được ưu ái cho nằm một phòng riêng có máy lạnh. Các bệnh viện như Nhân dân Gia Định, Viện Tim TP.HCM, Viện Truyền máu và huyết học…cũng đồng ý sẽ cử các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chuyên khoa sâu của họ cùng hội chẩn và điều trị cho Hải.
Tính mạng hiểm nghèo nhưng vẫn lạc quan
“Hiện tại việc mổ cho anh Hải hay không đang còn nhiều tranh cãi. Có một chuyên gia về huyết học sau khi thăm khám tiên lượng rằng khối bướu của anh Hải chứa hơn 5 lít máu. Như vậy nếu cắt khối bướu đi thì việc bù đắp máu như thế nào, bệnh nhân có bị rối loạn huyết động học hay không, và các vấn đề về tim mạch, hô hấp, xương khớp, tiết niệu khác…Tuy nhiên, nếu không phẫu thuật thì tính mạng anh Hải cũng đang bị đe dọa. Cụ thể khối bướu lớn đẩy bàng quang lên, làm xương sống và xương đùi bị lệch…” – Bác sĩ Minh lo lắng.
Hiện nay, mọi chi phí của bệnh nhân Nguyễn Duy Hải đều được Bệnh viện Ung bướu miễn phí hết.
Bác sĩ Lê Hoàng Minh nhận định, bệnh viện mình chưa bao giờ gặp phải một khối u lớn đến như thế. Cách đây 2 năm, Bệnh viện Ung bướu đã từng phẫu thuật cho một em bé tên Sinh nhưng khối u nặng nhất cũng chỉ khoảng 26 kg.
Theo bác sĩ Minh, bệnh của anh Hải có yếu tố di truyền vì mẹ ruột của anh cũng bị thể bướu như trên nhưng ở dạng nhẹ.
Tiếp xúc với chúng tôi, anh Nguyễn Duy Hải chỉ có thể nằm yên trên hai chiếc giường kê sát lại, mình phủ một tấm chăn rộng che kín khối bướu khổng lồ. Tuy nhiên, người đàn ông ấy vẫn không hề ủ rột hay mất đi vẻ lạc quan, hy vọng mai đây được phẫu thuật, có thể tự đi lại.
Khi được hỏi, nếu may mắn, cắt bỏ xong khối u, hồi phục như cũ anh dự định làm gì thì đôi mắt anh sáng như sao, khuôn mặt rạng rỡ: “Tôi sẽ làm tất cả mọi việc bằng chính đôi bàn tay mình!”.
Mẹ anh Hải, bà Nguyễn Thị Cho Con rơm rớm nước mắt: “Khi được 4 tuổi thì Hải đã có khối bướu ở chân nhưng rất nhỏ. Ai ngờ đâu khối bướu phát triển to ra rất nhanh khiến gia đình phải đưa nó lên Bệnh viện Lâm Đồng để cắt bỏ và đoạn chi. Sau đó Hải chống nạng, đi lại yên ổn được một thời gian thì khối u lại tái phát khắp người. Nó mang khối u 80 kg trong suốt 10 năm trời nên nào có làm gì hay đi lại được.”
Theo VNN
Rất khó phẫu thuật cho người có khối u rộng hơn 1 mét
Khối u quá to có thể gây mất máu lúc mổ khiến bệnh nhân tử vong là điều mà các bác sĩ quan ngại trước khi quyết định có phẫu thuật tách khối u rộng gần 1 mét cho anh Nguyễn Duy Hải hay không.
Chiều 20/7, bác sĩ các chuyên khoa gây mê, ung bướu, tim mạch, huyết học và tiết niệu từ bệnh viện Ung bướu, Truyền máu huyết học, Viện Tim, Bệnh viện Hoàn Mỹ và Bệnh viện Nhân dân Gia Định, đã cùng nhau hội chẩn về bệnh tình của anh Hải. Nhận định "rất khó phẫu thuật" vì nhiều rủi ro được các bác sĩ đưa ra sau cuộc hội chẩn.
Anh Hải vẫn mang hy vọng có thể được phẫu thuật. Ảnh: Thiên Chương.
Bác sĩ Lê Hoàng Minh, Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu cho biết, kết quả hội chẩn khẳng định, bệnh nhân bị bướu đa sợi thần kinh ngoại biên. Kích thước u quá to, để phẫu thuật, dự kiến phải mất từ 8 đến 14 giờ đồng hồ. Tuy nhiên bướu quá lớn đã lan đến nhiều bộ phận trong cơ thể và chứa nhiều mạch máu, nên khả năng mất nhiều máu dẫn đến rối loạn đông máu trong phẫu thuật là rất cao.
Cũng theo các bác sĩ trong nhóm hội chẩn, việc phẫu thuật là rất khó khăn bởi bệnh nhân có thể nguy kịch, trong khi quá trình bù máu không thể kịp với lượng máu mất đi.
Bác sĩ Phó Đức Mẫn, người từng có hơn 30 năm phẫu thuật ung bướu cũng cho rằng, trong suốt quãng thời gian cầm dao mổ, ông chưa từng thấy khối u nào lớn đến thế. Ông cũng khẳng định việc phẫu thuật là rất phức tạp.
"Trước khả năng bệnh nhân có thể không qua khỏi lúc mổ, nên phải cần đến nhiều lần hội chẩn nữa và các chuyên gia nước ngoài từng mổ bướu khổng lồ cho ý kiến, chúng tôi mới dám đưa ra quyết định có tiến hành phẫu thuật hay không", Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu nói.
Trong lúc các bác sĩ đang đưa ra nhiều lý do để quan ngại việc phẫu thuật, anh Hải vẫn lạc quan hy vọng anh sẽ được bóc tách khối u quá nặng nề đã theo mình suốt 27 năm.
Mang khối u to rộng hơn 1 mét, nặng khoảng 80 kg lấn hết chân phải, bệnh nhân Hải được chuyển từ quê nhà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) về Bệnh viện Ung Bướu TP HCM để chẩn đoán và điều trị hôm 18/7.
Theo VNE
Chưa thể "giải thoát" cho bệnh nhân mang khối u 80kg Đứng trước ca bệnh cực hiếm "thách thức" cả nền y học thế giới, nhiều phương án can thiệp đã được các bác sĩ đưa ra nhưng vẫn chưa thể tìm được lối thoát cho người bệnh. Nếu mạo hiểm phẫu thuật, bệnh nhân mang khối u 80kg sẽ phải đối mặt với "án tử". Sáng 20/7, Ban giám đốc Bệnh viện Ung...