Unstoppable Gorg: Luồng gió mới cho game Thủ thành
Vào những năm 50 của thế kỉ trước, những câu chuyện viễn tưởng về sự xâm lược của người ngoài hành tinh với Trái Đất đã tạo nên cơn sốt trong ngành công nghiệp điện ảnh. Những bộ phim như War of the World hay Earth vs the Flying Saucers đều đặt loài người vào cuộc chiến không cân sức với đội quân thiện chiến của sinh vật ngoài Trái Đất.
Unstoppable Gorg ra đời là sự tái hiện của một thời kì mà người ngoài hành tinh làm mưa làm gió trên màn ảnh rộng. Unstoppable Gorg là một game tower defense (phòng vệ pháo đài) khá thú vị lấy bối cảnh không gian bên ngoài Trái Đất. Chúng ta sẽ điều khiển những vệ tinh chiến đấu để bảo vệ Trái Đất khỏi những cuộc tấn công nhằm xóa sổ loài người của lũ sinh vật ngoài vũ trụ.
Câu chuyện của Unstoppable Gorg bắt đầu từ một nơi nào đó xung quanh Hải Vương tinh xa xôi. Ở đó, một vệ tinh thăm dò của loài người đã phát hiện ra một hành tinh mới có tên là hành tinh X. Hành tinh này lập tức gây ra một cú sốc đối với con người lúc đó bởi sự tồn tại của một nền văn minh vô cùng phát triển nằm ngoài Trái Đất.
Ngay sau đó, những thiện chí về sự hợp tác và khám phá lẫn nhau đã được con người gửi đến hành tinh X. Thế nhưng, thật không may, những thiện chí ấy đã bị gạt phăng và thay vào đó, những sinh vật thống trị hành tinh X có tên là Gorg đã châm ngòi cho một cuộc xâm lược quy mô lớn hướng tới Trái Đất.
Đến lúc này, loài người bất đắc dĩ buộc phải cầm súng chiến đấu để bảo vệ hành tinh xanh của mình. Tuy nhiên, lũ Gorg không phải là kẻ thù duy nhất mà chúng ta phải chống lại mà càng tiến sâu vào game, những kẻ thù mới sẽ xuất hiện và gây ra nhiều hơn những khó khăn cho việc bảo vệ Trái Đất.
Có thể kể đến sinh vật ngoài hành tinh gớm ghiếc có khả năng giả dạng phụ nữ mê hoặc con người hay những con robot tay sai khổng lồ đặc trưng cho những kẻ thù trong các phim viễn tưởng của những năm 50. Các nhà sản xuất đã sử dụng những hình ảnh đen trắng đặc trưng cho điện ảnh thời đó để dẫn dắt câu truyện trong game một cách độc đáo.
Cũng giống như nhiều game tower defense khác, Unstoppable Gorg có cách chơi đơn giản nhưng để vượt qua những thử thách mà game đặt ra lại không hề đơn giản một chút nào. Ở mỗi một nhiệm vụ, mục tiêu của người chơi là bảo vệ một cứ điểm nào đó như một khách sạn ngoài không gian gần mặt trăng hay chính Trái Đất khỏi sức tấn công hủy diệt của đội quân ngoài hành tinh. Cứ điểm trung tâm này được bao bọc bởi những quỹ đạo tròn nơi mà chúng ta có thể đặt các vệ tinh bảo vệ.
Có nhiều loại vệ tinh mang những chức năng, nhiệm vụ khác nhau để chúng ta lựa chọn cho chiến thuật phòng ngự. Những vệ tinh làm nhiệm vụ tấn công địch có thể sử dụng các loại vũ khí như đạn, laze, tên lửa… Hay những vệ tinh hỗ trợ phòng ngự sẽ làm các công việc như biến thành lá chắn bảo vệ, sửa chữa hư hỏng, nâng cấp tầm bắn và các chức năng khác.
Đặc biệt hơn là loại vệ tinh làm nhiệm vụ “in tiền” để trợ giúp chúng ta về kinh tế. Một điều khá tiện lợi trước mỗi cuộc chiến là chúng ta có thể nhìn thấy trước các kiểu quân mà địch sử dụng để chọn chiến thuật phòng ngự và những vệ tinh thích hợp cho bàn đấu.
Video đang HOT
Ngoài những đặc điểm khá cơ bản của thể loại game tower defense, Unstoppable Gorg thực sự đã tạo ra được sự khác biệt với cơ chế di chuyển các vệ tinh trên quỹ đạo khi chiến đấu. Khi đội quân ngoài hành tinh lũ lượt tấn công Trái Đất theo một đường trôn ốc, các vệ tinh của chúng ta có thể được kéo di chuyển bằng cách nhấp chuột vào quỹ đạo và xoay vị trí các điểm phòng ngự. Tính năng này sẽ giúp cho các vệ tinh chiến đấu có thể truy đuổi và tiêu diệt địch cũng như giúp cho các vệ tinh yếu máu không bị tiêu diệt trước khi được sửa chữa.
Tuy nhiên, cơ chế di chuyển này cũng có thể là con dao hai lưỡi nếu chúng ta sử dụng chúng không đúng cách. Việc đưa một vệ tinh tới vị trí thuận lợi cũng có thể đồng thời đẩy một vệ tinh khác trên cùng quỹ đạo tới nơi nguy hiểm. Không chỉ có vậy, chỉ cần một lỗi nhỏ trong lựa chọn và sắp đặt các vệ tinh có thể khiến chúng ta phải nhấn Try Again ngay cả khi độ khó của trò chơi chỉ ở mức easy. Vì thế, những tính toán và quyết định trong thời điểm chiến đấu sẽ là nhân tố tiên quyết cho sự tồn tại của mỗi cứ điểm.
Sau mỗi bàn đấu mà người chơi vượt qua, game sẽ cung cấp thêm những loại vệ tinh mới mạnh mẽ hơn và cùng với đó là sự xuất hiện của những sinh vật mới trong binh đoàn Gorg để khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn. Thêm nữa, các bàn đấu của Unstoppable Gorg sẽ đặt cuộc chiến vào những hoàn cảnh khác nhau khiến cho chúng ta phải thay đổi chiến thuật liên tục. Nhiều khi, đội quân của Gorg không phải là trở ngại duy nhất mà chúng ta phải đối mặt mà còn có sự tấn công đến từ những thiên thạch bay với tốc độ rất nhanh đe dọa tinh cầu Trái Đất.
Cũng có những nơi mà bụi vũ trụ bao phủ dày đặc không gian cản trở năng lượng mặt trời đến với các vệ tinh “in tiền” và buộc chúng ta phải sống sót cùng với chút tiền ít ỏi có được lúc khởi điểm. Lạ hơn nữa, có những thời điểm năng lực siêu linh của lũ Gorg sẽ khóa toàn bộ vệ phòng thủ ngay tại chỗ và khiến cho việc bố phòng trở nên bị động hơn rất nhiều. Nhờ những sự đa dạng trong thử thách màUnstoppable Gorg sẽ không khiến cho chúng ta cảm thấy chán nản bởi những cách phòng ngự rập khuôn mà trái lại, sự sáng tạo sẽ là chìa khóa dẫn chúng ta đến chiến thắng.
Chế độ campaign của game không phải là quá dài so với các game tower defense khác. Chúng ta sẽ chiến đấu qua 21 nhiệm vụ để phá đảo trò chơi với độ dài mỗi nhiệm vụ khoảng 6 đến 7 phút. Thế nhưng, chắc chắn là 21 nhiệm vụ này sẽ khiến chúng ta tốn không ít thời gian trong những lần chơi lại để qua bàn cũng như đạt được những phần thưởng mà game ẩn chứa.
Bên cạnh đó, Unstoppable Gorg còn có chế độ Arcade mà thực chất là phần chơi Survival nơi chúng ta sẽ cố gắng để trụ vững được càng lâu càng tốt trước sự gia tăng nhanh chóng của kẻ địch hùng mạnh. Người chơi còn có thể unlock được những điều kiện để làm cho phần chơi campaign khó hơn như tăng tốc độ của địch hay hành tinh ta bảo vệ chỉ nhận một hit là tiêu.
Thật không may là Unstoppable Gorg đã không đưa gameplay thú vị của mình vào chế độ multiplayer để chúng ta có thể chơi cùng bạn bè nhưng dù sao game cũng đã tái hiện rất thành công câu chuyện viễn tưởng của quá khứ vào chế độ chơi đơn. Và trái với tên gọi của mình Unstoppable Gorg, game không đánh đố người chơi bằng những thử thách không thể vượt qua mà ngược lại, chúng ta hoàn toàn có thể giành chiến thắng bằng trí thông minh và sự nhanh nhạy của mình.
Theo Game Thủ
Shank 2 - Game đơn giản nhưng hay
Ra đời vào năm 2010, Shank - một tựa game hành động 2D kiểu platform - đã mang một luồng gió mới thú vị đến thị trường game khi ấy. Được tạo ra bởi Klei Entertainment, game tựa tựa như kiểu phim hành động mì ăn liền rất thịnh hành những năm 90, chỉ chú trọng khâu chặt chém chứ không quan trọng đến kịch bản.
Với những yếu tố bạo lực, hình ảnh 2D, Shank 2 không có đổi mới nhiều so với Shank 1 nên nhiều người sẽ không thấy được gì đáng giá trong phiên bản này. Tuy nhiên, vì tựa game này được xây dựng với những nguyên liệu vô cùng đơn giản nên điều đó là hệ quả tất yếu, có thể chấp nhận được.
Đầu tiên, bạn có thể cảm nhận được Shank 2 đã trở nên "mượt mà" hơn so với trước. Không chỉ animation được trau chuốt mà hệ thống điều khiển nhân vật cũng nhạy và hiệu quả hơn rất nhiều. Giờ đây, người chơi có thể đổi vũ khí một cách nhanh chóng, thực hiện hàng loạt các combo chết chóc với dao, shotgun, lưỡi cưa.
Sự linh động của nhân đã được cải thiện khá nhiều, cho phép bạn lao vào địch thủ với tốc độ của một con sư tử vồ mồi và kết liễu hắn chỉ với một nút bấm. Và bạn cũng không còn bị choáng nhiều khi bị đánh trúng, làm cảm giác chặt chém tốc độ cao giờ đây còn đã hơn trước. Sự cải thiện theo chiều hướng "power-up" này tỏ ra rất phù hợp với tính chất của game.
Không chỉ tạo phấn khích cho người chơi, việc cải thiện tốc độ, damage và mức độ giết chóc còn mang một ý nghĩa chiến thuật quan trọng. Bạn có thể di chuyển cực nhanh khắp màn hình và xử lí mục tiêu một cách nhanh gọn hơn, điều đó cũng có nghĩa bạn sẽ khó bị đâm lén hay bắn lén sau lưng hơn.
Việc né tránh được tối giản với một cú vẩy analog stick phải và hầu như không thể bị xuyên thủng. Nếu cảm thấy mình đang yếu thế, chỉ cần gạt nhẹ thanh analog phải, bạn sẽ được an toàn một thời gian. Cooldown cho việc né tránh cũng giảm rõ rệt, cho phép bạn nhanh chóng quay lại tư thế chiến đấu khi đã cảm thấy an toàn hơn. Đây là một cải tiến quan trọng, tốt hơn rất nhiều so với hệ thống blocking của bản cũ.
Shank 2 cũng không còn khó nhằn như người trong người tiền nhiệm của nó nữa. Tất nhiên, game vẫn có những điểm thử thách riêng của nó, nhưng nhìn chung độ khó đã được giảm đi nhiều. Bạn không còn thường xuyên bị quây vào một góc và ăn đạn vào đầu mà không có cách nào để né như trước nữa.
Tuy nhiên, để tránh gây nhàm chán, Klei đã tạo thêm hàng loạt cách tấn công mới cho AI: Khả năng ném lựu đạn của máy đã được cải thiện hơn rất nhiều, những tên range đứng từ xa nã đạn ầm ầm, trong khi tụi tanker bị thịt thì đứng chắn trước mặt bạn. Những trận đấu boss cũng được "thêm mắm thêm muối" hơn. Không phải chỉ nhăm nhe tìm nhược điểm như trước mà giờ đây bạn phải cố ghi nhớ các chuyển động của tên boss và tấn công khi hắn lộ sơ hở, gần tương tự như các trận đấu boss trong series Megaman.
Ở Shank 2, bạn cần phải dùng cái đầu nhiều hơn khi tiếp cận kẻ thù chứ không phải chỉ hổ báo một cách điên cuồng. Đây là điểm khác biệt rất lớn so với bản trước, khi mà bạn hầu như chỉ liên tục "giã" vào nút bấm và cầu trời cho không xui xẻo bị kẻ thù bắn trúng.
Chế độ co-op đã bị loại bỏ ở bản này. Điều này cũng khá hợp lí, vì nhân vật chính đã mạnh hơn nhiều, chơi co-op nữa thì game sẽ trở nên quá dễ. Thay vào đó, một chế độ Multiplayer Survival mới đã được thêm vào. Bạn chọn nhân vật, một vài thứ vũ khí và cố gắng sống sót với vô số đợt tấn công của kẻ thù. Giết kẻ thù, bạn sẽ được tiền để xây các cơ quan phòng ngự như ụ súng turret hay vật ngụy trang.
Có tất cả ba map và mỗi nhân vật có điểm mạnh và điểm yếu riêng trên mỗi map. Muốn sống sót được, bạn phải tìm cách phối hợp với các đồng đội thật hiệu quả. Teamwork sẽ giúp việc dọn dẹp kẻ thù trở nên dễ dàng hơn nhiều so với mỗi người một súng và lao vào làm rambo. Rất hấp dẫn và thú vị, nhưng nhược điểm duy nhất của chế độ Survival là khá mau chán vì chỉ có ba map để chọn.
Điều tệ nhất của Shank 2, cũng như người tiền nhiệm của nó, là thời lượng game. Một game thủ sành sỏi chỉ cần vài tiếng đồng hồ là đã có thể "phá đảo" rồi. Chế độ Survival giúp game "níu kéo" người chơi thêm được một thời gian, nhưng cũng sẽ nhanh chóng trở nên nhàm chán nếu không có ai khác chơi cùng. Bạn có thể chơi lại game vài lần nếu muốn unlock các achievement, vũ khí, đường đi mới, nhưng đối với hầu hết mọi người thì thường một lần là quá đủ.
Nếu ai là fan của tựa game này ngay từ khi nó ra mắt năm 2010 thì chắn hẳn cũng sẽ thích Shank 2 bởi những yếu tố quen thuộc cộng thêm sự trau chuốt khéo léo của các nhà phát triển trong phiên bản mới này, còn nếu bạn chưa từng chơi hoặc không có cảm tình với người tiền nhiệm thì cũng có một vài lý do để bạn chơi thử Shank 2: hệ thống đã chặt chẽ và hợp lí , gameplay thú vị và người chơi cũng phải động não nhiều hơn so với trước khiến cho Shank 2 trở thành một tựa game giải trí khá tốt trong những lúc rảnh rỗi.
Theo Game Thủ
Hiệp Khách Online - Luồng gió mới cho làng game online Việt? Sau năm 2010 đầy ảm đạm với hàng loạt tựa game bị đóng cửa, năm 2011 được xem là năm của Web Game, việc xuất hiện của một game cài đặt (client) như Hiệp Khách Online sẽ đem lại điều gì cho thị trường? Ra đời vào năm 2005 dựa theo bộ truyện tranh nổi tiếng cùng tên, Hiệp Khách Online (Hiệp Khách...