Ước được 1 lần bên thầy
Tôi và thầy lặng lẽ yêu nhau từ hồi cấp 3 cho đến tận bây giờ mà chẳng ai nói cho người kia biết. Khi cả hai đã có gia đình thì tôi mới biết tình yêu đó quá lớn.
Tôi gặp thầy năm học cấp 3. Không hiểu sao ngày đó tôi lại yêu thầy ngay lần đầu gặp mặt. Rất may mắn cho tôi cũng là một học sinh ngoan ngoãn, lễ phép nên được thầy chú ý. Hè năm đó, thầy đã phụ đạo riêng cho tôi. Ngày nào hai thầy trò cũng ở bên nhau nhưng có điều cả hai chúng tôi đều không nói ra cho nhau biết tình cảm của mình. Nhưng tôi biết thầy cũng rất yêu tôi bởi qua hành động của thầy, tôi có thể cảm nhận được.
Ngày nào không gặp là tôi nhớ thầy kinh khủng. Năm tôi vào đại học, thầy và tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Tôi học xong ra trường rồi tôi đi làm. Tôi đã cố liên lạc với thầy nhưng dường như lúc này tình cảm thầy dành cho tôi không được mặn nồng như xưa. Thầy biết tôi có bạn trai nên cũng cố tránh mặt tôi.
Thật sự, tôi rất đau khổ vì tình yêu của tôi dành cho thầy vẫn không thay đổi. Tôi lấy chồng và sinh được một cậu con trai thì hai năm sau thầy cũng lấy vợ. Tôi gặp lại thầy ngay sau ngày thầy cưới. Nhưng thật lòng tôi vẫn không tin thầy đã có gia đình. Con tim tôi nhói đau. Bởi tôi biết tôi còn yêu thầy nhiều lắm.
Video đang HOT
Chồng tôi không biết chuyện quá khứ của tôi nhưng mỗi lần gần chồng tôi lại nhớ đến thầy. Giờ đây, tôi ước dù chỉ được một lần bên thầy tôi cũng mãn nguyện.bởi thật sự tôi rất yêu thầy. Tôi đã chủ động nhắn tin cho thầy những ý nghĩ của tôi nhưng thầy không trả lời tin nhắn. Các bạn ơi tôi phải làm gì bây gờ đây?
Theo VNE
'Mình cũng từng là một học trò đánh thầy'
Bị thầy sỉ nhục, lôi cả chuyện gia đình, mình đẩy thầy xuống nền nhà. Thầy trò vật lộn nhau như một trận đấu tay đôi.
Câu chuyện đánh nhau giữa thầy giáo và học sinh trường THPT Nguyễn Huệ, tỉnh Bình Định đang dậy sóng dư luận khiến mình gợi nhớ về thời học sinh. Ngày xưa, mình cũng từng như vậy!
Đó là năm mình học lớp 10. Đậu vào trường chuyên nên ngay từ những năm đầu tiên mình luôn cảm thấy áp lực. Vừa bước sang cấp 3, chưa quen cách học, hầu như tháng nào mình cũng "đội sổ", bị mời phụ huynh không biết bao nhiêu lần. Ngày tổng kết học kỳ, thầy chủ nhiệm gọi mình lên và liên tiếp buông ra những lời lẽ khó nghe. Chỉ vì mình mà thành tích của lớp bị giảm sút nghiêm trọng.
Trận đánh tay đôi với thầy trở thành 1 kỷ niệm buồn trong đời học sinh của tôi.
Chưa dừng lại ở đó, thầy còn hoài nghi nhiều điều như thể rằng mình đã "đi cửa sau" để được vào trường. Học tệ bị thầy mắng, thậm chí đánh đòn, mình cũng ngậm ngùi chấp nhận. Mọi chuyện sẽ không đến nỗi nào nếu thầy không đụng đến bố mẹ mình. Từng lời thầy nói ra như hàng ngàn mũi kim dày xéo tận tâm can khiến mình không thể tự chủ...
Nỗi đau dồn nén lâu ngày, mình vứt toẹt hộp phấn xuống đất chỉ để thầy dừng lại những lời lẽ kia đi. Nào ngờ, thầy cho rằng mình vô lễ nên bắt đầu dùng đến bạo lực. Thầy nắm hai lỗ tai mình kéo lên như làm xiếc, rồi ghì đầu mình vào tường. Cơn giận bốc lên đầu, mình phản kháng lại làm thầy té xuống nền nhà. Nhớ lại lúc đó, mọi thứ thật sự hỗn loạn, hệt như cuộc đấu tay đôi giữa thầy với trò. Nhờ bạn bè ngăn cản, mọi thứ đã không đi quá xa.
Mình biết hành động của mình hôm ấy là sai, nhưng nếu như thầy không là người "ra tay" trước, có lẽ mình cũng không quá nổi nóng như vậy. Cũng giống như câu chuyện của hai cậu bạn trường THPT Nguyễn Huệ, nếu thầy giáo biết kiềm chế hơn và giáo dục theo cách sư phạm hơn thì liệu rằng câu chuyện đáng tiếc ấy có xảy ra?
Học trò thời phong kiến tuy rất sợ thầy đồ nhưng cái sợ đó là thể hiện lối sống "Tôn sư trọng đạo". Khi xã hội càng phát triển, một số người thầy đã lợi dụng truyền thống đó để tạo uy quyền đối với học sinh của mình. Từ đó, người học cảm thấy không được tôn trọng khi nhân quyền bị xâm phạm.
Thầy giáo ở trường THPT Nguyễn Huệ, Bình Đình đã sai khi để sự nóng giận lấn át lý trí. Ảnh chụp màn hình.
Thực ra, mình không ghét các nhà giáo đánh học trò. Đôi lúc, cảm thấy bản thân còn nghịch ngợm, nhiều trò, đến gia đình còn phát cáu với mình, thì thầy giáo cũng chỉ là người dưng, làm sao có thể kiềm chế nóng giận? Nhưng trong cách đánh đập của các thầy, các cô cần có sự quan hoài, nâng đỡ trong xử phạt và tôn trọng chúng ta ngay cả khi la mắng.
Chỉ cần thế thôi, chúng ta đã có thể nhận ra mình quả là những kẻ có lỗi. Thầy cô cũng là người, nếu cảm thấy không được tôn trọng hoặc đứa học trò không nghe lời thì vẫn có thể xử phạt. Ngày còn bé, chúng ta vẫn lớn dần lên bởi roi vọt và những lời dạy dỗ của mẹ đấy thôi?
Theo VNE
Thầy trò đau đầu vì đề thi học sinh giỏi huyện Ngày 16/4, học sinh cấp THCS huyện Yên Thành kết thúc kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện. Đề thi quá khó và nặng về lý luận, đặc biệt là môn Ngữ văn lớp 6, 7. Đề thi môn Ngữ văn 6 khiến nhiều giáo viên ôn thi khá bất ngờ. Cụ thể, đề có câu: "Trình bày cảm nhận của em về...