Ung thư phổi ở nữ giới và nguyên nhân ít ai ngờ tới
Nhắc tới ung thư phổi, đa số sẽ nghĩ ngay rằng chỉ có nam giới mới mắc bệnh. Nhưng sự thật không hẳn như vậy, nữ giới cũng có thể mắc ung thư phổi và nguyên nhân đằng sau khiến nhiều người ngạc nhiên.
Ung thư phổi – Bệnh ung thư phổ biến thứ 3 ở nữ giới
Ung thư phổi là bệnh lý ác tính, bắt nguồn từ biểu mô phế quản, tiểu phế quản, phế nang hoặc từ các tuyến của phế quản. Tại Việt Nam, nếu như ung thư phổi là ung thư phổ biến nhất ở nam giới và chiếm tỉ lệ tử vong hàng đầu thì với nữ giới, ung thư phổi phổ biến thứ 3, sau ung thư vú, dạ dày.
Nữ giới cũng có thể mắc ung thư phổi
Theo bác sĩ Lim Hong Liang – Chuyên gia Ung bướu hàng đầu Singapore, Bệnh viện Thu Cúc: “Số bệnh nhân nữ mắc ung thư phổi luôn chiếm từ 50-60% trong mỗi đợt khám. Điều đó có nghĩa là, nếu nói nam giới mắc ung thư phổi cao hơn nữ giới là không đúng. Hơn nữa, độ tuổi mắc bệnh ung thư phổi tương đối trẻ, rất nhiều người chỉ nằm trong độ tuổi 40.”
Bác sĩ Lim cũng cho biết, nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng hướng, ung thư phổi sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể và đe dọa tính mạng người bệnh.
Nguyên nhân không ngờ gây bệnh
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 85-90% các ca ung thư phổi có liên quan tới thuốc lá, bao gồm hút thuốc lá và hít phải khói thuốc lá. Nhiều chị em cho rằng không trực tiếp hút thuốc là sẽ thoát ung thư phổi. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm, người hít phải khói thuốc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người hút thuốc vì họ hít vào một cách thụ động. Tỷ lệ hút thuốc lá thụ động tại nước ta cũng rất cao, ước tính 67,6% người không hút thuốc bị phơi nhiễm với khói thuốc tại nhà và 49,0% phơi nhiễm tại nơi làm việc. Ung thư phổi ở những người không hút thuốc lá hay gặp ở phụ nữ gấp đôi so với nam giới. Trong khói thuốc lá có ít nhất 40 chất có khả năng gây ung thư đó là Hydrocarbure thơm đa vòng như 3-4 Benzopyren, Dibenzanthracen, Polonium 40 và Selenium trong giấy cuốn thuốc lá.
Bên cạnh đó, các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư phổi bao gồm:
Tiền sử gia đình hoặc cá nhân bị ung thư phổi: theo bác sĩ Lim Hong Liang, những người từng bị ung thư phổi có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn. Bạn cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn một chút nếu bạn có người thân ở cấp độ 1 (anh, chị, con hoặc cha mẹ) bị ung thư phổi. Nguy cơ gia tăng có thể là do thói quen sinh hoạt tương đồng hoặc sống ở cùng một nơi có chất gây ung thư.
Video đang HOT
Tiền sử bệnh phổi: mắc một số bệnh phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD, bệnh lao (TB), nhiễm trùng phổi… cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
Khí thải công nghiệp, khói bụi từ các phương tiện giao thông cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi
Ô nhiễm không khí ngoài trời: nhiều nghiên cứu cho thấy, tiếp xúc với ô nhiễm không khí ngoài trời gây ung thư phổi. Càng nhiều ô nhiễm không khí, bạn càng có nguy cơ phát triển ung thư phổi. Các thành phần khác nhau của ô nhiễm không khí ngoài trời gây ung thư bao gồm: khí thải động cơ diesel, benzen và một số PAH.
Tiếp xúc với bức xạ: những người từng xạ trị vào ngực để điều trị một số bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư hạch Hodgkin hoặc ung thư vú, có nguy cơ ung thư phổi cao hơn. Những người này có nguy cơ cao hơn nữa nếu họ hút thuốc.
Tiếp xúc với amiăng và randon: Amiăng được sử dụng rộng rãi trong vật liệu xây dựng và nhiều ngành công nghiệp. Những người có nguy cơ phơi nhiễm amiăng cao nhất bao gồm: công nhân trong mỏ amiăng, công nhân ngành công nghiệp ô tô, xưởng đóng tàu,công nhân nhà máy xi măng, họa sĩ, thợ mộc và thợ điện. Các nghiên cứu cho thấy những người hút thuốc tiếp xúc với amiăng có nguy cơ phát triển ung thư phổi cao hơn. Điều này cũng tương tự với khí radon – một loại khí thường có ở những ngôi nhà được xây dựng trên nền đất có quặng uranium tự nhiên. Ung thư phổi do radon khiến khoảng 20.000 người chết mỗi năm.
Tiếp xúc với một số hóa chất: arsenic, các hợp chất asen vô cơ, hợp chất cadmium và cadmium, hóa chất được sử dụng trong sản xuất cao su, sắt và thép đúc và sơn… cũng làm tăng nguy cơ ung thư.
Hệ thống miễn dịch suy yếu: những người bị nhiễm HIV/AIDS hoặc từng ghép tạng và dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch có nguy cơ phát triển nhiều loại ung thư trong đó có ung thư phổi.
Chủ động bảo vệ sức khỏe ngay hôm nay
Phát hiện ở giai đoạn sớm, tiên lượng bệnh khá tốt
Ung thư phổi là hệ lụy của cuộc sống hiện đại. Mỗi năm nước ta có hơn 20.000 người mắc bệnh, trong đó có đến 17.000 người đã tử vong, 56 người mắc mới mỗi ngày. Các chuyên gia dự báo, con số này có thể gia tăng nhiều hơn nữa trong tương lai gần.
Cũng theo bác sĩ Lim Hong Liang, để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, không chỉ nam giới mà nữ giới cũng cần tránh xa các yếu tố nguy cơ kể trên và thực tầm soát ung thư phổi định kỳ nhằm phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn sớm – thời điểm mà khả năng chữa khỏi bệnh là cao nhất. Đặc biệt, khi thấy các biểu hiện như: đau ngực, đau dai dẳng, cố định một vị trí; khó thở khi khối u to, chèn ép; tĩnh mạch cổ nổi to, khó nuốt, nuốt đau; khàn tiếng, giọng đôi, nấc; mệt mỏi, gầy sút, sốt… cần thăm khám ngay tại các bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Ngày nay, nhờ tiến bộ của y học hiện đại, có thể phát hiện “mầm mống” ung thư phổi từ khi người bệnh chưa có triệu chứng bằng tầm soát ung thư phổi. Chung tay với cộng đồng trong cuộc chiến phòng chống ung thư, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đã xây dựng các gói khám tầm soát ung thư phù hợp với nhiều đối tượng có nguy cơ mắc bệnh khác nhau, trong đó có gói tầm soát ung thư phổi. Xem danh mục gói khám tại đây. Gọi: 1900 55 88 96 để biết thêm thông tin chi tiết. Để đăng ký điều trị ung thư phổi với chuyên gia hàng đầu Singapore, liên hệ 0907 245 888.
Theo Dân trí
Hút thuốc lá thụ động nguy hiểm như thế nào?
Hút thuốc lá thụ động là sự hít phải hỗn hợp khói bao gồm khói thuốc từ việc đốt thuốc lá và khói thuốc nhả ra từ người hút thuốc. Người không hút thuốc có thể hít phải những loại khói thuốc này, do đó bị phơi nhiễm với những chất hóa học tương tự như trực tiếp hút thuốc như nicotine, carbon monoxide.
Hút thuốc lá thụ động và trẻ em
Tiếp xúc với khói thuốc lá cũng làm trẻ em có nguy cơ mắc các bệnh như hen suyễn nặng, các vấn đề về đường thở và nhiễm trùng tai. Trẻ sơ sinh sinh ra từ mẹ hít phải khói thuốc cũng thường sẽ nhẹ cân hơn và có nguy cơ chết đột ngột sau sinh (hội chứng SIDS) cao hơn. Các hóa chất trong khói thuốc cũng có thể đi vào người trẻ em thông qua sữa mẹ.
Nguồn tạo ra khói thuốc chủ yếu là khói thuốc lá. Khói thuốc từ xì gà hoặc thuốc lá tẩu cũng là một nguồn tạo ra khói thuốc. Việc hút thuốc lá thụ động có thể xảy ra ở bất kỳ đâu, ở nhà, ở nơi làm việc và ở nơi công cộng.
Nguy cơ sức khỏe của hút thuốc lá thụ động
Có hơn 7.000 chất hóa học khác nhau có trong khói thuốc. Trong số đó, có khoảng 250 chất có hại và 69 chất được biết đến là nguyên nhân gây ung thư. Một số chất hóa học độc hại có trong khói thuốc lá như thạch tín, benzen, kim loại độc hại như berili, catmi, etylen oxit, fomaldehyd, toluen và vinyl clorit.
Khói thuốc cũng là một nguyên nhân gây ung thư. Ngoài ung thư, khói thuốc còn gây ra các bệnh nguy hiểm của hệ tim mạch và hô hấp cũng như các bệnh khác.
Ung thư phổi
Sống với người hút thuốc và thường xuyên hít phải khói thuốc có thể làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch lên 20-30%. Có khoảng 3.000 người không hút thuốc chết vì ung thư phổi do tiếp xúc với khói thuốc.
Bệnh tim mạch
Hít phải khói thuốc có thể làm hại đến hệ tim mạch và có thể làm tăng nguy cơ lên cơn đau tim, đặc biệt là ở những người có sẵn bệnh lý về tim mạch. Những người không hút thuốc nhưng tiếp xúc với khói thuốc có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn khoảng 25-30%. Tiếp xúc với khói thuốc gây ra khoảng 46.000 ca tử vong vì bệnh tim mạch mỗi năm. Nguy cơ đột quỵ cũng tăng lên khi thường xuyên hít phải khói thuốc.
Các bệnh về phổi và hệ hô hấp khác
Khói thuốc có thể kích thích phổi và gây ra các bệnh về hô hấp và khó thở. Ho, tức ngực do đờm, khò khè, thở gấp và suy giảm chức năng phổi là tất cả những hậu quả của việc hít phải khói thuốc lá. Tại Mỹ, trong số trẻ em dưới 18 tháng, có khoảng 150.000-300.000 trường hợp bị viêm phế quản và viêm phổi mỗi năm do hít phải khói thuốc, và có khoảng 7.500-15.000 trường hợp nhập viện mỗi năm do khói thuốc.
Ảnh hưởng lên phụ nữ có thai
Trẻ sơ sinh sinh ra từ mẹ thường xuyên hít phải khói thuốc lá thường có cân nặng khi sinh thấp hơn và có nguy cơ chết đột ngột sau sinh (hội chứng SIDS) cao hơn.
Theo baonghean
Ngăn ung thư phổi từ nho Các nhà khoa học thuộc Đại học Geneva (Thụy Sĩ) phát hiện một phân tử là resveratrol có trong vỏ nho, hạt nho và rượu vang đỏ có thể ngăn ngừa ung thư phổi. ShutterStock Trong các thí nghiệm trên loài chuột, nhóm chuyên gia sử dụng resveratrol để ngăn chặn ung thư phổi do một chất sinh ung thư có trong khói...