Ung thư sẽ tăng nhanh ở nước nghèo bởi lối sống “tây hóa”
Một nghiên cứu cho thấy số người bị ung thư trên toàn thế giới sẽ tăng hơn 75% vào năm 2030, đặc biệt tăng rõ ở các nước nghèo do lối sống “Tây hóa” không có lợi cho sức khỏe.
Theo Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) của Tổ chức Y tế thế giới tại Lyon, Pháp, nhiều nước đang phát triển hy vọng tăng chuẩn sống trong những thập kỷ tới. Nhưng những tiến bộ này có thể làm tăng số trường hợp ung thư liên quan tới chế độ ăn nghèo nàn, không tập luyện và các thói quen xấu khác liên quan tới sự giàu có và bệnh tật như ung thư vú, tuyến tiền liệt và đại-trực tràng.
Freddie Bray, bộ phận thông tin ung thư của IARC, cho biết: “Ung thư là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhiều nước có thu nhập cao và trở thành nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong trong các thập kỷ tới ở mọi vùng trên thế giới”.
Nghiên cứu này lần đầu tiên xem xét tỷ lệ ung thư trong hiện tại và tương lai có thể thay đổi giữa các nước giàu và nước nghèo.
Các nước nghèo – phần lớn là các nước châu Phi cận Sahara – có số trường hợp ung thư liên quan đến nhiễm trùng cao – đặc biệt là ung thư cổ tử cung, ung thư gan, ung thư dạ dày và sarcom Kaposi.
Ngược lại, các nước giàu hơn như Anh, Úc, Nga và Brazil có nhiều trường hợp ung thư liên quan tới hút thuốc lá (như ung thư phổi), béo phì và chế độ ăn.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu cho biết tăng tiêu chuẩn sống ở các nước kém phát triển có thể làm giảm số ca ung thư liên quan tới nhiễm trùng nhưng cũng có thể tăng các loại bệnh thường gặp ở các nước giàu. Họ dự báo rằng các nước có thu nhập trung bình như Trung Quốc, Ấn Độ và châu Phi có thể tăng 78% số trường hợp ung thư vào năm 2030 và ở các nước kém phát triển dự kiến tăng 93%.
7 loại ung thư hay gặp nhất trên thế giới là ung thư phổi, ung thư vú ở nữ, ung thư đại-trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư gan và ung thư cổ tử cung.
Anh Khôi
Theo dân trí
Hội nghị môi trường của Liên Hiệp Quốc: Cấm nước giàu xuất chất thải sang nước nghèo
Các nước nghèo rồi đây sẽ thoát khỏi số phận là những bãi rác thải độc hại của các nước giàu khi 178 nước tham gia Hội nghị môi trường của Liên Hiệp Quốc tại Cartagena, Colombia thống nhất về một thỏa thuận toàn cầu vào cuối tuần này.
Một "nghĩa địa" máy tính ở thủ đô Accra (Ghana) - Ảnh: The Independent
Vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng và kéo dài này sẽ có được giải pháp mang tính bền vững khi hội nghị thống nhất đẩy nhanh lệnh cấm toàn cầu đối với việc xuất khẩu chất thải độc hại, trong đó có các thiết bị điện tử cũ và máy tính bị bỏ đi, điện thoại di động, từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển.
Những bãi rác của thế giới nghèo
Vấn đề chất thải độc hại bắt đầu nổi lên mạnh từ năm 2006, khi thế giới chứng kiến hàng trăm tấn chất thải độc hại bị đưa đến vứt bỏ quanh thành phố Abidjian (Bờ Biển Ngà), làm ít nhất 10 người thiệt mạng và hàng chục ngàn người nhiễm bệnh. Đây là các chất thải do một tàu biển được Công ty Hà Lan Trafigura Beheer BV thuê chở đến và có hợp đồng với công ty địa phương để xử lý bằng cách chôn.
Khoảng 1,2 triệu tivi, tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ cũ được "xuất khẩu" sang Philippines từ năm 2001-2005, trong đó 60-70% đến từ Nhật Bản, theo nghiên cứu của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Ủy ban Đầu tư Philippines. Điều tra của CBS News tại một bãi rác thải của Manila cho biết căn bệnh lao phổi ở những công nhân nhặt rác và con cái họ ở các bãi rác đã tăng cao do tiếp xúc quá nhiều và quá thường xuyên với chất độc hại từ các thiết bị điện và điện tử này.
Trung Quốc trở thành tâm điểm chú ý của thế giới trong vấn đề chất thải điện tử từ năm 2002, khi tại Quý Tự (Phật Sơn, Quảng Đông) các nhà khoa học phát hiện có mức chất độc gây ung thư cao nhất thế giới, số ca sẩy thai cao gấp 6 lần so với mức trung bình ở nước này, và 7/10 trẻ em có lượng chì quá cao trong máu làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh và gây hậu quả không thể phục hồi được.
Mỹ là nước xuất khẩu chất thải độc hại nhiều nhất thế giới, chủ yếu xuất sang Trung Quốc, châu Phi và Mỹ Latin. Theo Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ, lượng chất thải độc hại đang tăng mạnh ở nước này. Khoảng 80% chất thải điện tử được bỏ vào thùng rác và chỉ 20% được tái chế phù hợp theo quy trình.
Jim Puckett, giám đốc điều hành mạng lưới "Hành động Basel", cho biết hiện thế giới không có số liệu đáng tin cậy về lượng chất thải độc hại được xuất sang các nước nghèo do các nước không lưu giữ hồ sơ chính xác, hay đặt tên không chính xác những chất thải mà họ đưa ra khỏi nước mình. Ví dụ, một công ty Mỹ gọi chất thải là "hàng xuất khẩu" khi đưa đến một nước đang phát triển để tránh phải nộp thuế và những khoản phí khác. Liên Hiệp Quốc ước tính hiện có khoảng 50 triệu tấn mặt hàng điện và điện tử bị vứt bỏ hằng năm, chỉ 10% được tái chế, còn phần lớn lại tìm nơi trú ngụ ở bãi rác của các nước đang phát triển.
Kết quả là hàng triệu người nghèo trên thế giới thường xuyên phải đối mặt với các chất thải độc hại đến từ các nước giàu có.
Một bước ngoặt
Các nhà hoạt động môi trường, những người đóng vai trò cầu nối cho thỏa thuận về chống xuất khẩu các chất thải độc hại hơn 20 năm qua, đang tỏ ra rất "phấn khích". Kevin Stairs, giám đốc chính sách hóa học tại Liên minh châu Âu của Tổ chức Hòa bình xanh, nói với tờ The Independent ngày 23-10: "Đây là bước ngoặt lớn cho môi trường và sức khỏe con người. Cuối cùng, các nước phát triển đã buộc phải có trách nhiệm đối với chất thải độc hại của chính họ và dừng việc vận chuyển các chất độc hại này tới các nước đang phát triển".
Lệnh cấm "tất cả các loại chất thải độc hại, kể cả việc chuyển đi nhằm mục đích tái chế, rời các nước giàu có để đến các nước nghèo" sẽ chính thức được ban bố khi có thêm 17 quốc gia thông qua hiệp ước Basel năm 1989 (sửa đổi). Đến nay, hơn 50 quốc gia đã phê chuẩn hiệp ước sửa đổi này.
Thật ra lệnh cấm này đã được đề cập trong công ước sửa đổi năm 1995, nhưng những bất đồng trong quá trình luật hóa công ước đã khiến các đề nghị cứ phải nằm trên giấy suốt nhiều năm qua. Giờ đây, với sự dàn xếp của Indonesia và Thụy Sĩ tại hội nghị, rào cản pháp lý đã được các nước tham gia dỡ bỏ.
Theo Tuổi Trẻ
Giấm giúp phát hiện ung thư cổ tử cung Theo tờ New York Times, sử dụng giấm có thể đóng một phần quan trọng trong việc cứu chữa các bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung ở những nước nghèo. Quá trình nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu thuộc trường Y tế Johns Hopkins (Mỹ) từ những năm 1990 và với sự hỗ trợ của Tổ chức Y...