Ung thư phụ khoa: Những điều phụ nữ cần biết
Ung thư phụ khoa là nói về bất kỳ loại ung thư nào xuất hiện bên trong cơ quan sinh sản của phụ nữ.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS), ung thư phụ khoa là căn bệnh “giết người thầm lặng” bởi ít có biểu hiện Hàng năm tại Mỹ có trên 80.000 người mắc bệnh, nhất là nhóm mãn kinh.
Ung thư phụ khoa là gì?
Ung thư phụ khoa là nói về bất kỳ loại ung thư nào xuất hiện bên trong cơ quan sinh sản của phụ nữ. Trong đó có 5 loại ung thư chính, gồm: ung thư cổ tử cung, bắt đầu ở cổ tử cung, phần dưới của tử cung (hoặc tử cung). Hai, ung thư buồng trứng, bắt đầu ở buồng trứng, nằm ở hai bên của tử cung. Ba, ung thư dạ con, xuất hiện trong tử cung có hình quả lê bên trong khung xương chậu phụ nữ, nơi lưu giữa bào thai. Bốn, ung thư âm đạo, xuất hiện trong khoang âm đạo hình ống rỗng hay còn gọi là ống dẫn sinh; và năm, ung thư ruột kết, thường bắt đầu ở âm hộ, phần ngoài cơ quan sinh dục nữ, bao gồm cả môi trong và môi ngoài âm đạo, âm vật, và các tuyến của các bộ phận này.
Nguy cơ mắc bệnh ung thư phụ khoa
Âm đạo chảy máu bất thường: chảy máu âm đạo bất thường xảy ra ở hơn 90% phụ nữ bị ung thư nội mạc tử cung (loại ung thư xuất phát từ lớp lót trong của dạ con). Đối với nhóm mãn kinh, nếu chảy máu, kể cả ít hay nhiều cũng nên đi khám. Đối với phụ nữ tiền mãn kinh, chảy máu âm đạo diễn ra giữa các chu kỳ kinh nguyệt, hoặc trong khi giao hợp cần đi khám để đánh giá nguyên nhân vì đây là dấu hiệu có liên quan đến căn bệnh ung thư nguy hiểm.
Ung thư buồng trứng
Sút cân không rõ nguyên nhân: duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý là điều tốt nhất để ngăn ngừa các loại bệnh ung thư phụ khoa. Trường hợp sút cân đột ngột trong khi vẫn ăn uống bình thường, luyện tập đều đặn, nhất là sút khoảng 10 pounds (4,5kg) trở ra thì rất có thể là đấu hiệu của bệnh ung thư. Nên đi khám và tư vấn càng sớm càng tốt.
Video đang HOT
Mệt mỏi triền miên: hầu hết phụ nữ khi làm việc nhiều, bận rộn tại nơi công sở, lo lắng việc nhà, con cái.. thường mệt mỏi nhưng khi nghỉ ngơi sức khỏe sẽ hồi phục. Tuy nhiên, nếu mệt mỏi diễn ra triền miên mà ăn uống, nghỉ ngơi không giảm thì rất có thể là dấu hiệu của sức khỏe bất an.Thời gian mệt mỏi thường xuyên kéo dài trên hai tuần, kể cả khi giảm công việc hàng ngày mà không đỡ thì nên đi khám, tư vấn bác sĩ, bởi nó là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh nan y, không loại trừ ung thư.
Tiết dịch âm đạo có màu máu, tối sẫm hoặc có mùi tanh: dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc bệnh ung thư cổ tử cung hoặc nội mạc tử cung. Nên liên hệ với bác sĩ để được khám và tư vấn sớm.
Sưng chân: nếu một chân bị sưng hoặc cảm thấy bị sưng không rõ lý do thì nên đi khám bởi theo chuyên môn, một khi chân sưng có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung giai đoạn cao. Nếu xuất hiện triệu chứng này nhưng không gây đau cũng là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung.
Ung thư cổ tử cung
Đi tiểu liên tục: hãy thận trọng nếu tự nhiên phải đi vệ sinh liên tục, hoặc cần vào nhà tắm ngồi do bàng quang căng đầy muốn đi tiểu hay đại tiện. Đây là dấu hiệu của bệnh ung thư nếu liên tục thấy chướng hơi, đầy bụng và đau bụng.
Đau xương chậu hoặc vùng bụng: liên tục đau xương chậu hoặc đau bụng thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư phụ khoa ở phụ nữ. Bất kỳ kiểu đau bất thường nào nếu kéo dài hơn hai tuần thì không thể xem thường, cần đi khám ngay.
Đầy hơi, chướng bụng: một khi thấy khó ăn, ăn không ngon miệng hoặc lúc nào cũng cảm thấy no là triệu chứng phổ biến liên quan đến ung thư buồng trứng. Hãy nhận biết các dấu hiệu bất thường này, nếu kéo dài liên tục hơn hai tuần thì nên đi khám ngay. Hầu hết phụ nữ thường cảm thấy cồng kềnh sau khi ăn hoặc uống quá nhiều, nhất là trong chu kỳ kinh nguyệt. Nếu đầy hơi, căng bụng kéo dài hơn hai tuần mà không khỏi hoặc sau khi đã hết chu kỳ kinh nguyệt không biến mất thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư buồng trứng.
Khó tiêu hoặc buồn nôn: cùng với các dấu hiệu kể trên, nếu có dấu hiệu khó tiêu hoặc buồn nôn kéo dài là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư phụ khoa. Đặc biệt khi thấy nôn nao nhiều hơn bình thường hoặc liên tục buồn nôn. Bác sĩ sẽ tư vấn, khám và kiểm tra những thay đổi bất thường khác trên cơ thể để có kết luận chính xác.
Làm gì để phòng tránh?
Ung thư phụ khoa là căn bệnh thường gặp, có tỉ lệ tử vong cao nhất trong các loại bệnh ung thư ở phụ nữ. Để phòng ngừa thì ngoài các khuyến cáo nói trên, chị em nên tăng cường vệ sinh, khám bệnh, không nên e ngại, xấu hổ và xem thường là “bệnh của phụ nữ” để phát hiện ra là lúc quá muộn.
Tiêm phòng vắcxin HPV là cách tốt nhất để phòng tránh ung thư phụ khoa ở phụ nữ
Không nên kết hôn, sinh đẻ quá sớm, sinh nhiều con, quan hệ tình dục với nhiều người . Duy trì lối sống khoa học, không hút thuốc lá, uống rượu, ăn quá nhiều mỡ, đường, tăng cường luyện tập, hạn chế cuộc sống tĩnh tại. Nên đi khám bệnh định kỳ, nhất là nhóm phụ nữ trung cao tuổi đã mãn kinh. Trong thời kỳ mang thai cũng nên chú ý đến khám phụ khoa, phụ nữ trẻ cần tiêm phòng vắcxin ngừa bệnh phụ khoa trong đó có vắcxin ngừa ung thư cổ tử cung HPV.
Theo KHẮC NAM/Suckhoedoisong.vn
Phụ nữ dễ vô sinh nếu mắc bệnh này
Ứ nước vòi trứng là một trong số những bệnh lý có thể gây vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ đang được chú ý hiện nay.
Câu hỏi: Chào bác sĩ, em năm nay 25 tuổi, đã kết hôn. Hơn 1 năm qua, dù không dùng biện pháp tránh thai nào nhưng em vẫn chưa có thai. Em đi khám và chụp tử cung - vòi trứng thì bác sĩ nói bị ứ nước vòi trứng. Em đang rất lo lắng, không biết có phải đó chính là nguyên nhân khiến em chưa có bầu không. Bác sĩ cho em hỏi, trường hợp của em phải xử lý thế nào? Hiện tại bác sĩ khám cho em nói là có thể sẽ mổ nội soi. Em rất sợ, liệu có thể chữa bằng cách khác được không. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (H. Liên).
Trả lời:
Bạn H. Liên thân mến!
Có thể nói, sau hơn 1 năm có quan hệ tình dục bình thường, không dùng biện pháp tránh thai nào mà bạn vẫn chưa có thai thì vợ chồng bạn đã được coi là vô sinh, nguyên nhân có thể xuất phát từ bạn, chồng bạn hoặc cả hai. Ở người phụ nữ, nguyên nhân vô sinh có thể xuất phát từ những trục trặc ở buồng trứng, vòi trứng, tử cung... Rất may mắn là bạn đã đi khám và phát hiện ra tình trạng ứ nước vòi trứng. Điều này sẽ giúp cho việc điều trị dễ dàng hơn.
Ứ nước vòi trứng là một trong số những bệnh lý có thể gây vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ đang được chú ý hiện nay.
Ứ nước vòi trứng là một trong số những bệnh lý có thể gây vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ đang được chú ý hiện nay. Tình trạng này dẫn đến tắc vòi trứng, ngăn cản không cho trứng gặp tinh trùng và là một trong các lý do gây vô sinh, hiếm muộn ở nhiều cặp vợ chồng.
Ứ nước vòi trứng có thể là biến chứng của một số bệnh nhiễm trùng trong cơ quan sinh sản như viêm âm đạo, viêm vòi trứng, viêm khung xương chậu... hoặc do các bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia, lậu cầu... gây ra. Cách duy nhất phát hiện vòi trứng bị ứ nước là chụp tử cung - vòi trứng. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến viêm nhiễm, tắc vòi trứng hoàn toàn và không có biện pháp xử lý, buộc phát cắt bỏ để tránh ảnh hưởng đến vòi trứng còn lại.
Mặc dù tình trạng ứ tắc vòi trứng không có triệu chứng biểu hiện rõ ràng nhưng nhiều người bị bệnh này thường thấy xuất hiện một số triệu chứng như đau âm ỉ (cũng có trường hợp đau dữ dội) vùng bụng dưới hoặc đau khắp cả bụng, càng gần đến chu kỳ kinh nguyệt thì cảm giác đau tăng; kinh nguyệt không đều (thường thấy kinh nguyệt ra nhiều); đau khi quan hệ tình dục; dịch âm đạo tiết ra nhiều...
Trong trường hợp bị ứ nước vòi trứng, gây tắc, giãn vòi trứng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp mổ nội soi hút dịch để thông tắc. Tuy nhiên, biện pháp này cũng không điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát do viêm nhiễm âm đạo, tử cung...
Bạn đã thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết và biết mình bị ứ nước vòi trứng thì nên theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Bạn không nên e sợ việc mổ nội soi. Ngày nay, nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học vào điều trị, phẫu thuật nội soi đã trở nên phổ biến. Sau này, khi đã điều trị khỏi, bạn cũng nên đi khám phụ khoa định kỳ để tầm soát cũng như phát hiện sớm các bệnh lý có liên quan trong đó có ứ nước vòi trứng.
Chúc vợ chồng bạn sớm có em bé!
Theo BS Hoa Hồng/Trí thức trẻ (Ttvn.vn)
8 điều cần biết trước khi đi khám phụ khoa Khám phụ khoa có thể khiến bạn xấu hổ, nhất là với những người đi khám lần đầu. Có những việc bạn cần biết trước khi đi khám phụ khoa. 1. Khám phụ khoa lần đầu tiên Thông thường, bạn sẽ được khuyên khám phụ khoa khi bước sang tuổi 21, thậm chí khi đó bạn chưa có quan hệ tình dục. Việc...