Ứng trước vốn 5 năm thanh toán nợ cho các công trình khẩn cấp của Tcty Đường sắt
Theo tin từ Văn phòng Chính phủ ngày 22/11, Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc thực hiện các công trình khẩn cấp của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Thủ tướng đồng ý dùng vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn để thanh toán nợ xây dựng 3 cầu mới
Cụ thể, về việc thanh toán nợ khối lượng đã hoàn thành của các công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, Thủ tướng Chính phủ đồng ý ứng trước kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của Bộ Giao thông vận tải (Tổng công ty Đường sắt Việt Nam) là 471,149 tỷ đồng cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để thanh toán nợ khối lượng hoàn thành của Công trình xây dựng mới 3 cầu theo lệnh khẩn cấp.
Các công trình này gồm: Cầu Đồng Nai, cầu Tam Bạc, và cầu Thị Cầu và Công trình xây dựng các hạng mục công trình thuộc giai đoạn II Kế hoạch 1856 theo lệnh khẩn cấp. Thủ tướng đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xử lý cụ thể theo quy định.
Cũng theo nguồn tin trên, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của Bộ Giao thông vận tải để hoàn trả số vốn ứng trước nêu trên theo đúng quy định.
Video đang HOT
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung báo cáo giá trị khối lượng hoàn thành của 2 công trình trên; đảm bảo quản lý, sử dụng số vốn được giao đúng mục đích, đối tượng và quy định hiện hành.
Về một số cầu đặc biệt yếu trên tuyến đường sắt Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải ưu tiên bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của Bộ Giao thông vận tải để xây dựng 6 cầu và gia cố, xây trụ chống va cho 2 cầu.
Cùng ngày, Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo về cơ chế đặc thù đầu tư xây dựng một số công trình cấp bách nhằm giảm ùn tắc giao thông tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý UBND Thành phố Hồ Chí Minh triển khai thực hiện 2 dự án gồm xây dựng cầu vượt tại nút giao thông đường Trường Sơn và Nút giao thông Nguyễn Thái Sơn – Nguyễn Kiệm theo lệnh khẩn cấp, cấp bách (theo quy định tại khoản 2, Điều 43, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ).
Thủ tướng Chính phủ giao UBND Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm toàn diện về việc lựa chọn nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm; đồng thời chỉ đạo thực hiện chặt chẽ, tiết kiệm, không để thất thoát lãng phí, tiêu cực, bảo đảm tuyệt đối an toàn giao thông (cả trong quá trình thi công và khai thác) và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tiến độ, hiệu quả công trình, đúng các quy định hiện hành.
Hà Nguyễn
Theo Dantri
Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trong những năm 2020 - 2030
Dự kiến trong giai đoạn từ năm 2020-2030 tuyến đường sắt tốc độ cao có tốc độ từ 160 km/h đến dưới 200 km/h sẽ được xây dựng mới; tầm nhìn đến 2050 phấn đấu hoàn thành toàn tuyến đường sắt đôi tốc độ cao.
Ngày 31/10, Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) được Bộ GTVT trình Quốc hội. Nội dung tờ trình nêu rõ quy định về chính sách phát triển, yêu cầu chung đối với đường sắt tốc độ cao, quản lý, bảo trì, quản lý an toàn và các yêu cầu chung khi đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao.
Bộ GTVT nêu rõ, theo Chiến lược, Quy hoạch phát triển đường sắt Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030, triển khai xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao (trước mắt khai thác tốc độ chạy tàu từ 160 km/h đến dưới 200 km/h, đây là công tác chuẩn bị để hoàn thiện và chạy tàu tốc độ 200 km/h).
Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật đường sắt (sửa đổi) (Ảnh: Hoàng Long)
Tầm nhìn đến năm 2050, phấn đấu hoàn thành toàn tuyến đường sắt đôi tốc độ cao, khổ 1.435 milimét trên trục Bắc - Nam; sau năm 2050 triển khai tổ chức khai thác với tốc độ 350 km/h.
Từ những yêu cầu trên, Dự thảo Luật đề xuất bổ sung mới một mục về đường sắt tốc độ cao (tốc độ thiết kế 200 km/h) với các điều chủ yếu quy định về: chính sách phát triển; các yêu cầu chung; đầu tư xây dựng; quản lý, bảo trì và kinh doanh; quản lý an toàn đường sắt tốc độ cao.
Dự luật cũng nêu rõ việc phát triển đường sắt tốc độ cao kết nối các vùng kinh tế trọng điểm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội quốc gia. Nhà nước đóng vai trò chính trong việc đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý, bảo trì và khai thác, kinh doanh đường sắt tốc độ cao. Ngoài ra, nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt tốc độ cao.
Báo cáo thẩm tra Dự án Luật Đường sắt sửa đổi của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội nêu rõ bên cạnh các quy định về chính sách phát triển, các quy định về quản lý, bảo trì, bảo đảm an toàn, các yêu cầu chung đối với việc xây dựng, kinh doanh đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao, cần quy định những loại hình công nghệ sử dụng trong đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao cho thuận tiện trong việc chuyển giao công nghệ, bảo trì, sửa chữa các loại đường sắt này.
Uỷ ban Khoa học Công nghệ cũng đề nghị quy định về phương tiện giao thông đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị đáp ứng yêu cầu đặc thù của các loại đường này; đề nghị cần làm rõ hơn về nguồn tài chính và lộ trình thực hiện; những biện pháp để bảo đảm tính khả thi về đường sắt tốc độ cao.
Quang Phong
Theo Dantri
Đường sắt tốc độ cao vào dự án Luật trình Quốc hội Theo quy hoạch, đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam sẽ hoạt động với vận tốc 200km/h vào năm 2050. Ngày 31/10, trình bày trước Quốc hội dự án Luật đường sắt (sửa đổi), Bộ trưởng Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa cho biết, dự luật dành chương 8 cho nội dung về đường sắt tốc độ cao. Chương này...