Ứng trực 100% phòng cây đổ, ngập lụt
Để đối phó với cơn bão số 3 thực hiện nghiêm túc Công điện số 11/CĐ-UBND của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Công ty TNHH Nhà nước MTV thoát nước Hà nội, Công ty TNHH Nhà nước MTV cây xanh đã triển khai ngay các kế hoạch cụ thể tới từng đơn vị, tổ chức ứng trực 100% phòng ngừa cây đổ, ngập lụt.
1.500 cán bộ, công nhân viên Công ty TNHH Nhà nước MTV thoát nước Hà Nội sẽ ứng trực tại địa bàn phòng ngập lụt (ảnh: Như Ý)
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, cơn bão số 3 (tên quốc tế là Kalmaegi) là cơn bão mạnh có sức gió ở gần tâm bão cấp 12 (tức là từ 118 đến 133 km/h), giật cấp 14-15, tốc độ di chuyển rất nhanh và diễn biến phức tạp. Dự báo 1h ngày 17-9-2014 bão sẽ ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ kèm theo mưa lớn.
Để chủ động đối phó với diễn biến bất thường của mưa bão, các xí nghiệp thuộc Công ty TNHH Nhà nước MTV cây xanh đã phân công, bố trí lực lượng ứng trực 100% quân số từ 17h ngày 15-9. Các lực lượng được phân công địa bàn cụ thể, tiến hành kiểm tra, chằng chống các cây lâu năm, cây quý hiếm trong các vườn hoa, công viên, nạo vét cống rãnh, phòng chống úng ngập cục bộ đồng thời kiểm tra các công trình đang thi công, sẵn sàng các phương án phòng chống an toàn khi mưa bão. Công ty TNHH Nhà nước MTV cây xanh cũng đã thành lập các tổ cơ động, huy động toàn bộ các trang thiết bị, phương tiện ứng trực sẵn sàng để ứng phó khi có sự cố cây đổ để giải phóng mặt bằng, thông đường nhanh, vệ sinh sạch sẽ.
Trước nguy cơ mưa lớn trên diện rộng, Công ty TNHH Nhà nước MTV thoát nước Hà Nội đã triển khai 1.500 cán bộ, công nhân viên trực tiếp ứng trực tại hiện trường đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các xe bơm di động, xe hút tec, các thiết bị phương tiện cơ giới. Tại cụm Công trình Yên Sở chuẩn bị sẵn sàng lực lượng xung kích với 125 CBCNV, các vật tư như đá hộc, đất sét, gỗ lim, thuyền, áo phao, nhiên liệu, lương thực v.v. và 10 máy xúc, ô tô sẵn sàng ứng phó với các tình huống. Tại một số khu vực trọng điểm, bố trí các tổ máy bơm di đông để tăng khả năng tiêu thoát như trên đường Phạm Văn Đồng, Phan Châu Trinh – Lý Thường Kiệt, Tôn Đản, Nguyễn Khuyến…
Theo ANTD
Hải Phòng, Quảng Ninh khẩn trương đối phó bão số 3
Tại đảo Bạch Long Vĩ hiện đo được gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; ở đảo Cô Tô có gió giật cấp 7. Đã có mưa. Công tác di dời dân và neo đậu tàu thuyền đang được ưu tiên tiến hành. Từ 12h hôm nay, Quảng Ninh ban hành lệnh cấm biển.
Hồi 10 giờ ngày 16/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,1 độ vĩ Bắc; 110,6 độ kinh Đông, trên vùng ven biển phía Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách bờ biển Hải Phòng-Quảng Ninh khoảng 360 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, giật cấp 15, cấp 16. Dự báo đến 22 giờ ngày 16/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,2 độ Vĩ Bắc; 107,0 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Hải Phòng - Quảng Ninh.
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão cùng với Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng triển khai kiểm tra đôn đốc công tác phòng chống bão
Video đang HOT
Ngư dân Hải Phòng đang đưa tàu thuyền về nơi neo đậu an toàn trước khi bão đổ bộ
Hải Phòng huy động lực lượng xung kích hơn 39.000 người
Trong các ngày 15, 16/9, thành phố tổ chức 6 đoàn công tác của Lãnh đạo Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố kiểm tra, chỉ đạo phòng chống bão tại các địa bàn trọng điểm.Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng Hải Phòng chỉ đạo đồn các Đồn, Trạm biên phòng phối hợp với gia đình chủ tàu, thuyền trưởng, địa phương thông báo cho các phương tiện di chuyển về nơi trú tránh. Tổ chức lực lượng, phương tiện trực phòng chống bão và tìm kiếm cứu nạn; bắn pháo hiệu báo bão tại Long Châu và Bạch Long Vỹ; điều động tàu CN09 ra ứng trực tại Cát Bà từ sáng 16/9.
Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố chỉ đạo các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang tổ chức thường trực sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (lực lượng: 8.669 người; 82 phương tiện). Giao Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng hải KVI đã điều động tàu SAR273 ra ứng trực tại Gia Luận, Cát Bà.
Nhiều phương tiện tìm kiếm cứu nạn chuyên dụng đã sẵn sàng ứng cứu khi cần nếu bão đổ bộ
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo phương án phòng chống bão. Chi cục Đê điều và PCLB phối hợp với các địa phương kiểm tra, rà soát vị trí đê điều xung yếu, sẵn sàng xuất cấp vật tư dự trữ và xử lý sự cố phát sinh.
Sở Thông tin và Truyền thông: chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai phương án đảm bảo an toàn mạng lưới viễn thông; kiểm tra, gia cố các cột thu phát sóng, các trạm BTS tại các địa bàn trọng điểm.
Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng yêu cầu các doanh nghiệp quản lý khai thác cảng, các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu biển, chủ tàu, đại lý và thuyền trưởng các tàu chủ động ứng phó, có phương án đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, thiết bị, kho hàng. Công ty Điện lực Hải Phòng đã chỉ đạo, tổ chức biện pháp phòng chống bão cho hệ thống điện.
Tại các địa phương như quận Đồ Sơn, huyện Thủy Nguyên, huyện Kiến Thụy, huyện Tiên Lãng, Cát Hải,... đều đang khẩn trương yêu cầu nhân dân chủ động phòng tránh bão. Huyện Bạch Long Vỹ đang yêu cầu các phương tiện di chuyển về đất liền và vào nơi trú tránh.
Hướng đi và diễn biến dự kiến của cơn bão số 3 (Ảnh cắt từ clip của VTV)
Theo báo cáo của Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng Hải Phòng, đến 10h ngày 16/9 đã phối hợp kiểm đếm, thông báo cho gần 3.900 phương tiện với gần 14.500 lao động đang hoạt động trên biển và neo đậu tại bến biết thông tin về bão để chủ động phòng tránh.
Tính đến 11h ngày 16/9 đã tổ chức sơ tán và thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn về người ở các khu vực nguy hiểm cho hơn 13.400 người (bao gồm trên phương tiện và các khu vực xung yếu).
Thành phố đã huy động lực lượng xung kích là hơn 39.000 người; 320 xe ô tô các loại, 44 tàu xuồng cao tốc, 4 xe thiết giáp và nhiều lương thực phẩm cần thiết khác.
Quảng Ninh ban hành lệnh cấm biển
Sáng nay tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp khẩn để triển khai sâu rộng các biện pháp cụ thể ứng phó với bão số 3. Từ tỉnh đến các địa phương dừng ngay các cuộc họp để tập trung chỉ đạo công tác phòng chống bão.
Tàu hàng đã được các cơ quan chức năng yêu cầu lai dắt về nơi tránh bão an toàn
Tỉnh Quảng Ninh ban hành lệnh cấm biển và cấm các phương tiện tàu thuyền hoạt động trên Vịnh, tàu thuyền đánh bắt ven bờ từ 12 giờ ngày 16/9; thông báo liên tục và kêu gọi các chủ phương tiện tàu, thuyền nghề cá và tàu vận tải, tàu du lịch còn đang trên biển khẩn trương về nơi trú tránh an toàn trước 16 giờ cùng ngày.
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm thực hiện di dân khẩn cấp. Đối với các địa phương có tuyến đê ven biển phải chuẩn bị vật tư, thiết bị phương tiện, lực lượng để sẵn sàng triển khai gia cố các tuyến đê xung yếu; huy động các lực lượng trên địa bàn phối hợp với các lực lượng thanh niên xung khích và nhân dân triển khai sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu: Khẩn trương rà soát các điều kiện về lương thực, thực phẩm, lực lượng và phương tiện để ứng cứ khi có sự cố xảy ra.
UBND tỉnh cũng nêu rõđối với các địa phương tuyến đảo, ven biển phải tiến hành yêu cầu tàu thuyền về các khu neo đậu tránh trú bão theo quy định, tuyệt đối không được neo đậu tàu ở những đảo nhỏ ngoài khơi. Kiểm tra, đôn đốc các chủ phương tiện khẩn trương chằng chống tàu thuyền, các lồng bè nuôi trồng thủy sản, nhà bè, chòi canh thủy sản chắc chắn xong trước 16 giờ ngày 16/9/2014; tuyệt đối không để người ở trên các tàu thuyền, lồng bè, nhà bè và chòi canh thủy sản.
Đối với các địa phương miền núi, các khu đô thị, các khai trường khai thác khoáng sản, yêu cầu Chủ tịch UBND các địa phương và Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc triển khai ngay các phương án đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở các khu dân cư, sạt lở đất đá khu vực bãi thải, ngập úng đường lò, khai trường khai thác.
Tàu du lịch hoạt động trên vịnh Hạ Long đã về nơi tránh trú bão. Đây là số phương tiện có nguy cơ xảy ra sự cố chìm lật cao nếu bão số 3 đổ bộ vào khu vực
Riêng về công tác tìm kiếm cứu nạn, Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh chủ động triển khai phương án hiệp đồng với các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn và lực lương thanh niên xung kích địa phương chuẩn bị sẵn sàng để hỗ trợ việc di dân và tìm kiếm cứu nạn khi có yêu cầu.
Hiện đãthành lập 3 đoàn công tác của tỉnh đi kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai công tác ứng phó với bão số 3.
Để nâng cao tính chủ động ứng phó bão, ban chỉ huy phòng chống lụt bão đã giao chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh phải trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác phòng chống bão số 3 tại địa phương, đơn vị mình; đồng thời bố trí lãnh đạo đơn vị thường trực 24/24 giờ tại đơn vị.
Theo ghi nhận mới nhất của PV Dân trí, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã có mưa, gió bắt đầu mạnh dần lên. Người dân đang chủ động tiến hành chằng buộc nhà cửa và bảo quản tài sản trước bão.
Thu Hằng - Quang Phong
Theo Dantri
Hà Nội có thể xảy ra ngập lụt do ảnh hưởng bão Trưa 16/9, ông Hoàng Đức Cường - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn (DBKTTV) Trung ương - cho biết, khả năng xảy ra ngập lụt cục bộ tại khu vực nội thành Hà Nội trong cơn bão số 3 là rất lớn. Ảnh minh họa Do hướng đi của bão dọc theo các tỉnh Đông Bắc Bộ mà trọng...