Ung thư và những căn nguyên cần biết
Các chuyên gia của Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan) cho biết, thông thường tình trạng ung thư chỉ xảy ra khi có sự phát triển bất thường của các tế bào một cách không kiểm soát được, sau đó thì các tế bào này sẽ tập hợp lại thành một khối u.
Theo thời gian, các khối u bất thường đó sẽ tiếp tục có xu hướng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác trong cơ thể con người. Lúc này thì căn bệnh ung thư được xem như đã hình thành.
Đến nay, khoa học phát hiện và đã chứng minh cho thấy, có ít nhất khoảng 200 loại ung thư khác nhau được hình thành và phát triển trên tất cả các bộ phận cơ thể con người. Trong đó nhóm ung thư có tỷ lệ mắc nhiều nhất như: ung thư gan; tuyến giáp; cổ tử cung (nữ); dạ dày; phổi và tuyến vú (phổ biến là nữ giới).
Một bệnh nhân ung thư máu đang được truyền máu thay thế tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau.
Tiến sĩ, Bác sĩ Tô Minh Nghị, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, chia sẻ, phần lớn các bệnh lý ung thư ở giai đoạn đầu thường không có các triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Vì thế, việc phát hiện ung thư bằng các cảm nhận chủ quan hoặc bằng các biện pháp lâm sàng thông thường sẽ rất khó phát hiện. Để có thể phát hiện sớm và có giải pháp điều trị kịp thời, tốt nhất là nên chủ động trong tầm soát, thực hiện thăm khám định kỳ tại những nơi có chuyên khoa, có đủ điều kiện.
Nói về nguyên nhân chủ yếu có thể gây ra căn bệnh ung thư phổ biến hiện nay Tiến sĩ, Bác sĩ Tô Minh Nghị cho biết: “Ung thư có thể là do di truyền, do ảnh hưởng từ lối sống, do các chế độ ăn uống không hợp lý, do ít có chế độ vận động hoặc do tác động từ môi trường xung quanh. Trong đó, những người có thói quan nghiện rượu, nghiện thuốc lá… chính là những đối tượng sẽ dễ mắc phải căn bệnh ung thư phổi, gan và dạ dày nhất”.
Video đang HOT
Bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Phú Tân thăm khám phổi cho bệnh nhân.
Để phát hiện sớm căn bệnh ung thư, hiện nay khoa học đã có nhiều phương pháp để tầm soát có hiệu quả; trong đó phương pháp sinh thiết đối với những tế bào có khối u nghi ngờ được xem là phổ biến nhất thuộc nhiều dạng ung thư khác nhau, với kết quả có độ chính xác cao. Ngoài ra, còn có các biện pháp khác như: xét nghiệm máu, xét nghiệm gen di truyền hoặc chẩn đoán bằng hình ảnh… Nhìn chung, hiện có rất nhiều phương pháp tầm soát có thể bao gồm cả những phương pháp không xâm lấn như: chụp X-quang, siêu âm cho đến các biện pháp xâm lấn khi cần thiết khác nhằm kết luận chính xác các dấu hiệu ung thư của bệnh nhân như nội soi dạ dày, nội soi đại trực tràng…
Giải pháp này chính là quá trình sàng lọc có sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, để có thể phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư hoặc tổn thương ung thư ở vào giai đoạn sớm đối với người khỏe mạnh, nhưng chưa có các triệu chứng về ung thư. Các bác sĩ chuyên khoa ung bướu Bệnh viện Đa khoa Cà Mau cho biết, việc thực hiện tầm soát đối với người khỏe mạnh là để kịp thời phát hiện những nguy cơ bất thường tiềm ẩn trong giai đoạn khơi mào. Bởi ở vào giai đoạn này, việc điều trị sẽ rất có hiệu quả và cũng ít tốn kém hơn nhiều cho bệnh nhân.
Ung thư khi ở vào giai đoạn cuối còn được gọi là giai đoạn “di căn”. Lúc này các tế bào ung thư đã lan xa so với khối u ban đầu và các hạch bạch huyết xung quanh, di căn đến xương, phổi, gan và thậm chí là não… Sau giai đoạn này, diễn biến của bệnh thường rất nhanh và thời gian sống của bệnh nhân cũng rất khó tiên lượng chính xác được. Vì thế, khi phát hiện có bất cứ dấu hiệu nào bất thường trên cơ thể, người bệnh tốt nhất nên đi tầm soát càng sớm càng tốt, vì nó sẽ có tác dụng trong việc phòng ngừa và điều trị hiệu quả trước khi tình trạng bệnh trở nên phức tạp hơn.
Tự khám vú tại nhà là cách đơn giản nhất để tầm soát ung thư
Tự khám vú là một phương pháp quan trọng giúp phụ nữ nhận biết sớm các thay đổi bất thường trên tuyến vú, từ đó có thể kịp thời thăm khám và điều trị, giúp chị em phòng ngừa biến chứng và nâng cao chất lượng sống.
Tự khám vú tại nhà giúp phát hiện sớm ung thư vú
Ung thư vú là tình trạng phát triển bất thường của các tế bào trong mô vú. Các tế bào ung thư này có thể phân chia và phát triển không kiểm soát, tạo thành khối u hoặc lan rộng sang các bộ phận khác của cơ thể.
Đây là căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, chiếm tỷ lệ cao trong các ca tử vong do ung thư. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm có thể giúp điều trị hiệu quả và nâng cao tỷ lệ sống sót. Trong đó, tìm hiểu cách tự khám vú tại nhà là phương pháp đơn giản, hiệu quả mà mỗi phụ nữ nên thực hiện thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Chia sẻ tại chương trình tọa đàm trực tuyến chủ đề: "Tầm soát ung thư vú, biết sớm để chữa lành" do Gia đình Việt Nam phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Hà Nội tổ chức, Bác sĩ sản phụ khoa Nguyễn Thị Phượng - Bệnh viện Đa khoa Hà Nội cho biết, phụ nữ hoàn toàn có thể tự kiểm tra vú hàng ngày để sàng lọc, phát hiện sớm ung thư vú tại nhà.
Các chuyên gia y tế chia sẻ tại tòa đàm "Tầm soát ung thư vú, biết sớm để chữa lành"
"Việc phụ nữ tự khám vú tại nhà là cách đơn giản nhất để tầm soát ung thư. Khi phát hiện những bất thường trên cơ thể như xuất hiện khối u ở vú, gần xung quanh vú hoặc dưới nách; dịch từ núm vú, đặc biệt dịch có máu; vết lõm da vú hoặc dày da vú; đau nhức vùng vú hoặc núm vú; biểu hiện tụt núm vú..., phụ nữ cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị nếu có vấn đề", bác sĩ Phượng chia sẻ.
Việc phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm giúp tỷ lệ chữa khỏi lên đến 90%, đồng thời, người bệnh có thể sống thêm trên 5 năm hoặc dài hơn.
Tự khám vú tại nhà cần nhưng chưa đủ
Việc phụ nữ duy trì thói quen thường xuyên tự kiểm tra vú tại nhà để phát hiện sớm những vấn đề bất thường ở bầu ngực, dưới cánh tay là vô cùng cần thiết.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Thị Phượng, tự khám vú tại nhà chỉ là bước đầu trong quá trình tầm soát ung thư vú. Ngay cả khi không phát hiện bất thường như khối u hay đau nhức ở vùng ngực, phụ nữ cũng không nên chủ quan, tự kết luận cơ thể mình khỏe mạnh, không có vấn đề tiềm ẩn. Trên thực tế, có những khối u nhỏ nằm sâu khó phát hiện bằng phương pháp tự khám thông thường nên chị em phụ nữ vẫn cần đi tầm soát ung thư vú định kỳ tại bệnh viện.
"Có nhiều trường hợp khi tự kiểm tra vú tại nhà không sờ thấy khối u nhưng khi đến bệnh viện chụp X-quang mới phát hiện ra khối nghi ngờ và sinh thiết ra ung thư vú. Đây thường là những trường hợp phát hiện ở giai đoạn sớm như giai đoạn 0, giai đoạn 1, khối u kích thước dưới 2cm, mô vú đặc, lớn nên khó phát hiện hơn", bác sĩ Phượng cho biết.
Việc tự khám vú mặc dù không thể xác định chính xác nguy cơ ung thư vú (Ảnh: BVCC)
Thậm chí, trong một số trường hợp, việc chụp X-quang thông thường cũng chưa thể phát hiện chính xác sự xuất hiện của khối u. Chia sẻ thêm về vấn đề này, Ths. BS CKII Đỗ Đức Linh - Khoa chẩn đoán hình ảnh và điện quang can thiệp - Bệnh viện Đa khoa Hà Nội nhận định: "Hiện nay, trong cộng đồng, tỷ lệ phụ nữ có mô vú đặc thuộc Tuyp D lên tới 30%. Những trường hợp này khi sử dụng phương pháp chụp X-quang hay siêu âm 2D thông thường sẽ gặp hạn chế trong việc phát hiện những tổn thương ở tuyến vú hoặc các vi vôi hóa.
Khi đó, các bác sĩ phải thực hiện siêu âm 3D hoặc chụp cộng hưởng từ mới có thể phát hiện sớm những biến đổi về cấu trúc và các nhân tuyến vú ở những người có mô vú đặc".
Do đó, việc tự khám vú chỉ nên là bước đầu có tính tham khảo để phát hiện những bất thường ở tuyến vú nhưng không thể xác định chính xác nguy cơ ung thư vú. Vì vậy, phụ nữ vẫn cần đi tầm soát ung thư vú định kỳ 6 tháng - 1 năm tại các cơ sở y tế.
Những bộ phận nào trên cơ thể dễ mắc ung thư? Ung thư là tập hợp các bệnh lý đặc trưng bởi sự phát triển bất thường của các tế bào phân chia không kiểm soát và có khả năng xâm nhập, phá hủy các mô cơ thể bình thường. Thế nào là ung thư? Hầu hết, các tế bào trong cơ thể có chức năng cụ thể và tuổi thọ cố định. Trong...