UNICEF: “Số trẻ em chết vì suy dinh dưỡng ở Gaza sẽ tăng vọt nếu không có lệnh ngừng bắn”
Người phát ngôn của UNICEF cho biết tình hình đang xấu đi từng giờ.
Trẻ em Palestine chờ nhận thực phẩm cứu trợ tại Beit Lahia, phía Bắc Dải Gaza, ngày 26/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVH
Theo người phát ngôn của Qũy Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), James Elder, số trẻ em ở Gaza chết vì mất nước và suy dinh dưỡng sẽ tăng vọt nếu không có lệnh ngừng bắn.
Ông Elder gọi những cái chết của trẻ em do mất nước và suy dinh dưỡng, điều hiện đang chứng kiến rõ ràng ở Gaza, là điều không thể chấp nhận được và cực kỳ nguy hiểm.
Mức độ suy dinh dưỡng và mất nước ở trẻ em ở phía bắc Gaza thậm chí còn cao hơn khoảng 3 lần so với ở phía nam, do mức độ hỗ trợ nhân đạo đến các khu vực phía bắc thấp hơn.
UNICEF cho biết, họ lo ngại rằng giờ đây chúng ta sẽ bắt đầu chứng kiến số ca tử vong liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em ngày càng tăng.
Video đang HOT
“Thông thường suy dinh dưỡng là nguyên nhân cơ bản gây tử vong. Khi chúng ta nói về việc trẻ em chết vì mất nước, thì đó là nỗi lo sợ lớn vì điều này có thể dẫn đến số lượng lớn trẻ em tử vong rất nhanh”, James Elder nhận định.
Hiện tại, trẻ em đang chết dần ở Gaza vì bị mất nước vì các bác sĩ không thể đưa thức ăn vào cơ thể những đứa trẻ. Ông Elder mô tả mức độ đau khổ mà một đứa trẻ sẽ phải trải qua trong tình huống này là điều đen tối nhất có thể xảy ra đối với một con người, và tình hình đang xấu đi theo từng giờ.
James Elder tin rằng vẫn chưa quá muộn để ngăn chặn một thảm họa nhân đạo: “Nếu không có lệnh ngừng bắn ngày hôm nay, chúng ta sẽ gặp một cuộc khủng hoảng nhân đạo tuyệt đối ở quy mô cao nhất mà Liên Hợp Quốc xác định”.
Trong chuyến thăm gần đây tới các bệnh viện Al-Awda và Kamal Adwan ở phía bắc Gaza, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã phát hiện tình trạng trẻ em bị suy dinh dưỡng ở mức độ nghiêm trọng, chết đói, thiếu nhiên liệu, thực phẩm và vật tư y tế nghiêm trọng, các tòa nhà bệnh viện bị phá hủy. Tổ chức cho biết tình trạng thiếu lương thực đã dẫn đến cái chết của 10 trẻ em tại bệnh viện.
“Bệnh viện Kamal Adwan là bệnh viện nhi khoa duy nhất ở phía bắc Gaza và tràn ngập bệnh nhân. Việc thiếu điện gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với việc chăm sóc bệnh nhân, đặc biệt là ở những khu vực quan trọng như phòng chăm sóc đặc biệt và phòng sơ sinh”, người đứng đầu WHO Tedros Adhanom nói trên mạng xã hội X. Ông kêu gọi Israel đảm bảo việc cung cấp viện trợ nhân đạo an toàn và thường xuyên cũng như ngừng giao tranh.
Tình trạng thiếu lương thực đã lan rộng khắp vùng đất của người Palestine kể từ khi cuộc chiến giữa Israel và Hamas bắt đầu vào ngày 7/10/2023. Theo Cơ quan y tế do Hamas kiểm soát ở dải Gaza, khu vực này có ít nhất 30.534 người đã thiệt mạng và hơn 71.000 người khác bị thương do lực lượng Israel gây ra kể từ khi cuộc chiến bắt đầu. Ngược lại, theo các quan chức Israel, có ít nhất 1.200 người đã thiệt mạng và 6.900 người khác bị thương bởi Hamas và các chiến binh Palestine khác.
Người dân Gaza liều mình xuống biển đánh cá mưu sinh
Khi Mặt Trời mọc, hàng chục người bắt đầu đổ xô ra các bãi biển tại Dải Gaza. Một số người đến đây để câu cá kiếm thức ăn, trong khi những người khác chỉ hy vọng tận dụng thời gian ngừng bắn ngắn ngủi để ngâm mình dưới biển.
AFP Người dân đổ ra bờ biển Deir el-Balah tại Gazal. Ảnh: AFP
Tự nhận là "ngư dân trong một gia đình ngư dân", Walid Sultan đã phải rời khỏi nhà tại làng chài ở Beit Lahia, nơi bị ném bom nặng nề ở phía Bắc Dải Gaza, để di chuyển dọc theo bờ biển lên phía Nam, tới Deir el-Balah.
Không chịu được việc phải rời xa biển cả, Sultan đi vòng quanh ngôi trường do Liên hợp quốc điều hành, nơi anh đang trú ẩn để mượn thuyền của một người bạn rồi đi câu cá.
Thanh niên 22 tuổi chia sẻ: "Chúng tôi ra khơi ngay cả khi tàu Hải quân Israel bắn qua, vì chúng tôi muốn mang một ít cá về cho gia đình và bán kiếm ít tiền".
Hãng thông tấn AFP (Pháp) cho biết, ngay cả trước khi cuộc xung đột hiện nay nổ ra, công việc của Sultan cũng luôn rình rập nguy hiểm.
Từ khi lực lượng Hamas quản lý Gaza, Israel đã thu hẹp mạnh khu vực được phép đánh cá ngoài khơi bờ biển dải đất này.
Các ngư dân cho biết đôi khi họ gặp nguy hiểm khi ở trong khu vực được phép đánh bắt. Đối với ông Wael Ahmed (48 tuổi), thỏa thuận ngừng bắn kết thúc đã trở thành nỗi sợ hãi thường trực. Ông tâm sự: "Chúng tôi chỉ muốn quay trở lại cuộc sống bình thường và con cái chúng tôi được sống trong hòa bình".
Nhưng ngày 1/12, Quân đội Israel (IDF) thông báo nối lại chiến dịch quân sự trên Dải Gaza. Thông báo này đã xóa tan mọi hy vọng lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas sẽ tiếp tục được gia hạn sau 7 ngày thực thi.
Theo Liên hợp quốc, xung đột Israel-Hamas đã khiến hơn 1,7 triệu người dân ở Dải Gaza phải di dời. Với thỏa thuận ngừng bắn, dòng viện trợ nhân đạo vào Gaza đã tăng lên, nhưng Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo rằng nó gần như chưa đủ.
Một phụ nữ Palestine phơi quần áo bên bờ biển ở Deir el-Balah. Ảnh: AFP
Trên bờ biển, một phụ nữ có tên Samia tranh thủ dùng nước biển để giặt giũ trong khi các con của cô chơi đùa gần đó. Samia và gia đình cô nằm trong những trường hợp phải di dời vì xung đột. Cô chia sẻ: "Hầu như không tìm được nước để uống nên tôi đã tắm rửa cho con trên biển và cũng giặt đồ tại đây".
Quân đội Israel tiếp tục cảnh báo ngư dân Palestine, trong các video bằng tiếng Arab đăng trên mạng, rằng "không được phép xuống biển". Ngày 30/11, quân đội Israel cho biết đã bắn cảnh cáo vào các tàu của người Palestine bị cáo buộc vi phạm hạn chế an ninh.
Giờ đây, Sultan không dám ra khơi quá 10 hải lý khi câu cá tại Deir al-Balah. Trong khi đó, lưới đánh cá, thuyền và xe máy của anh ở quê nhà Beit Lahia đều đã bị phá hủy. "Bây giờ cuộc sống không còn nghĩa lý gì nữa. Sống cũng như chết", Sultan than thở.
UNICEF: Hạn hán ở châu Phi đang đẩy trẻ em đến bờ vực của thảm họa Ngày 23/8, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo trẻ em ở vùng Sừng châu Phi và vùng Sahel có thể thiệt mạng với số lượng lớn trừ khi được hỗ trợ khẩn cấp, vì tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng và nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường nước đang tăng cao. Một cánh đồng nứt nẻ...