UNICEF cần bổ sung 1 tỷ USD hỗ trợ các nước nghèo tiếp cận vaccine
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ngày 10/3 đã hối thúc các nước bổ sung nguồn tài chính hỗ trợ để các nghèo được tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 và theo quỹ, khoản đóng góp cần có khoảng 1 tỷ USD.
Lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên thuộc chương trình COVAX được chuyển tới Accra, Ghana, ngày 24/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
UNICEF là tổ chức đơn lẻ mua vaccine số lượng lớn nhất hiện nay, là một phần trong COVAX – Cơ chế phân phối vaccine cho những nước có thu nhập thấp và trung bình được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hậu thuẫn cùng với Liên minh toàn cầu vaccine và tiêm chủng Gavi.
Tại Hội nghị chính phủ thế giới được tổ chức trực tuyến tại Dubai, Giám đốc điều hành UNICEF Henrietta Fore đưa ra lời kêu gọi bổ sung đóng góp nêu trên, đồng thời nhấn mạnh khoản quỹ này có thể được giải ngân củng cố hệ thống y tế tại những nước nghèo hơn và hỗ trợ phân phối vaccine tại các nước này.
Mục tiêu của sáng kiến COVAX là trong năm 2021 phân phối ít nhất 2 tỷ liều vaccine, trong đó 1,3 tỷ liều phân phối cho các nước có thu nhập thấp hơn. Theo kế hoạch của COVAX, đến cuối tháng 5/2021, sẽ có 237 triệu liều vaccine AstraZeneca được phân phối cho 142 nước và đây cũng là thời điểm vaccine Pfizer được phân phối trong chương trình. Do đó, bà Fore thúc giục các nhà sản xuất vaccine ký các thỏa thuận cấp phép để vaccine có thể được ủy quyền sản xuất tại nước bản địa, mà châu Phi là một thị trường có nhu cầu bức thiết.
Đánh giá về cơ chế COVAX, bà Fore cho rằng sáng kiến này sẽ không thể bao quát chương trình tiêm chủng toàn thế giới trong năm nay. Bà cho rằng còn nhiều việc phải làm và để làm được cần thêm nhiều sự trợ giúp hơn nữa.
Video đang HOT
Trong tháng 2 vừa qua, Ghana và Cote d’Ivore là hai nước đầu tiên sử dụng vaccine trong COVAX tiêm chủng cho người dân các nước này. Đến nay, hàng chục nước trên thế giới, chủ yếu là các nước châu Phi đã tiếp nhận vaccine ngừa COVID-19 trong COVAX.
2 nước đầu tiên nhận vaccine COVID-19 từ chương trình của WHO
Hơn 1,1 triệu liều vaccine đầu tiên được phân phối theo chương trình chia sẻ vaccine toàn cầu mang tên COVAX đã được chuyển đến Ghana và Bờ Biển Ngà.
Lô vaccine ngừa COVID-19 thứ hai của chương trình COVAX được chuyển đến thủ đô Abidjan của Bờ Biển Ngà hôm 24-2. Ảnh: AP
Hai nước châu Phi là Ghana và Bờ Biển Ngà là hai quốc gia đầu tiên nhận được vaccine ngừa COVID-19 từ chương trình chia sẻ vaccine toàn cầu mang tên COVAX do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tham gia điều phối, hãng tin Reuters cho hay.
Lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên (600.000 liều) đã được chuyển đến thủ đô Accra của Ghana hôm 24-2. Ngày 26-2, 504.000 liều vaccine được chuyển tới TP Abidjan, thủ đô Bờ Biển Ngà.
Cả hai lô vaccine trên đều là sản phẩm nghiên cứu, phát triển của liên danh AstraZeneca-Oxford (Anh). Vaccine được sản xuất theo giấy phép tại công ty công nghệ sinh học Serum Institute of India (Ấn Độ).
Lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên của chương trình COVAX được chuyển đến thủ đô Accra của Ghana hôm 24-2. Ảnh: AFP
Cả Ghana và Bờ Biển Ngà sẽ dùng vaccine nhận được từ COVAX để khởi động chương trình tiêm chủng của từng nước. Chiến dịch chủng ngừa COVID-19 ở Bờ Biển Ngà sẽ bắt đầu từ ngày 1-3, trong khi người dân Ghana sẽ bắt đầu được tiêm vaccine sau đó một ngày.
Ghana ưu tiên tiêm chủng cho những nhân viên y tế, người trên 60 tuổi và những người có bệnh lý nền. Một số quan chức chính phủ, giáo viên, nhân viên an ninh và lao động trong các ngành nghề thiết yếu tại thủ đô Accra và TP Kumasi - đô thị lớn thứ hai tại Ghana - cũng sẽ được tiêm chủng trước.
Ghana hiện là ổ dịch lớn thứ 10 tại châu Phi với số liệu chính thức là hơn 82.500 ca nhiễm COVID-19, bao gồm 594 trường hợp đã tử vong.
Bộ trưởng Y tế Bờ Biển Ngà Eugena Aka Aouele cho biết chính phủ sẽ ưu tiên tiêm ngừa COVID-19 cho các nhân viên y tế, các lực lượng làm nhiệm vụ an ninh-quốc phòng và giáo viên tại thủ đô Abidjan - nơi chiếm khoảng 95% số ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tại nước này, theo hãng tin Al Jazeera .
Lô vaccine ngừa COVID-19 thứ hai của chương trình COVAX được chuyển đến thủ đô Abidjan của Bờ Biển Ngà hôm 24-2. Ảnh: AP
Ông Aouele cho biết hơn 250.000 người - tương đương gần 1% dân số Bờ Biển Nga - sẽ được tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong đợt đầu tiên và gọi đây là "bước đi quan trọng" trong cuộc chiến toàn cầu chống lại "kẻ thù chung COVID-19".
Tính tới ngày 26-2, Bờ Biển Ngà đã phát hiện gần 32.500 ca nhiễm COVID-19, trong đó 190 trường hợp đã tử vong, theo số liệu của chính quyền Abidjan.
COVAX là một sáng kiến toàn cầu dưới sự điều phối của WHO, Liên minh Vaccine và tiêm chủng toàn cầu (GAVI) và Liên minh Đổi mới sáng tạo Sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI).
Mục tiêu của chương trình là trong năm 2021, cung cấp 1,3 tỉ liều vaccine ngừa COVID-19 cho 92 quốc gia đang hoặc kém phát triển. Các bên điều phối mong muốn gia tăng số nước tham gia sáng kiến và nâng tổng số liều vaccine lên thành 2 tỉ.
Tuy nhiên, hôm 23-2, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo rằng nhiệm vụ phân phối công bằng vaccine ngừa COVID-19 "đang gặp nguy hiểm" và kêu gọi các nước giàu chia sẻ vaccine qua chương trình COVAX.
Theo cập nhật ngày 26-2 của hãng tin Bloomberg , 103 nước đã triển khai tiêm chủng ở các quy mô khác nhau. Hơn 231,5 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 đã được sử dụng nhưng gần một nửa trong số này tập trung ở hai nước là Mỹ và Trung Quốc.
168 triệu trẻ em trên toàn cầu nghỉ học gần một năm Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) mới đây công bố dữ liệu cho thấy hơn 168 triệu trẻ em trên thế giới phải nghỉ học hoàn toàn trong gần một năm do đại dịch Covid-19. Sáng kiến "Lớp học trong đại dịch". Khoảng 214 triệu trẻ em đã bỏ lỡ 3/4 thời gian học trực tiếp. Bài phân tích về báo cáo...