Ung thư vú – Hung thủ giết người xinh đẹp
Ung thư vú là căn bệnh thường gặp ở phái nữ và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay ở Việt Nam.
Ung thư vú và ung thư cổ tử cung là hai căn bệnh chỉ gặp ở phái nữ và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay ở Việt Nam. Ung thư vú chiếm tới 20% các chứng ung thư vẫn hay gặp ở nữ giới trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, ung thư vú vẫn xếp sau ung thư cổ tử cung về tỉ lệ người mắc trên 100,000 dân.
Ung thư vú là bệnh thường gặp ở phụ nữ và là nguyên nhân tử vong hàng đầu hiện nay ở Việt Nam.
Ung thư vú là gì?
Ung thư vú là loại ung thư biểu mô phát triển từ biểu mô của các ống dẫn sữa hoặc các thùy tận cùng, chúng sẽ xâm lấn các mô khác bằng việc sinh sôi phát triển trực tiếp vào các biểu mô bên cạnh.
Có 2 loại ung thư vú:
Ung thư vú bắt đầu từ ống dẫn sữa (chiếm đa số)
Ung thư vú bắt đầu tại các thùy của vú.
Gen ung thư vú BRCA1, BRCA2 là gì?
Video đang HOT
BRCA là viết tắt của gen ung thư vú nhạy cảm ( Breast Cancer Susceptibility Gene). Cơ thể chúng ta có hai loại gen ức chế khối u ở mô vú là BRCA1 và BRCA2. Hai gen này bao gồm các tế bào chịu trách nhiệm ổn định DNA và ngăn chặn sự phát triển khối u. Nhưng, những bất thường ở một trong hai gen có thể dẫn đến vú hoặc ung thư buồng trứng.
Theo các nhà khoa học Australia thì gen BRCA1 chiếm tới 65% các nguyên nhân gây ung thư vú ở phụ nữ. Ước tính tại Mỹ, những người thừa kế đột biến gen BRCA1 và BRCA2 có tỷ lệ 5-10% ung thư vú và 10-15% ung thư buồng trứng. Viện Ung thư quốc gia Mỹ cho biết, nếu mang gien đột biến BRCA thì phụ nữ tăng từ 12 đến 60% nguy cơ bị ung thư vú và từ 1,4 đến 40% nguy cơ bị ung thư buồng trứng.
Theo Tiến sĩ Coelho, các gen BRCA1, BRCA2 có tính di truyền, vì vậy, nếu tiền sử gia đình có gen này thì người phụ nữ cần đi khám sớm để được phát hiện và giảm nguy cơ bị cả hai bệnh ung thư là ung thư vú và ung thư buồng trứng. Cắt bỏ tuyến vú không phải là một biện pháp cực đoan, hơn nữa nó lại có tác dụng ngừa bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cần được điều trị thêm bằng các phương pháp điều trị thay thế như thuốc điều trị nội tiết tố theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới ung thư vú. Ảnh minh họa
Tăng cân đồng nghĩa với tăng nguy cơ bị ung thư vú
Béo phì là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Bởi các tế bào chất béo sẽ làm tăng nồng độ hormone estrogen, tạo điều kiện cho hormone thụ thể dương tính ung thư vú phát triển. Nếu bạn có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn cho phép, hãy lên kế hoạch giảm cân hợp lý ngay từ bây giờ.
Dưới 18 tuổi hầu như không gặp
Theo BS Phạm Xuân Dũng (Phó giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM), ung thư nói chung có thể xảy ra ở phụ nữ trên thế giới ở bất kỳ lứa tuổi nào. Riêng đối với ung thư vú thì 75% trường hợp xảy ra ở phụ nữ trên 50 tuổi; chỉ 6,5% trường hợp gặp ở phụ nữ dưới 40 tuổi; và rất hiếm (khoảng 0,6%) trường hợp phụ nữ dưới 30 tuổi mắc bệnh ung thư vú. Trước đây, tại Mỹ có ghi nhận trường hợp phụ nữ 22 tuổi được chẩn đoán mắc ung thư vú.
Nói chung, phụ nữ dưới 18 tuổi hầu như không mắc bệnh ung thư vú. Tuy nhiên, bất kỳ tổn thương nào của vú ở mọi lứa tuổi cũng cần được xác định bằng tế bào học hoặc giải phẫu bệnh.
Chỉ 5 – 10% bệnh nhân bị ung thư vú là do di truyền
Về mặt lý thuyết, những người có thành viên trong gia đình mắc bệnh này, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao. Nhưng trong thực tế, hơn 90% các trường hợp ung thư vú lại rơi vào những người không có tiền sử gia đình bị ung thư, chỉ có khoảng 5 – 10% bệnh nhân bị ung thư vú là do di truyền.
Tuy vậy, nếu bạn có một bà ngoại, mẹ hoặc chị em bị bênh, bạn cần tăng cường chú ý hơn và thực hiên chụp quang tuyên vú bắt đầu từ tuổi 35. Như vậy có thể thấy cả lối sống và di truyền đều là nguyên nhân gây bệnh.
Có tiếp xúc với chất estrogen
Càng tiếp xúc lâu với estrogen, càng dễ bị ung thư. Phụ nữ có kinh nguyệt sớm (trước tuổi 12) và mãn kinh muộn (sau tuổi 55) có nguy cơ ung thư vú cao hơn một chút. Nguyên nhân là sự tiếp xúc với các hormone estrogen và progesterone ở những người này dài hơn những người khác nên nguy cơ của họ cũng cao hơn. Phụ nữ không có con hoặc có con đầu lòng sau 30 tuổi có nguy cơ ung thư vú cao hơn một chút. Mang thai làm giảm tổng số của chu kỳ kinh nguyệt đời của một người phụ nữ, nó có thể là nguyên nhân giảm nguy cơ này.
Tập luyện có thể giảm nguy cơ mắc ung thư vú
Tập luyện không những giúp bạn tăng cường sức khỏe toàn diện lâu dài, mà còn làm giảm nguy cơ tái phát nếu bạn có bệnh. Vì vậy, tập thể dục ít nhất 4 lần một tuần sẽ giúp bạn giảm nồng độ các hormone tuần hoàn như estrogen dẫn đến ung thư vú. Bên cạnh đó, hoạt động thể chất giúp bạn duy trì cân nặng và ngăn ngừa béo phì.
Vòng một to nỗi lo càng lớn
Nhiều nghiên cứu trên thế giới, phụ nữ ngực lớn có nguy cơ ung thư vú cao hơn những phụ nữ có ngực khiêm tốn là bởi vì lớp mô bên ngoài của phụ nữ ngực to sẽ dày hơn. Phụ nữ ngực dày, các mô ngực và khối u đều hiển thị màu trắng trên ảnh chụp X-quang, nên sẽ rất khó để nhận biết bệnh ung thư vú. Hơn nữa, mật độ mô ngực cao cũng liên quan đến nguy cơ tăng các khối u ở “núi đôi”. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với khả năng tử vong cao.
Rượu bia, thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú
Việc sử dụng rượu rõ ràng là có liên quan đến tăng nguy cơ phát triển ung thư vú. Nguy cơ này tỷ lệ thuận với số lượng rượu tiêu thụ. So với những người không uống rượu, thì phụ nữ uống 2 -5 ly rượu một ngày có nguy cơ mắc bệnh gấp 1,5 lần những người không uống. Việc sử dụng rượu quá mức cũng làm tăng nguy cơ phát triển một số loại ung thư khác. Theo một nghiên cứu khác, những người hút thuốc lá có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn những người khác 16%.
Có cục trong vú
Phần nhiều là do chính bệnh nhân phát hiện ra đầu tiên. Nắn thấy răn rắn, mới đầu thì còn di động theo ngón tay đẩy qua đẩy lại, sau một thời gian thì cục ung thư dính chắc vào lồng ngực hoặc là bám chặt vào da. Thường chỉ có một cục, và ở một bên vú thôi. Những hạt nhỏ lổn nhổn ở cả hai bên vú thường thì không phải ung thư. Cục ung thư hay thấy nhiều ở vú bên trái, lý do không biết tại sao.
Tự kiểm tra ngực định kỳ tại nhà là rất tốt
Thói quen tự kiểm tra ngực cần được thực hiện với mọi phụ nữ trên 20 tuổi và nên được thực hiện sau khi kết thúc chu kì kinh nguyệt vài ngày vì tại thời điểm này ngực mềm nhất, chị em dễ cảm nhận khối u hơn cả. Khi kiểm tra ngực, bạn cần có chỗ ấm áp, kín đáo và không bị quấy rầy.
Thời gian thuận lợi nhất để kiểm tra là trước khi đi ngủ hoặc đi tắm. Kiểm tra ngực hàng tháng sẽ giúp chị em bảo vệ mình trước căn bệnh ung thư vú. Nếu có cảm thấy có khối u ở bất kì chỗ nào hoặc có những bất thường ở ngực, chị em nên đi khám bác sĩ ngay lập tức để được điều trị kịp thời.
Chụp X-quang ngực định kỳ rất quan trọng
Theo một cuộc khảo sát gần đây tiến hành bởi Tạp chí Sức khỏe cùng với Cao đẳng Phụ khoa & Sản khoa Mỹ, 73% các bác sĩ cho rằng chụp X-quang rất quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh ung thư vú. Thậm chí, nó còn giúp phát hiện sớm các nguy cơ giúp giảm khả năng tử vong do bệnh ung thư vú ở phụ nữ có độ tuổi 40 – 70, đặc biệt là người trên 50 tuổi.
Khả năng sống được bao lâu?
Khi được chẩn đoán sớm và áp dụng những phương pháp điều trị đúng mức thì tiên lượng sống còn 5 năm đối với ung thư ở phụ nữ là 80%; riêng đối với ung thư vú là 88%. Ngoài ra, còn có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề thời gian sống còn của bệnh nhân như: tuổi, kích thước bướu, vị trí bướu, hạch vùng, thụ thể nội tiết, gien… Do đó, từng trường hợp cụ thể mới có được tiên lượng thời gian sống còn cụ thể.
Theo VNE