Ứng xử khi chồng kiếm ít tiền hơn
Bạn kiếm được nhiều tiền hơn so với chồng. Điều đó có thể gây ra rắc rối lớn trong cuộc sống hôn nhân của hai bạn. Làm thế nào để giải quyết vấn đề này?
Từ mô hình gia đình truyền thống với chồng là trụ cột kinh tế, vợ chăm lo việc nhà, ngày nay, có sự hoán đổi đáng kể trong vai trò giữa vợ và chồng. Nhà tâm lý học nổi tiếng Cecile Gerricke, tác giả cuốn Phá vỡ trần nhà thủy tinh nói: “Việc một người đàn ông làm các công việc nội trợ như hút bụi, cắt cỏ, giặt quần áo, rửa chén bát… ngày một nhiều. Tuy nhiên, đại đa số nam giới trong xã hội vẫn chưa thể nhìn nhận điều này một cách bình thường. Sự hoán đổi vai trò tạo cho người đàn ông cảm giác mặc cảm, tự tin về khả năng của mình. Đặc biệt, với một số người, thực tế này còn gây ra thái độ bực dọc, bất mãn, làm tổn hại tới hạnh phúc gia đình”.
“Đối với những người đàn ông thuộc nhóm này, kích thước của ngôi nhà, nhãn hiệu ô tô và tên tuổi ngôi trường con cái theo học là những biểu hiện cụ thể nhất của sự thành đạt. Họ lấy đó làm niềm tự hào và khó chấp nhận việc vợ/bạn gái kiếm được nhiều tiền hơn. Ban đầu là cáu bẳn, sau dần, họ thường xuyên đả kích và thấy khó chịu với những việc làm của vợ/bạn gái”.
Để giữ được hòa khí gia đình cũng như xóa bỏ áp lực chênh lệch tài chính cho chàng, bạn cần nhớ các nguyên tắc ứng xử sau:
1. Chuyển mối quan tâm về tài chính xuống dưới
Video đang HOT
Tiền thường xuyên là nguyên nhân gây tranh cãi trong hầu hết mọi gia đình. Trong khi đàn ông cực kỳ nhạy cảm với vấn đề này thì tốt nhất hạn chế nhắc đến chữ tiền trong các cuộc nói chuyện. Thay vào đó, hãy chuyển mối quan tâm của hai vợ chồng sang việc chăm sóc con cái, sở thích, một người bạn hay đơn giản là một bộ phim, một đĩa CD ca nhạc. Hãy làm không khí gia đình trở nên dễ thở hơn với những nội dung liên quan đến giải trí.
2. Luôn tôn trọng và hỏi ý kiến của chồng
Dù các chuẩn mực xã hội ngày nay đã thay đổi khá nhiều xong trong hệ tư tưởng của đại đa số đều cho rằng người chồng có vai trò quyết định các mọi vấn đề gia đình. Chồng bạn chắc hẳn không nằm ngoài nhóm người này. Thay vì tự mình quyết định mua một chiếc tủ lạnh mới, hãy trao đổi với chồng để đưa ra quyết định.
3. Trung thực
Bắt đầu mọi cuộc thảo luận với tinh thần cởi mở thái độ trung thực nhất. Thật thà ngay cả trong việc công khai thu nhập và chi tiêu của bạn. Đừng tự ý làm theo cách bạn muốn và giấu nhẹm, không nói gì với chàng. Đến lúc chàng phát hiện ra, cảm giác bực tức và cay đắng càng tăng lên gấp bội.
4. Chỉ cần lắng nghe
Lắng nghe trong quan hệ vợ chồng là một kỹ năng quan trọng và nhiều khi đem lại hiệu quả không ngờ. Nghe cho vui tai khác với nghe một cách hào hứng, tiếp thu và cầu thị. Đừng ngắt lời hoặc hét toáng lên giữa chừng khi chàng đang nói. Nó cho thấy bạn không tôn trọng chàng. Đó là kiểu hành xử của trẻ con, ngông cuồng.
Chỉ bắt đầu nói khi chàng dừng lại hoặc hỏi đến ý kiến của bạn. Còn không, nên gói ghém tất cả câu chuyện của chàng trong đầu bạn để ngẫm nghĩ và đưa ra ý kiến chín chắn nhất vào thời điểm thích hợp.
Tiền đã bao giờ là một vấn đề trong mối quan hệ của bạn với chồng/người yêu? Bạn đã làm thế nào để giải quyết nó? Hãy chia sẻ với Ngôi Sao!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Gửi chồng yêu!
Những ngày này, em mệt mỏi vô cùng. Chỉ mong nhận được từ anh một bờ vai cho em dựa. Nhưng có lẽ anh không còn như trước, có thể nhẫn nhịn vì em...
Mỗi chiều tan sở, em lang thang đến những nơi em chưa từng đến, mong tìm lại chút bình yên giữa những người xa lại. Vẫn hi vọng bắt gặp anh đang vội vã tìm em như ngày xưa. Nhưng em biết sẽ không bao giờ như thế nữa. Em bây giờ đối với anh là một người vợ phải sống đúng với trách nhiệm của mình chứ không còn là người anh dành tất cả lo lắng, thương yêu.
Em thèm được quay trở lại quãng thời gian anh đón em mỗi chiều, cùng nhau đi chạy, cùng về dọn dẹp, nấu cơm, cùng anh háo hức dõi theo những tập mới của bộ phim cả hai cũng thích. Hiếm hoi lắm những bộ phim mình cùng xem hào hứng đến thế phải không anh? Khi xem xong anh đã nói: "Xem phim rồi phải yêu vợ mình nhiều hơn". Lúc đó em cảm thấy mình hạnh phúc lắm, nhưng sao giờ nó làm tim em đau đến thế này? Có lẽ đó chỉ còn là ký ức, chút hạnh phúc mong manh. Căn phòng nhỏ, không đầy đủ tiện nghi như một gia đình cần có, nhưng em cảm thấy ấm áp, đủ đầy vì về đó em thấy mình được chăm sóc, yêu thương. Nhưng sao giờ nó trở nên xa vời đến thế, lạnh lẽo, mệt mỏi bao trùm khi em trở về. Anh thay vì đứng bên em thì giờ đã bước sang một phía khác. Đây có phải là kết cục hiển nhiên khi em và anh cố đến với nhau, bỏ qua tất cả những khác biệt về quan niệm sống không anh? Chúng ta đã từng nói tình yêu sẽ giúp chúng ta dung hòa những khác biệt này. Nhưng sao khác biệt ngày càng lớn, còn tình yêu hình như không chịu lớn lên hả anh?
Anh thay vì đứng bên em thì giờ đã bước sang một phía khác... (Ảnh minh hoạ)
Em vẫn còn nhớ, mình đang háo hức lập kế hoạch chào đón đứa con chào đời, trong tuần anh sẽ đưa em đi tiêm phòng cho con chúng ta khỏe mạnh, sẽ kiếm thật nhiều tiền để con chúng ta không phải chịu bất cứ thiệt thòi gì. Em muốn lắm anh ạ cái cảm giác làm mẹ ấy, cái cảm giác hơn bốn năm về trước em chỉ được hưởng chưa trọn vẹn một ngày. Nhưng sao giờ lại thành ra thế này hả anh?
Bước chân em ngập ngừng, ngơ ngác giữa hai dòng xe hối hả. Thiếu vắng một bàn tay vững chãi, ấm áp nắm chặt, bàn tay em bỗng lạnh giữa chiều hè. Mơ hồ nghe gió nói bên tai "Có anh đây em đừng sợ, cứ đi theo anh là được". Nước mắt em lại trào ra, mờ mịt.
Em không muốn mình làm khổ nhau nữa, nhưng em không thể trở về vì vết thương trong trái tim em quá lớn mà tay anh cứ đẩy mãi em ra, cũng chẳng thể ra đi không ngoảnh đầu nhìn lại vì em biết mình vẫn cần có nhau. Làm thế nào để nước mắt em thôi rơi? Để con chúng ta được sinh ra trên cõi đời này?
Theo Bưu Điện Việt Nam
Khi đàn ông phải mặc tạp dề "Vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp" - câu thành ngữ xưa đã gieo vào trong tiềm thức của mọi người suy nghĩ tề gia nội trợ là thiên chức của người phụ nữ. Vì lẽ đó mà ngày nay, khi có sự hoán đổi về trách nhiệm giữa chồng và vợ thì kéo theo đó là không ít cảnh...