UNICEF cảnh báo về hậu quả của nắng nóng đối với trẻ em toàn cầu
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc ( UNICEF) ngày 25/10 cảnh báo nắng nóng sẽ là mối nguy lớn đối với y tế của nhiều quốc gia, trong đó hầu hết trẻ em trên thế giới sẽ phải chịu tác động của của các đợt nắng nóng tới năm 2050.
Người dân giải nhiệt tại một vòi nước công cộng trong thời tiết nắng nóng tại Allahabad, Ấn Độ, ngày 28/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo báo cáo của cơ quan này, ít nhất 500 triệu thanh thiếu niên trên thế giới sẽ phải tiếp xúc với những đợt nắng nóng do biến đổi khí hậu và đến giữa thế kỷ này, hơn 2 tỷ trẻ em sẽ phải tiếp xúc các đợt nắng nóng “thường xuyên hơn, lâu hơn và nghiêm trọng hơn”.
Video đang HOT
Giám đốc Điều hành UNICEF Catherine Russell cảnh báo: “Cuộc khủng hoảng khí hậu cũng là cuộc khủng hoảng về quyền trẻ em khi nó đã gây ra thiệt hại nặng nề cho cuộc sống và tương lai của trẻ em”. Theo bà Russell, các trận cháy rừng và sóng nhiệt năm nay đã quét qua Ấn Độ, châu Âu và Bắc Mỹ là những minh chứng rõ rệt về tác động của biến đổi khí hậu đối với trẻ em.
Theo những dữ liệu được công bố trong báo cáo trên, trẻ em phải đối mặt với những rủi ro lớn hơn người trưởng thành, nếu phải hứng chịu những đợt nắng nóng khắc nghiệt, do khả năng điều hòa thân nhiệt kém hơn ở lứa tuổi này. Trẻ em càng tiếp xúc nhiều với sóng nhiệt, càng có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe, như các bệnh mãn tính về hô hấp, hen suyễn và các bệnh tim mạch.
Báo cáo cũng kêu gọi các quốc gia phải thực hiện các biện pháp mạnh mẽ nhằm giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính và ngăn chặn tình trạng ấm dần lên toàn cầu, qua đó bảo vệ cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em. UNICEF dự báo đến năm 2050, trẻ em khu vực Bắc bán cầu sẽ phải đối mặt với sự gia tăng lớn nhất về mức độ nghiêm trọng của sóng nhiệt cao, trong khi gần 50% số trẻ em ở châu Phi và châu Á sẽ phải đối mặt với việc tiếp xúc liên tục với nền nhiệt trên 35C.
UNICEF: Hạn hán ở châu Phi đang đẩy trẻ em đến bờ vực của thảm họa
Ngày 23/8, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo trẻ em ở vùng Sừng châu Phi và vùng Sahel có thể thiệt mạng với số lượng lớn trừ khi được hỗ trợ khẩn cấp, vì tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng và nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường nước đang tăng cao.
Một cánh đồng nứt nẻ vì khô hạn ở Jureif Gharb, Ethiopia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Giám đốc Điều hành UNICEF Catherine Russell cho biết: "Lịch sử cho thấy khi mức độ suy dinh dưỡng cấp tính nghiêm trọng ở trẻ em cao. kết hợp với sự bùng phát của các bệnh dịch chết người như tả hoặc tiêu chảy, tỷ lệ tử vong ở trẻ em sẽ tăng đột ngột và thảm khốc. Và khi nước không có sẵn hoặc không an toàn, rủi ro đối với trẻ em sẽ còn tăng lên theo cấp số nhân".
UNICEF cung cấp số liệu cho thấy số người bị ảnh hưởng bởi hạn hán ở Ethiopia, Kenya và Somalia không được tiếp cận với nước sạch đã tăng từ 9,5 triệu người trong tháng 2 lên 16,2 triệu người vào tháng 7, khiến trẻ em và gia đình của mình có nguy cơ cao mắc các bệnh như dịch tả và tiêu chảy. Ngoài ra, UNICEF cho biết khoảng 40 triệu trẻ em phải đối mặt với mức độ dễ bị tổn thương về nước từ mức cao đến cực kỳ cao ở Burkina Faso, Chad, Mali, Niger và Nigeria. Ở những nơi này, hạn hán, xung đột và mất an ninh là nguyên nhân của tình trạng mất an ninh nguồn nước.
Một bà mẹ ở Wajir, Kenya, đưa con đến trung tâm y tế để kiểm tra cân nặng. Ảnh: WFP
Hơn 2,8 triệu trẻ em ở vùng Sừng châu Phi và vùng Sahel vốn đã bị suy dinh dưỡng cấp tính nghiêm trọng, tức là các em có nguy cơ tử vong do các bệnh lây truyền qua đường nước cao gấp 11 lần so với những trẻ em được nuôi dưỡng tốt.
Tại Somalia, dịch tiêu chảy cấp tính và dịch tả đã được ghi nhận ở hầu hết các huyện bị ảnh hưởng bởi hạn hán, với 8.200 ca từ tháng 1 - 6, nhiều gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Hầu hết người dân ở vùng Sừng châu Phi sống dựa vào nước do những người bán hàng giao trên xe tải hoặc xe lừa. Ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi hạn hán, nhiều gia đình đã không còn đủ khả năng để mua nước.
Thời tiết khắc nghiệt làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo trên khắp vùng Sừng châu Phi. Ảnh: UN
UNICEF cho biết lời kêu gọi cải thiện khả năng phục hồi lâu dài của các gia đình ở khu vực Sừng châu Phi và ngăn chặn hạn hán tàn phá cuộc sống trong nhiều năm tới hiện chỉ nhận được tài trợ 3% so với nhu cầu. Trong số này, hầu như không có khoản tiền nào được nhận cho phần dành cho nước, vệ sinh và khả năng chống chịu với khí hậu. Theo bà Catherine Russell, cách duy nhất để ngăn chặn cuộc khủng hoảng này là các chính phủ, các nhà tài trợ và cộng đồng quốc tế tăng cường tài trợ để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết nhất của trẻ em và cung cấp hỗ trợ linh hoạt lâu dài để phá vỡ chu kỳ khủng hoảng.
Nắng nóng ngột ngạt, dân Mỹ lo hóa đơn tiền điện tăng vọt Một tuần lễ ngột ngạt ở thành phố New York đang gây ảnh hưởng đến mọi tầng lớp cư dân, đồng thời làm dấy lên lo ngại về các hóa đơn mà họ phải chi trả. Người dân New York đang than thở về việc sức nóng khủng khiếp ở châu Âu và miền Nam Hoa Kỳ cuối cùng cũng xuất hiện ở...