Ứng viên vô địch Nhật hòa ‘trối chết’ với Canada
Canada đã kéo Nhật Bản trở lại mặt đất sau trận mở màn môn bóng đá nữ Olympic Tokyo 2020.
Chủ nhà Olympic 2020, tuyển nữ Nhật Bản gặp đối thủ không mạnh là Canada ở sân Sapporo Dome, nhưng phải… trối chết mới hòa được các cô gái Bắc Mỹ ở bảng E.
Thủ môn Labbe của Canada vô hiệu quả 11m từ Tanaka. Ảnh: AFC
Christine Sinclair mở điểm trước cho Canada ngay phút thứ 6, mãi đến phút 84, Iwabuchi mới có bàn san bằng 1-1 và giúp Nhật có trận hòa hú hồn.
Vào trận với tư thế kèo trên từ sân nhà cho đến thành tích, Nhật áp đảo khủng khiếp, nhưng các cô gái Bắc Mỹ…lạnh như băng chống trả rất khoa học và lạnh lùng. Dù nặng phòng ngự, nhưng Canada phản công rất nét và bàn thắng của Sinclair có được là từ cách phản công sắc nét ấy.
Các cô gái Canada mở điểm ngay phút thứ 6. Ảnh: AFC
Video đang HOT
Các chân sút Nhật như Shimizu, Shiokoshi có những cơ hội san bằng song hàng phòng ngự Canada rất dũng mãnh vô hiệu hóa tất cả.
Phút 44, thủ môn Stephanie Labbe làm ngã Tanaka trong vòng cấm, trọng tài xem lại VAR và quyết định chỉ tay vào chấm 11m.
Chính Tanaka cầm bóng đặt vào chấm 11m, nhưng Labbe lại khắc phục lỗi lầm của mình bằng việc vô hiệu cú đá 11m của Tanaka thành công. Đến phút 84, Iwabuchi mới có bàn san bằng tỉ số 1-1 cho Nhật.
Úc có trận thắng nhẹ trước láng giềng New Zealand 2-1. Ảnh: AFC
Ở trận đấu bảng G, cuộc chạm trán của hai đồng chủ nhà World Cup nữ 2023, Úc đã thắng New Zealand 2-1. Hai bàn thắng của Úc do công Yallop và Sam Kerr ghi. Gabi Rennie là người ghi bàn thắng duy nhất cho New Zealand.
Động lực thúc đẩy Anh điều chiến hạm trực chiến ở châu Á
Việc điều hai chiến hạm thường trực ở châu Á sẽ giúp Anh muốn mở rộng ảnh hưởng và san sẻ gánh nặng "đối phó Trung Quốc" với Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace ngày 20/7 cho biết nước này sẽ điều hai chiến hạm tới trực chiến tại các vùng biển châu Á. Các chiến hạm Anh dự kiến hỗ trợ các hoạt động tự do hàng hải của hải quân Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương.
Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng động thái trên của London có thể góp phần mở rộng ảnh hưởng của liên minh tình báo Ngũ Nhãn, gồm Anh, Australia, Canada, Mỹ và New Zealand.
Chuyên gia hải quân Lý Kiệt tại Bắc Kinh cho biết hai chiến hạm Anh trực chiến tại châu Á - Thái Bình Dương sẽ không làm thay đổi đáng kể cán cân quân sự trong khu vực, song có thể khiến Trung Quốc đứng trước áp lực lớn từ dư luận quốc tế.
"Đây là động thái chính trị mạo hiểm của liên minh Ngũ Nhãn, vốn tập trung vào việc chia sẻ thông tin tình báo. Liên minh này đang mở rộng hợp tác sang các hoạt động quân sự chung", Lý Kiệt cho biết.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth di chuyển trên vịnh Aden ngày 12/7. Ảnh: US Navy .
Australia từng ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) năm 2016, trong đó bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với phần lớn diện tích Biển Đông. Canada gần đây kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế nhân dịp kỷ niệm 5 năm PCA ra phán quyết.
"Anh là một trong 5 cường quốc thuộc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, do đó động thái này có nghĩa hai thành viên thường trực Hội đồng Bảo an đang tham gia đối phó một Trung Quốc đang trỗi dậy và điều đó có thể cản trở ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh trên trường quốc tế", chuyên gia Lý nói thêm.
Bộ trưởng Wallace cho biết các chiến hạm Anh sẽ nhận lệnh trực chiến tại châu Á sau khi nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth kết thúc chuyến thăm Nhật Bản, dự kiến diễn ra tháng 9.
Trong hải trình của mình, nhóm tác chiến Queen Elizabeth sẽ đi qua Biển Đông và biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc đang tranh giành ảnh hưởng với Mỹ và Nhật Bản.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 21/7 cho biết nước này tôn trọng quyền tự do hàng hải của tất cả quốc gia trong vùng biển xung quanh theo luật pháp quốc tế.
"Tuy nhiên, Trung Quốc kiên quyết phản đối bất cứ quốc gia nào xâm phạm chủ quyền của đất nước, cũng như hòa bình và ổn định của khu vực", ông Triệu nói.
Chiến hạm Anh và Mỹ diễn tập trên khu vực vịnh Aden ngày 12/7. Ảnh: US Navy .
Chu Thần Minh, chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh, cho biết năng lực tác chiến của tàu sân bay Queen Elizabeth "không tạo ra mối đe dọa trực tiếp trong khu vực với quân đội Trung Quốc".
Tuy nhiên, bất cứ hoạt động hải quân chung tiềm năng nào giữa các lực lượng Anh và Nhật Bản có thể giúp Mỹ san sẻ một phần gánh nặng cùng chi phí cho những nỗ lực lâu dài nhằm đối phó quân đội Trung Quốc.
"Lời hứa của Anh về việc triển khai hai chiến hạm thường trực cho thấy quân đội Mỹ đang đối mặt tình trạng thiếu binh sĩ và chiến hạm trong khu vực", Chu Thần Minh nói. "Hải quân Mỹ chỉ còn một nhóm tàu đổ bộ tiến công trong khu vực, trong khi nhóm tác chiến tàu sân bay Ronald Reagan được điều tới Trung Đông để hỗ trợ hoạt động rút quân khỏi Afghanistan".
Cheung Mong, phó giáo sư tại Trường Nghiên cứu Tự do Quốc tế thuộc Đại học Waseda ở Nhật Bản, nhận định cam kết triển khai tàu chiến cho thấy Anh muốn nhắc nhở các quốc gia châu Á rằng họ có thể tạo ra một số ảnh hưởng trong khu vực.
"Anh muốn tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ do Nhật Bản đứng đầu. Việc điều chiến hạm tới châu Á sẽ gia tăng ảnh hưởng của Anh trong khu vực", Cheung nói.
80% dân Anh không quan tâm hồi ký của Harry Kết quả một cuộc khảo sát mới đây cho thấy 8 trên 10 người Anh không bận tâm tới cuốn hồi ký sắp xuất bản của Harry. Cuộc khảo sát của YouGov công bố hôm 21/7 cho thấy chỉ có khoảng 14% số người được hỏi cho biết họ "rất quan tâm" hoặc "tương đối quan tâm" tới hồi ký sắp xuất bản...