Ung thư vì làm ‘chuyện ấy’ trước 18 tuổi?
Phụ nữ quan hệ sớm và bừa bãi với nhiều người sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
Giáo sư Nguyễn Bá Đức – nguyên Giám đốc Bệnh viện K trung ương, Phó chủ tịch hội Ung thư Việt Nam – cho biết ung thư cổ tử cung là một trong hai bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ.
Trong đó, virus HPV là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới căn bệnh này. 99% trường hợp người bệnh mắc ung thư cổ tử cung có chứa virus này.
Đặc biệt, HPV được lây qua đường tình dục. Phụ nữ có quan hệ tình dục sớm (trước 18 tuổi) và với nhiều đối tượng dễ lây nhiễm HPV và làm tăng khả năng mắc ung thư cổ tử cung.
GS Đức giải thích virus HPV có hơn 100 chủng. Đây là loại virus gây mụn cơm, mụn cóc và các sùi mào gà (các u nhú) ở da, dương vật, âm hộ, hậu môn, dẫn đến viêm da lành tính, hoặc viêm cơ quan sinh dục. 13 chủng HPV dẫn đến ung thư, trong đó type 16 và type 18 có nguy cơ cao nhất.
Video đang HOT
Quan hệ tình dục sớm ở tuổi vị thanh niên có thể dẫn tới nhiều nguy cơ, bao gồm ung thư cổ tử cung. Ảnh: Churchmilitant.
Theo GS Đức, ung thư cổ tử cung có mối quan hệ nhân quả giữa quá trình sản sinh phát triển với quá trình nhiễm trùng. Tổn thương do virus HPV bắt đầu từ bề mặt sau đó sẽ ăn sâu dần xuống lớp đáy từ lành tính rồi chuyển sang ác tính.
Bệnh có thể di căn vào hạch bạch huyết khác như phổi, gan xương, não. Tùy theo mức độ xâm lấn xung quanh và tình trạng di căn, ung thư cổ tử cung được xếp theo 4 mức độ.
“Trong cuộc đời, người phụ nữ thường bị nhiễm virus HPV một lần nhưng không phải tất cả trường hợp nhiễm HPV đều dẫn đến ung thư cổ tử cung. Chỉ những type HPV có độn
lực cao, tái phát nhiều lần, gây tổn thương ở mức độ 2 không được điều trị mới đáng lo”, GS Đức cho biết thêm.
Theo chuyên gia, khoảng thời gian từ khi nhiễm virus HPV có tổn thương kéo dài khoảng 2 năm. Trên 90% số người bị lây virus HPV có thể tự đào thải bằng hệ thống miễn dịch và sự thay đổi pH của âm đạo.
Vì vậy, chị em nên thường xuyên đi khám phụ khoa theo định kỳ và tiêm phòng virus HPV. Tiêm phòng vắc xin có thể giảm nguy cơ ung thư khoảng 90% và tổn thương tiền ung thư trên 60%. Độ tuổi thích hợp để tiêm là từ 9-26 tuổi.
Theo Hà Quyên/News.zing.vn
Làm gì khi ung thư có dấu hiệu tái phát?
Tôi bị ung thư vú đã chữa khỏi, hiện chỉ số kháng nguyên CA 15-3 đang tăng, có phải là ung thư tái phát?
Tôi mắc ung thu thư vú giai đoạn một đã chữa khỏi vào năm 2011. Kết quả kiểm tra máu của tôi khi đó cho thấy một khối u có chỉ số kháng nguyên CA 15-3 ở mức 14,6, tăng 3 điểm so với kết quả xét nghiệm trước đó. Chỉ số này có xu hướng tăng dần. Liệu có phải là bệnh ung thư đang tái phát? (Lan).
Ảnh minh họa: News.
Trả lời:
Chào bạn,
Chỉ số chỉ điểm khối u CA 15-3 thường được dùng để theo dõi phản ứng của bệnh nhân trong việc điều trị và tái phát ung thư vú, tuy nhiên nó không đủ nhạy cảm và cụ thể như xét nghiệm sàng lọc. Bởi chỉ số này cũng có thể tăng ở những người không mắc ung thư.
Có nhiều nguyên nhân làm tăng chỉ số CA 15-3, chẳng hạn như tăng cân. Vậy nên, tôi khuyên bạn nên làm lại xét nghiệm máu trong hai tháng tới, xem có liệu sự gia tăng chỉ số này thật không. Nếu đúng là như vậy, hãy yêu cầu bác sĩ cho chụp cắt lớp toàn bộ cơ thể, khi đó mới biết chính xác có phải ung thư tái phát hay không.
Thân ái.
Bác sĩ Esther Chuwa
Trung tâm ung thư Parkway, Singapore
Theo Vnexpress.net
Nguy cơ ung thư khi mắc sùi mào gà Việc dùng chung bồn cầu, khăn tắm nhà nghỉ, khách sạn có thể khiến bạn vô tình mắc căn bệnh sùi mào gà. Theo bác sĩ CKII Nguyễn Khắc Lợi, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, sùi mào gà là bệnh do virus HPV gây ra. HPV có hơn 100 type, trong đó, có hơn 40 loài gây...